Chuyên Đề Xây dựng đạo đức sinh thái một trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI MỘT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]
    Bài viết nêu lên những đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái khác với đạo đức xã hội nói chung. Trong quan hệ đạo đức sinh thái, con người bao giờ cũng là chủ thể, còn tự nhiên bao giờ cũng là khách thể; sự tác động giữa chúng chỉ đi theo một chiều là mang lại lợi ích cho con người và xã hội, bỏ quên lợi ích và giá trị nội tại của các khách thể tự nhiên. Vì vậy, con người đã mang lại hậu quả khôn lường cho môi trường sống. Bài viết đã chỉ ra rằng, đạo đức sinh thái đòi hỏi một sự tự ý thức rất cao. Đây chính là chỗ gặp nhau, chỗ gắn bó giữa đạo đức sinh thái và trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên. Cuối cùng, bài viết khẳng định, trước vấn đề lợi ích trong nền kinh tế thị trường và thực trạng suy thoái nghiêm trọng của môi trường tự nhiên, vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái càng trở nên bức xúc hơn lúc nào hết và phải được tiến hành ở mỗi thành phần cấu trúc của nó: ý thức đạo đức sinh thái, quan hệ đạo đức hành vi, kết hợp đạo đức với trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên.

    Xã hội loài người đang tồn tại trong môi trường sinh thái - nhân văn hay môi trường tự nhiên - người hoá. Bằng sức sáng tạo của trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó, con người với tư cách một thực thể sinh học - xã hội đã không ngừng khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh nhằm đáp ứng các nhu cầu sống ngày càng cao của mình và sự phát triển của xã hội. Song, cũng chính trong quá trình say sưa “nhào nặn” các tạo phẩm thiên nhiên sẵn có thành những tạo phẩm văn hoá, con người đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên, đã tàn phá chính nguồn sống và “thân thể vô cơ” của mình. Bởi vậy, ngày nay, hơn lúc nào hết, đạo đức sinh thái đang trở thành một yêu cầu mới đối với phẩm chất của con người và theo đó, việc xây dựng đạo đức sinh thái cũng trở thành một trách nhiệm xã hội của con người đối với môi trường sống.
    1. Đạo đức và đạo đức sinh thái
    Sống trong môi trường tự nhiên - người hoá, con người luôn phải chịu sự ràng buộc và quy định bởi các mối quan hệ: 1- giữa con n

    [HR][/HR]
    (*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
    (1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.3. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.199.
    (2) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.2, tr.170.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...