Tiến Sĩ Xây dựng đạo đức của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 01
    PHẦN NỘI DUNG 14
    Chương 1: LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ KINH TẾ THỊ
    TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA . 14
    1.1. Khái niệm đạo đức và cấu trúc của đạo đức . 14
    1.1.1. Khái niệm đạo đức 14
    1.1.2. Cấu trúc của đạo đức và quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc
    của đạo đức 24
    1.2. Quan hệ giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
    và đạo đức 39
    1.2.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tác động của
    nó đối với đạo đức . 39
    1.2.2. Tác động của đạo đức đối với nền kinh tế thị trường định hướng
    xã hội chủ nghĩa 64
    Kết luận chương 1 . 73
    Chương 2: THANH NIÊN VÀ THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA
    THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
    TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 76
    2.1. Khái niệm thanh niên và những đặc điểm đạo đức của
    thanh niên . 76
    2.1.1. Khái niệm thanh niên 76
    2.1.2. Những đặc điểm đạo đức của thanh niên . 80
    2.2. Thực trạng đạo đức của thanh niên Việt Nam trong nền kinh
    tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . 87 2.2.1. Về ý thức đạo đức . 87
    2.2.2. Về hành vi đạo đức . 97
    2.2.3. Về quan hệ đạo đức . 106
    2.3. Nguyên nhân hạn chế về đạo đức của thanh niên Việt Nam
    trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 110
    2.3.1. Tác động của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
    nghĩa và các thể chế có liên quan chưa hoàn thiện . 110
    2.3.2. Tác động tiêu cực từ gia đình, nhà trường và xã hội 115
    2.3.3. Việc xây dựng đạo đức của thanh niên còn nhiều bất cập 118
    2.3.4. Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện đạo đức 129
    Kết luận chương 2 . 132
    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY
    DỰNG ĐẠO ĐỨC CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG NỀN
    KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA . 134
    3.1. Phương hướng xây dựng đạo đức của thanh niên Việt Nam
    trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 134
    3.1.1. Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội . 134
    3.1.2. Phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm đạo đức của
    thanh niên 138
    3.1.3. Huy động sức mạnh của toàn xã hội . 140
    3.1.4. Kế thừa tinh hoa đạo đức của dân tộc và nhân loại 142
    3.2. Những giải pháp xây dựng đạo đức của thanh niên Việt Nam
    trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 144
    3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở kinh tế và điều kiện vật chất cho
    sự phát triển đạo đức của thanh niên trong nền kinh tế thị trường định
    hướng xã hội chủ nghĩa . 144 3.2.2. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, hạn chế tham
    nhũng, tiêu cực xã hội . 155
    3.2.3. Nâng cao vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây
    dựng đạo đức của thanh niên 158
    3.2.4. Đổi mới giáo dục đạo đức trong nhà trường theo hướng thiết
    thực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nền kinh tế 163
    3.2.5. Phát huy vai trò của gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo
    đức của thanh niên . 169
    3.2.6. Phát huy vai trò tự giáo dục và rèn luyện đạo đức của thanh
    niên 175
    Kết luận chương 3 . 181
    PHẦN KẾT LUẬN CHUNG 183
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 186
    PHỤ LỤC
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đạo đức là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội,
    một mặt bị quy định bởi cở sở hạ tầng, tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng có
    tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội.
    Khi cơ sở hạ tầng thay đổi, nền tảng kinh tế thay đổi, đạo đức xã hội cũng
    phải thay đổi theo cho phù hợp và tác động tích cực thúc đẩy phát triển kinh
    tế. Kinh tế thị trường với những đặc trưng riêng của nó đã tác động mạnh mẽ
    đến đạo đức xã hội và ngược lại, để phát triển nền kinh tế thị trường rất cần
    xây dựng củng cố, phát triển những chuẩn mực đạo đức truyền thống trên cơ
    sở mới và bổ sung những chuẩn mực đạo đức phù hợp.
    Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
    nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có
    sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cùng
    với những nỗ lực đầu tư huy động vốn, tri thức, một yếu tố không kém phần
    quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển là vấn đề đạo đức. Đặc biệt là vấn đề
    xây dựng đạo đức của thanh niên, bởi vì, thanh niên là lực lượng xã hội to
    lớn, nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, là người chủ của
    đất nước quyết định sự thành bại của công cuộc phát triển kinh tế đất nước
    hiện tại và tương lai. Nghị quyết 25-NQ/TW, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
    hành Trung ương (khóa X), về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
    công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã
    khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân của đất
    nước, tương lai của dân tộc, lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ
    quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã 2
    hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát
    huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là
    mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền của
    đất nước” [27,41]. Với tầm quan trọng đó, thanh niên cần được quan tâm
    chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư
    tưởng Hồ Chí Minh.
