Luận Văn xây dựng đề án kinh doanh qua mạng

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG DỰ ÁN KINH DOANH 4
    CHƯƠNG 1: Yêu cầu bài tiểu luận. 4
    CHƯƠNG 2: Xây dựng đề án kinh doanh qua mạng 5
    I. Nhu cầu cần thiết của việc kinh doanh qua trang web? 5
    II. Tại sao lại chọn mô hình kinh doanh qua mạng? 6
    III. Đặc điểm của thương mại điện tử 11
    IV. Phân tích ưu và nhược điểm của TMĐT 15
    V. Phân tích mô hình TMĐT có thể áp dụng vào môi trường kinh doanh của doanh
    nghiệp mình. 18
    CHƯƠNG 3:Thực hành cách đăng ký sử dụng dịch vụ bán hàng
    qua mạng trên trang web www.chodientu.vn. 24
    I. Quá trình bán hàng 24
    1. Tạo tài khoản 24
    2. Quá trình đăng bán sản phẩm 32
    3. Một số lỗi thường gặp trong quá trình đăng bán sản phẩm. 52
    II. Quá trình mua hàng 54
    1. Khách hàng tự do chưa mở tài khoản trên www.chodientu.vn 54
    2. Khách hàng đã có tài khoản trên www.chodientu.vn 65
    III. Quá trình theo dõi và kinh doanh bán hàng 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 83


    CHƯƠNG 2:XÂY DỰNG ĐỀ ÁN KINH DOANH QUA MẠNG
    I.NHU CẦU CẦN THIẾT CỦA VIỆC KINH DOANH QUA TRANG WEB?
    Trong thời đại ngày nay ,việc toàn cầu hóa nên kinh tế đang diễn ra nhanh chóng. Thông
    tin là một công cụ chiến lược của mọi nhà kinh doanh khắp nơi trên thế giới, nhà kinh
    doanh cần phải có các thông tin như: thông tin thị trường, thông tin về giá cả các yếu tố
    sản xuất, về cước phí vận tải, các phương tiện bảo hiểm hàng hóa, khả năng về vốn,
    những yêu cầu của hải quan, các loại thuế suất .Để nhà kinh doanh có quyết định đúng
    đắn. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp ở Việt nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
    vẫn không có khả năng tiếp cận các thông tin trên thế giới có liên quan đến lĩnh vực sản
    xuất kinh doanh của mình hoặc giớithiệu sản phẩm cho các khách hàng tiềm năng ở nước
    ngoài bởi vì họ không có khảnăng đầu tư cho việc thu thập thông tin và quảng bá sản
    phẩm trên qui mô thịtrường quốc tế.
    Thương mại điện tử (electronic-commerce) chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng
    Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu nhập các
    thông tin quản trị nhanh hơn, nhiều hơn, chính xác hơn. Với Thương mại điện tử, các
    doanh nghiệp cũng có thể đưa ra các thông tin về sản phẩm của mình đến các đối tượng
    khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới-những nơi mà có thể kết nối
    Internet. Khi đó với chi phí đầu tư thấp và nhiều tiện ích khác, các doanh nghiệp có thu
    được nhiều lợi ích như:
    ã Thu thập được các thông tin phong phú về thị trường và đối tác;
    ã Đưa thông tin của mình trên phạm vi không gian ảo rộng lớn không bị giới hạn bởi vị
    trí địa lý hay biên giới quốc gia và tất cả những người , những doanh nghiệp kết nối
    Internet có thể xem được thông tin này vào bất cứ lúc nào.
    ã Trao đổi thông tin với khách hàng, đối tác nhanh hơn, nhiều hơn với chi phí thấp hơn
    nhiều lần so với các phương pháp truyền thống.
    Ở Việt nam , Thương mại điện tử đã được bàn đến rất nhiều trong đời sống kinh tế xã
    hội. Đã có nhiều doanh nghiệp Việt nam đi đầu trong việc khai thác các lợi thế của
    Thương mại điện tử để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, quảng bá thương hiệu, giới
    MÔN:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG_ GVHD:THS ĐỖ BÁ SANG Page 6
    thiệu sản phẩm mới đến với đông đảo người tiêu dùng .
