Tiến Sĩ Xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5
    1.1. Những nghiên cứu lý luận về đạo đức kinh doanh 5
    1.2. Những nghiên cứu về thực trạng đạo đức kinh doanh và xây dựng đạo đức
    kinh doanh ở nước ta hiện nay 15
    1.3. Những nghiên cứu về giải pháp xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta
    hiện nay 20
    CHƯƠNG 2: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 29
    2.1. Đạo đức kinh doanh 29
    2.1.1. Khái niệm “kinh doanh”, “chủ thể kinh doanh”, “đạo đức kinh doanh” và “xây dựng đạo đức kinh doanh” 29
    2.1.2. Những chuẩn mực căn bản của đạo đức kinh doanh 39
    2.2. Sự cần thiết xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay 53
    2.2.1. Vai trò động lực của đạo đức kinh doanh 53
    2.2.2. Xây dựng đạo đức kinh doanh – quy luật tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta 59

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 74
    3.1. Những thành tựu trong xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta 73
    3.1.1. Truyền thống xây dựng đạo đức kinh doanh trong lịch sử 73
    3.1.2. Những kết quả bước đầu trong xây dựng đạo đức kinh doanh thời gian qua 77
    3.2. Những hạn chế và vấn đề đặt ra trong xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay 90
    3.2.1. Những hạn chế trong xây dựng đạo đức kinh doanh hiện nay 90
    3.2.2. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng đạo đức doanh hiện nay 104

    CHƯƠNG 4: NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 114
    4.1. Những yêu cầu cơ bản trong xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay 114
    4.1.1. Xây dựng đội ngũ những người kinh doanh có đạo đức và năng lực 114
    4.1.2. Gắn việc xây dựng đạo đức kinh doanh với việc xây dựng môi trường kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh 117
    4.2. Một số giải pháp nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay 118
    4.2.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với tính cách là cơ sở của đạo đức kinh doanh 118
    4.2.2. Tăng cường vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức kinh doanh 128
    4.2.3. Tăng cường giáo dục đạo đức kinh doanh cho đội ngũ doanh nhân, sinh viên các trường kinh tế và người lao động trong doanh nghiệp 137
    4.2.4. Nâng cao vai trò người tiêu dùng và dư luận xã hội đối với việc xây dựng đạo đức kinh doanh 142
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đạo đức là vấn đề luôn lôi cuốn sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị. Các công trình nghiên cứu của họ đã góp phần làm rõ và hoàn thiện những phạm trù, những phẩm chất, nguyên tắc đạo đức cơ bản và khẳng định vai trò của nó đối với đời sống xã hội.
    Ở nước ta, đạo đức cũng là vấn đề thường xuyên được quan tâm nghiên cứu cả trong lý luận lẫn thực tiễn. Đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, đạo đức trở thành nền tảng tinh thần truyền thống để tổ tiên vượt qua nhiều thử thách và chiến thắng kẻ thù. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đạo đức cũng đóng vai trò là nội lực để giúp chúng ta có thêm sức mạnh đương đầu với đế quốc, thực dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới – đặc biệt quan tâm đến đạo đức. Người coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, là sức mạnh của mỗi con người. Chính nhờ sức mạnh ấy, người cách mạng mới vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tôi luyện, trưởng thành để cống hiến nhiều hơn cho tổ quốc, cho nhân dân.
    Khi cả nước hòa bình, độc lập đi lên CNXH, đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề đạo đức mới, đạo đức cách mạng, nhằm mục tiêu xây dựng con người mới – nguồn lực chủ yếu để đảm bảo xây dựng thành công CNXH - đủ đức và tài. Sự quan tâm càng được chú ý hơn khi chúng ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.
    Phải nói rằng, kinh tế thị trường đã hình thành từ lâu trong sự phát triển của xã hội loài người, nhưng nói đến “nền kinh tế thị trường điển hình” là nói đến sự gắn bó của nó đối với nền sản xuất TBCN – một nền sản xuất chạy theo lợi nhuận tối đa. Kinh tế thị trường có những nguyên tắc vận hành, phát triển riêng, ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, tới hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, tới thói quen suy nghĩ của từng người, trong đó có những tích cực đồng thời không tránh khỏi mặt tiêu cực.
    Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo tiến hành gần 30 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, nền kinh tế dần dần phục hồi và tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện. Rõ ràng, các chính sách kinh tế xã hội cùng với cơ chế mới đã tạo điều kiện cho con người Việt Nam phát huy mọi năng lực của mình vào quá trình sản xuất trao đổi hàng hoá. Nhờ vậy, vị thế kinh tế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Những thắng lợi đó đã khẳng định sự nghiệp đổi mới là cần thiết và đúng hướng.
    Tuy nhiên, việc chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường đã dẫn đến những biến đổi trong đời sống xã hội, xuất hiện càng nhiều hiện tượng phản đạo đức, phi nhân tính. Cụ thể là trong lĩnh vực kinh doanh xảy ra những hành vi trái đạo đức như làm hàng giả, gian lận, trốn thuế, bóc lột quá mức sức lao động của người làm công, khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, xem thường trách nhiệm xã hội, v.v. gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, cản trở tiến trình đổi mới, xây dựng đất nước, đang trở thành mối quan ngại của cả cộng đồng.
    Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự biến đổi cũng như xây dựng đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Tất cả các công trình đó đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và đạo đức, đồng thời cảnh báo nguy cơ đạo đức bị xói mòn dưới tác động của đồng tiền. Qua đó, ít nhiều đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ, duy trì các chuẩn mực đạo đức truyền thống. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Trước tình hình đó, việc thực hiện đề tài “Xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay” không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, cấp bách, nhằm góp phần khẳng định và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường có điều tiết và có định hướng xã hội chủ nghĩa.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích luận án
    Làm rõ thực chất, những chuẩn mực cơ bản và vai trò của đạo đức kinh doanh; phân tích thực trạng xây dựng đạo đức kinh doanh, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ của luận án
    - Thứ nhất: Làm rõ thực chất của đạo đức kinh doanh, xây dựng đạo đức kinh doanh, những chuẩn mực cơ bản, và sự cần thiết xây dựng đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường.
    - Thứ hai: Phân tích thực trạng xây dựng đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
    - Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Đối tượng của luận án là những vấn đề bản chất của xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay.
    - Phạm vi nghiên cứu của luận án là đạo đức kinh doanh và xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam từ khi chuyển sang kinh tế thị trường.
     
Đang tải...