    Hơn nữa, so với thế hệ trung niên và thiếu niên nhi đồng, thanh niên
    Việt Nam hiện nay là lớp người chịu tác động mạnh mẽ nhất từ điều kiện kinh
    tế thị trường. Bởi vì, họ là những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ ở Việt
    Nam bắt đầu xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng
    thời, hoạt động học tập, làm việc, sinh hoạt của thanh niên tiếp xúc trực tiếp
    với điều kiện kinh tế thị trường hơn thiếu niên nhi đồng. Đặc điểm tâm sinh lý
    lứa tuổi và những biểu hiện có tính chất đặc thù trong đạo đức của thanh niên
    cũng làm cho việc hình thành đạo đức của họ chịu sự tác động của kinh tế thị
    trường nhiều hơn so với các thế hệ khác.
    Thực tế ở Việt Nam hiện nay, tình trạng suy thoái đạo đức diễn ra ngày
    càng gây gắt hơn, nhất là đối với thanh niên. Nghị quyết 25-NQ/TW, Hội
    nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã đánh giá: “một bộ
    phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình
    hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền
    thống văn hóa của dân tộc tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh
    niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.” [27,21]. Các hành vi
    lệch chuẩn, đặc biệt là những hành vi vi phạm pháp luật của thanh niên có xu
    hướng ngày càng gia tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của thanh niên
    được đề cập tới như: vi phạm luật giao thông, đua xe trái phép, bạo lực trong
    nhà trường, thiếu tôn sư trọng đạo, cùng với một số hành vi lệch chuẩn về đạo
    đức khác là: sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, đồng tiền, trụy lạc sa 3
    đọa, nghiện ngập, xa hoa, lãng phí, lười lao động, thờ ơ vô cảm, vị kỷ . Với
    vai trò đặc biệt quan trọng của thanh niên, nếu để tình trạng suy thoái đạo đức
    của thanh niên kéo dài và trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội sẽ dẫn
    đến hậu quả khôn lường.
    Trong thời gian qua, nhiều hội thảo, công trình khoa học bàn đến vấn
    đề này, góp phần khá tích cực vào việc xây dựng đạo đức của thanh niên
    trong điều kiện mới. Tuy nhiên, đạo đức của thanh niên vẫn còn những hạn
    chế nhất định, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định
    hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Vì vậy, xây dựng đạo đức của
    thanh niên là vấn đề đặt ra cho công tác nghiên cứu lý luận và công tác giáo
    dục đạo đức hiện nay. Đó là lý do tôi chọn “Xây dựng đạo đức của thanh niên
    Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” làm đề
    tài luận án tiến sĩ triết học.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong những năm gần đây, đạo đức và đạo đức của thanh niên trong
    nền kinh tế thị trường là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận thể
    hiện trong nhiều công trình trong và ngoài nước.
    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã bàn về đạo đức trong điều kiện
    kinh tế thị trường khá sớm, các quan điểm này được tập hợp trong cuốn sách
    "Những vấn đề đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường - Từ góc nhìn
    của các nhà khoa học Trung Quốc" do Viện Thông tin khoa học xã hội thuộc
    Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia dịch thuật (Thông tin khoa
    học xã hội - chuyên đề, 1996). Có nhiều ý kiến khác nhau về quan hệ giữa
    đạo đức và kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
    mang màu sắc Trung Quốc nói riêng. Một số tác giả cho rằng, đạo đức và
    kinh tế thị trường độc lập nhau, không thể có đạo đức trong kinh tế thị trường.
    Số khác quan niệm kinh tế thị trường có tác dụng tích cực đối với đạo đức, 4
    nâng cao trình độ đạo đức của xã hội, nguyên nhân của sự suy thoái đạo đức
    hiện nay là do kết quả chế độ xã hội, truyền thống văn hóa Trung Quốc chưa
    thích hợp với sự phát triển kinh tế thị trường. Số còn lại cho rằng tác động của
    kinh tế thị trường đối với luân lý, đạo đức xã hội có tính hai mặt: tích cực và
    tiêu cực. Ngoài ra, họ còn bàn về vấn đề tái lập luân lý của kinh tế thị trường
    là từ bên trong hay từ bên ngoài và vấn đề trong quá trình chuyển sang kinh tế
    thị trường có diễn ra sự tái lập luân lý và đạo đức xã hội hay không. Nhìn
    chung các quan điểm trình bày, phân tích sâu sắc và tranh luận, phản biện trên
    tinh thần khoa học đã làm rõ những khía cạnh khác nhau của đạo đức trong
    nền kinh tế thị trường và nêu những phương hướng cho việc xây dựng đạo
    đức trong điều kiện mới.