    Trong quá trình hội nhập WTO, AFTA quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thì vấn đề đặt
    ra hiện nay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam là phải sẵn sàng thích ứng
    với môi trường kinh doanh mới dựa trên cơ sở của nền kinh tế số hóa mà bước đi đầu tiên
    là phải ứng dụng Thương mại điện tử vào trong chính quá trình sản xuất kinh doanh của
    mình.
    Tuy vậy, các điều kiện để có thể phát triển Thương mại điện tử ở nước ta vẫn chưa thực
    sự sẵn sàng với nhiều lí do khác nhau, như hạ tầng cơ sở kĩ thuật yếu kém, thiếu nguồn
    nhân lực có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin nghiêm trọng,chưa có hệ thống pháp
    luật phù hợp với nền kinh tế số . đó chính là những rào cản cho chúng ta bước vào kỷ
    nguyên kỹ thuật số với Thương mại điện tử là bước đi đầu tiên, tạo tiền đề cho toàn bộ
    nền kinh tế phát triển nhảy vọt, hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, góp phần
    vào việc đẩy nhanh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát
    triển nền kinh tế tri thức-một xu hướng tất yếu của thời đại.
    Chính lúc này Internet là công cụ hữu hiệu nhất giúp bạn thực hiện được điều đó thông
    qua những thộng tin được duy trì và cập nhật liên tục mọi lúc với mô hình “ kinh doanh
    mua và bán qua mạng”.
    Như vậy với những đòi hỏi cấp thiết trên, việc ứng dụng và phát triển Thương mại
    điện tử vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày nay là rất cần thiết.
    II.TẠI SAO LẠI CHỌN MÔ HÌNH KINH DOANH QUA MẠNG
    Dù là giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) nhưng về cơ bản thì sản phẩm thương mại
    đó vẫn phải được trao tận tay từ người bán sang người mua( sản phẩm hữu hình) hoặc
    dịch vụ, vốn là sản phẩm của thương mại truyền thống. Vì thế TMĐT được xem như là
    một công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay. Chúng
    ta chọn thương mại điện tử vì những lẽ sau:
    a/ Thu thập được nhiều thông tin
    Với việc tham gia vào môi trường Thương mại điện tử toàn cầu, doanh nghiệp có cơ hội
    được tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng và khổng lồ qua đó có cơ hội lựa chọn các
    thông tin phù hợp nhất cho hoạt động kinh doanh của mình. Ví dụ chỉ trên Sàn đấu giá
    Ebay trên Internet có tới 55 triệu sản phẩm nằm trong hơn 50.000 danh mục hàng khác
    MÔN:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG_ GVHD:THS ĐỖ BÁ SANG Page 7
    nhau điều này đã khiến cho Ebay nổi tiếng toàn cầu với hơn 157 triệu thành viên trên
    toàn thế giới.
    b/ Giảm chi phí sản xuất, bán hàng, tiếp thị và giao dịch
    TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không
    giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao
    tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như được bỏ hẳn); theo số liệu của hãng
    General Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt tới 30%. Điều quan trọng hơn,
    với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công
    đoạn sự việc có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn
    lâu dài.
    TMĐT giúp giảm thấp chi bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/ Web,
    một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện
    tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với
    catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời. Theo số liệu của hãng
    máy bay Boeing của Mỹ, đã có tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng qua Internet (
    và nhiều các đơn hàng về lao vụ kỹ thuật), và mỗi ngày giảm bán được 600 cuộc gọi điện
    thoại. TMĐT qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng kể
    thời gian và chi phí giao dịch ( giao dịch được hiểu là từ quá trình quảng cáo, tiếp xúc
    ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch thanh toán). Thời gian giao dịch qua Internet chỉ
    bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0.5 phần nghìn thời gian giao dịch
    qua bưu điện chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng từ 10%
    đến 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường.
    Trong những yếu tố cắt giảm, yếu tố thời gian là đáng kể nhất, về việc nhanh chóng làm
    cho thông tin hàng hóa tiếp cận người tiêu thụ (mà không phải qua trung gian) có ý nghĩa
    sống còn đối với buôn bán và cạnh tranh buôn bán. Ngoài ra, việc giao dịch nhanh chóng,
    sớm nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc kinh
    doanh hàng rau quả, hàng tươi sống, là thứ hàng có tính thời vụ, đòi hỏi phải có “ thời
    gian tính” trong giao dịch.
    Tổng hợp tất cả các lợi ích trên, chu trình sản xuất (cycle time) được rút ngắn, nhờ đó sản
    phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn.
    Thực tế hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều doanh nghiệp quy mô hoạt động rất nhỏ, họ
    MÔN:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG_ GVHD:THS ĐỖ BÁ SANG Page 8
    chỉ có một website bán hàng với vài nhân viên trụ sở có thể đặt tại một phòng làm việc ở
    bất cứ nơi đâu. Họ quảng bá website bán hàng của mình ra thị trường thế giới để tìm
    kiếm các bạn hàng, họ thiết lập một hệ thống các nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho
    khách hàng của mình sau khi ký hợp đồng. Điều này đã giúp cho doanh nghiệp đó phát
    triển rất nhanh vì đã cắt giảm được rất nhiều chi phí trong hoạt động kinh doanh, quảng
    bá, tiếp thị và giao dịch.
    c/ Tăng chất lượng dịch vụ khách hàng
    Sử dụng các tiện ích của Thương mại điện tử doanh nghiệp có thể nhanh chóng cung cấp
    cho khách hàng các catalogue, brochure, bảng giá, hợp đồng một cách gần như tức thời.
    Bên cạnh đó với website bán hàng của mình doanh nghiệp tạo điều kiện cho khách hàng
    có cơ hội lựa chọn sản phẩm phù hợp với đầy đủ các thông tin mà không cần thiết phải
    tới tận trụ sở hay xưởng sản xuất của doanh nghiệp.
    Sau khi bán hàng doanh nghiệp cung cấp hàng sử dụng các tiện ích của Thương mại điện
    tử để triển khai các dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách nhanh chóng và tức thời. Các
    hỗ trợ cho khách hàng về sử dụng sản phẩm, dịch vụ có thể được tiến hành trực tuyến
    trên mạng giúp giảm thiểu thời gian và chi phí của cả doanh nghiệp và khách hàng.
    d/ Tăng doanh thu
    Do một trong những đặc trưng của Thương mại điện tử là thị trường không biên giới nên
    chính vì thế giúp cho doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thông tin sản phẩm, dịch vụ của
    mình ra thị trường toàn cầu qua đó giúp tăng số lượng khách hàng và tăng doanh thu.
    Bên cạnh đó với các tiện ích và công cụ hiệu quả của Thương mại điện tử sẽ giúp cho
    doanh nghiệp không còn thụ động ngồi chờ khách hàng đến mà sẽ chủ động trong việc
    tìm kiếm khách hàng qua đó góp phần đẩy nhanh doanh thu của doanh nghiệp.
    e/ Tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
    Nếu như không có Thương mại điện tử thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ và rất nhỏ sẽ rất
    khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn vì khoảng cách về vốn, thị
    trường, nhân lực và khách hàng. Khi ứng dụng Thương mại điện tử khoảng cách này sẽ
    bị thu hẹp lại do bản thân doanh nghiệp đó có thể cắt giảm nhiều chi phí. Hơn thế nữa với
    lợi thế của kinh doanh trên mạng sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra bản sắc riêng về một
    phương thức kinh doanh mới khác với hình thức kinh doanh truyền thống. Chính những
    điều này sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp đặc
    MÔN:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG_ GVHD:THS ĐỖ BÁ SANG Page 9
    biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí là rất nhỏ trong cuộc cạnh tranh với các đối
    thủ của mình.
    LIÊN HỆ THỰC TẾ.
    Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghiệp - Kỹ nghệ - Thương mại, tên giao dịch là
    FINTEC (www.fintec.com.vn) được thành lập từ năm 1995. Phát triển theo mô hình một
    tập đoàn kinh doanh đa ngành, FINTEC hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sản xuất và
    xuất khẩu nông sản thực phẩm, kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin và thiết bị
    văn phòng, cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và dịch vụ tài chính, tư vấn và đầu tư.
    Một trong những ngành kinh doanh chính của FINTEC là chế biến xuất khẩu nông sản
    và thực phẩm với thị trường mục tiêu là các nước châu Âu. Hàng hoá xuất khẩu truyền
    thống của công ty là nông sản đã qua chế biến, gồm các sản phẩm từ lạc, đồ hộp và các
    sản phẩm nấm.
    Sẵn lợi thế chuyên môn về thương mại điện tử, FINTEC rất tích cực triển khai những ứng
    dụng thực tế để tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường. Bên cạnh các trang web giới
    thiệu sản phẩm được thiết kế khá công phu và chuyên nghiệp, công ty còn tham gia một
    cách có hiệu quả nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử B2B của Việt Nam và thế giới.
    Từ 1999 FINTEC đã bắt đầu tham gia một số Sàn giao dịch thương mại điện tử của thế
    giới như Alibaba, EC Plaza. Từ cuối năm 2004, khi nhà máy chế biến thực phẩm đóng
    MÔN:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG_ GVHD:THS ĐỖ BÁ SANG Page 10
    hộp xây dựng xong và chính thức đưa vào vận hành, công ty chuyển sang chế độ thành
    viên trả tiền trên những sàn này. Trong năm 2005, thông qua các kênh thương mại điện
    tử, công ty đã kết nối được với nhiều đối tác nước ngoài và ký một số hợp đồng với tổng
    trị giá khoảng 500-600 ngàn đô la Mỹ, chiếm 2/3 doanh số sản phẩm của nhà máy.
    (Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2005 - Bộ Thương mại)
    Câu chuyện thành viên trên Sàn giao dịch TMĐT Việt Nam (www.vnemart.com)
    “Thông qua VNemart.com, công ty và sản phẩm của chúng tôi được rất nhiều đối tác
    trong và ngoài nước biết đến. Trong năm 2005, chúng tôi đã nhận được nhiều đơn hàng
    và hợp đồng từ các đối tác Nam Phi, Ấn Độ, Hungari, Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc,
    Nhật Bản, Italya, Đài Loan v.v và một số công ty trong nước từ TP. Hồ Chí Minh,
    Vũng Tầu, Đà Nẵng, Hà Nội VNemart.com là điểm tựa để người sản xuất chúng tôi
    vươn xa tới các nước trên thế giới”.
    Theo Vũ Tiến Bình – Giám đốc Công ty Long Vân – Thái Bình
    Thông qua hai câu chuyện trên chúng ta có thể thấy ứng dụng thương mại điện tử đem lại
    lợi ích rõ rệt cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể ứng dụng thương mại điện tử
    MÔN:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG_ GVHD:THS ĐỖ BÁ SANG Page 11
    theo các cách khác nhau phù hợp với mô hình hoạt động của mình, điều mấu chốt ở đây
    là thông qua việc ứng dụng đó hiệu quả kinh doanh của họ đã tăng lên đáng kể.
    III.ĐẶC ĐIỂM CÙA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
    Định nghĩa: Thương mại điện tử là một sự kết hợp giữa các công nghệ và dịch vụ tạo
    điều kiện cho quá trình tự động hoá của các giao dịch thương mại và các thông tin liên
    quan trong một công ty và giữa công ty với khách hàng và nhà cung cấp của mình.
    Định nghĩa về thương mại điện tử cũng được nhiều tổ chức quốc tế khác nhau đưa ra.
    Theo nghĩa rộng rãi nhất thì thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp điện tử
    để làm thương mại; nói chính xác hơn, thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin
    thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần
    phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.
    Thông tin trong định nghĩa này có thể là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kĩ thuật
    điện tử như thư từ, tệp tin văn bản, các cơ sở dữ liệu, bản vẽ thiết kế, hình vẽ, đơn hàng,
    hoá đơn, biểu giá, hợp đồng
    Uỷ ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế đã thảo ra Đạo luật mẫu về thương
    mại điện tử và đã được Liên Hợp Quốc thông qua:
    Thuật ngữ “thương mại”(Commerce) cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát
    các vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không
    có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính chất thương mại (Commercial) bao gồm,
    nhưng không phải chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây:
    “bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá dịch vụ, thoả thuận phân phối,
    đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công
    trình; tư vấn;kĩ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng;bảo hiểm; thoả thuận khai
    thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh
    doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt
    hay đường bộ.”
    Theo tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất,
    quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
    Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm được giao nhận
    cũng như những thông tin được số hoá thông qua mạng Internet.
    MÔN:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG_ GVHD:THS ĐỖ BÁ SANG Page 12
    Do vậy thương mại trong thương mại điện tử không chỉ buôn bán hàng hoá và dịch vụ
    theo cách hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng hơn nhiều, và do đó việc áp
    dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết các hoạt động
    kinh tế. Theo ước tính, đến nay có tới trên 1300 lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử,
    trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực;
    Thương mại điện tử mở ra các hoạt động hiệu quả cho kết quả trong những khoảng thời
    gian ngắn hơn, cải thiện sự phản hồi với khách hàng và làm giảm chi phí điều hành. Hầu
    hết các công ty đang đầu tư vào thương mại điện tử ngày nay mong muốn có một hệ
    thống quản lý được các giao dịch thương mại nội bộ và qua các kênh phân phối. Một
    kênh phân phối có thể bao gồm các tổ chức bán hàng và marketing, các nhà sản xuất, các
    nhà thầu phụ, các nhà cung cấp nguyên vật liệu, những người bán lẻ, các nhà sản xuất
    thiết bị đầu tiên và những người tiêu dùng.
    Trong kênh phân phối còn có các cơ quan Chính Phủ để kiểm soát thuế quan và các nhu
    cầu an ninh, các công ty bảo hiểm để bảo vệ hàng tồn kho, các công ty phân phối và hậu
    cần để vận chuyển hàng hoá và cuối cùng là các ngân hàng để cho quá trình thanh toán.
    Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử .
    - Thư điện tử (Electronic mail hay E-mail)
    - Trao đổi dữ liệu điện tử EDI-(Electronic Data Interchange)
    - Thanh toán điện tử (Electronic-Payment)
    - Trao đổi các sản phẩm số hoá
    - Bán lẻ hàng hoá hữu hình
    Các đặc điểm của thương mại điện tử .
    Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp không phải là mới mẻ, từ cuối những năm
    1970, các doanh nghiệp đã bắt đầu gửi, nhận các đơn hàng, hoá đơn và các thông báo
    chuyển hàng bằng điện tử thông qua EDI (trao đổi dữ liệu điện tử ). Mặc dù đã có khoảng
    100.000 công ty trên khắp thế giới sử dụng EDI nhưng đa số những đối tượng được EDI
    hỗ trợ là những tập đoàn lớn, chính phủ Nguyên nhân là do tính phức tạp, kém khả
    năng phổ biến, chi phí lắp đặt và quản lý quá cao.
    Ngày nay, với các ứng dụng của Internet, các doanh nghiệp dù ở qui mô nào cũng có thể
    liên hệ với nhau bằng điện tử thông qua web, một thế giới các mạng liên kết bao gồm:
    mạng toàn cầu (Internet ), mạng nội bộ (Intranet), mạng ngoại bộ(Extranet) và các mạng
    MÔN:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG_ GVHD:THS ĐỖ BÁ SANG Page 13
    giá trị gia tăng (VAN- Value Added Network). Các mạng thương mại điện tử quản lý sự
    trao đổi các giao dịch, nó quản lý các đơn đặt hàng, thông báo chuyển hàng, các hoá đơn
    bán hàng và tất cả các tài liệu cần thiết cho công việc kinh doanh. Trong thương mại điện
    tử, các giao dịch chuyển đi giữa các ứng dụng 24 giờ một ngày, bảy ngày trong một tuần
    tuỳ theo các sự việc hoặc các lịch hẹn trước.
    Ta có thể thấy rằng thương mại điện tử có một số đặc điểm cơ bản sau:
    1. Chi phí đầu tư thấp, phù hợp với mọi qui mô doanh nghiệp,
    2. Sử dụng kĩ thuật số trong toàn bộ quá trình giao dịch,
    3. Giao dịch diễn ra liên tục, không có thời gian trễ,
    4. Thông tin chính xác do luôn cập nhật,
    5. Tự động hoá trong các giao dịch người – máy,
    6. Quá trình thanh toán thực hiện bằng điện tử thông qua các ứng dụng của thương mại
    điện tử,
    7. Quá trình giao hàng thực hiện bằng điện tử với các mặt hàng số hoá.
    Về bản chất Thuơng mại điện tử là hoạt động thương mại nó chỉ khác duy nhất đối với
    mại truyền thống là nó sử dụng các phương tiện điện tử vào trong hoạt động thương mại.
    Qua bản chất trên có thể phân tích một số khía cạnh khác nhau của Thương mại điện tử
    với Thương mại truyền thống thông qua một số nét như sau:
    a/ Hình thức của giao dịch
    Nếu như trong thương mại truyền thống thì hình thức của giao dịch là trực tiếp giữa các
    chủ thể tham gia giao dịch với nhau thì trong Thương mại điện tử hình thức của giao dịch
    là hoàn toàn gián tiếp. Điều này có nghĩa là các chủ thể không gặp gỡ trực tiếp với nhau
    và họ giao dịch với nhau thông qua các phương tiện điện tử. Một đại diện của doanh
    nghiệp Việt nam có thể giao dịch nhiều năm với một đại diện của doanh nghiệp nước
    ngoài thông qua việc gọi điện thoại để thảo luận với nhau, thông qua fax để truyền cho
    nhau các nội dung hợp đồng, thông qua Internet để đàm phán với nhau về hợp đồng sắp
    tới .mà không cần thiết phải gặp gỡ trực tiếp với nhau. Trên thực tế có nhiều đối tác giao
    dịch với nhau nhiều năm mà không biết mặt nhau.
    b/ Vấn đề thị trường
    Trong thương mại truyền thống để tìm kiếm một thị trường mới các doanh nghiệp phải
    đến tận nơi, tham gia các hội chợ, triển lãm các cuộc gặp gỡ trực tiếp. Như vậy thị trường
    MÔN:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG_ GVHD:THS ĐỖ BÁ SANG Page 14
    trong thương mại truyền thống bị giới hạn về mặt phạm vi, các doanh nghiệp không thể
    và không có cơ hội đi tìm hiểu trực tiếp các thị trường trên toàn thế giới thông qua việc
    gặp gỡ và trao đổi trực tiếp. Còn đối với Thương mại điện tử thì thị trường là không biên
    giới. Một doanh nghiệp có thể mở một website kinh doanh trên mạng và thông qua các
    phương tiện quảng bá trên mạng có thể quảng bá doanh nghiệp mình ra thị trường toàn
    cầu mà không bị giới hạn về mặt phạm vi. Một doanh nghiệp ở châu Mỹ, châu Âu hay ở
    Châu Phi có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp
    Việt nam thông qua mạng Internet. Điều này thể hiện lợi thế vượt trội của Thương mại
    điện tử so với hình thức Thương mại truyền thống.
    c/ Các chủ thể tham gia
    Trong hình thức Thương mại truyền thống chúng ta thấy hầu hết tham gia vào hoạt động
    giao dịch chỉ có các chủ thể trực tiếp tham gia giao dịch với nhau, đó là người mua và
    người bán. Người mua hàng tìm đến người bán hàng, hai bên trao đổi, đàm phán trực tiếp
    với nhau để tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh với nhau mà không cần có một chủ thể
    nào khác tham gia cùng. Còn đối với Thương mại điện tử thì bên cạnh chủ thể người
    mua, người bán thì luôn luôn có một chủ thể thứ ba tham gia vào quá trình giao dịch của
    các bên đó là nhà cung cấp dịch vụ. Ví dụ: một doanh nghiệp ở Việt nam kết nối Internet
    của FPT để sử dụng thư điện tử giao dịch với một doanh nghiệp ở Mỹ, khi đó nhà cung
    cấp dịch vụ ở đây là Công ty FPT đã cung cấp các dịch vụ Internet để cho doanh nghiệp
    Việt Nam có thể kết nối với doanh nghiệp Mỹ. Các nhà cung cấp dịch vụ ở đây chính là
    các đơn vị cung cấp các dịch vụ để đảm bảo cho việc sử dụng các phương tiện điện tử
    của các bên tham gia quá trình giao dịch với nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...