    Riêng đối với công tác giáo dục đạo đức của thanh niên rất được quan
    tâm, thể hiện trong giáo trình dùng cho thanh niên sinh viên trong các trường
    đại học Trung Quốc:“Tu dưỡng đạo đức tư tưởng” của La Quốc Kiệt (do Vụ
    Công tác chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Nhà xuất bản Chính
    trị quốc gia dịch và xuất bản năm 2003). Giáo trình này nêu khá đầy đủ các
    nội dung cần thiết để giáo dục đạo đức cho thanh niên như: sứ mệnh lịch sử
    của thanh niên, mục tiêu lý tưởng vì sự nghiệp hiện đại hóa xã hội; định
    hướng cho thanh niên giải quyết đúng đắn quan hệ tình bạn, tình yêu; phân
    tích những phẩm chất mà sinh viên cần rèn luyện như: hiếu kính cha mẹ, cần
    lao tiết kiệm, đoàn kết hòa mục, lập chí cần cù học tập, khiêm tốn, kỷ luật với
    mình, khoan dung với người, giữ chữ tín, công bằng vô tư. Giáo trình cũng
    nêu sự phát triển của trình độ đạo đức tư tưởng của cá thể là sự thống nhất tri,
    hành, ý hành, tức là tri thức tình cảm, ý chí hành động. Đây là một tài liệu hay
    trong việc nghiên cứu về đạo đức và viết giáo trình cho thanh niên Việt Nam
    nói chung và sinh viên nói riêng.
    Ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoạch hóa
    tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự biến đổi 5
    các giá trị, sự suy thoái đạo đức, nhất là đạo đức của thanh niên ngày càng
    nghiêm trọng, nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu giải quyết vấn đề này.
    Trong đó, đề tài nghiên cứu KHXH_04.03: "Xây dựng lối sống, đạo đức và
    chuẩn mực giá trị xã hội mới trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
    phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" do Huỳnh
    Khái Vinh làm chủ nhiệm (thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà
    nước KHXH_04, Hà Nội, 2000) là đề tài nghiên cứu khá toàn diện có tính hệ
    thống những vấn đề lý luận về lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội, phân
    tích sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xu hướng chuyển
    đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội; từ đó nêu phương hướng, quan
    điểm chỉ đạo và giải pháp xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn mực giá trị xã
    hội mới trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị
    trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Quan điểm về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường của các nhà lý
    luận Việt Nam được trình bày trong quyển sách "Mấy vấn đề đạo đức trong
    điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" do Nguyễn Trọng Chuẩn và
    Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (Nxb. Chính trị quốc gia, 2003). Các tác
    giả đã phân tích những vấn đề xung quanh một số vấn đề lý luận, thực trạng
    và những phương hướng, giải pháp để xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh
    tế thị trường ở nước ta hiện nay khá sâu sắc nhưng chưa hệ thống vì đây là tập
    hợp những bài viết riêng lẻ của nhiều tác giả với những quan niệm khác nhau.
    Quyển sách “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải
    pháp” do Nguyễn Duy Quý chủ biên (Nxb. Chính trị quốc gia, 2006) tìm hiểu
    vấn đề đạo đức xã hội dưới tác động, ảnh hưởng của kinh tế, chính trị của
    nước ta hiện nay và phân tích đạo đức của từng nhóm đối tượng, hoàn cảnh cụ
    thể đạo đức của cán bộ, đảng viên và công chức, đạo đức của thanh niên, đạo
    đức trong lao động, giao tiếp, đạo đức trong gia đình. Vấn đề đạo đức của 6
    thanh niên được đề cập trong bài viết “Đạo đức của thanh niên” của Đặng
    Cảnh Khanh. Tác giả phân tích thực trạng đạo đức của thanh niên thông qua
    phân tích số liệu khảo sát năm 2001 của Ủy ban quốc gia về tình hình tư
    tưởng thanh niên Việt Nam và nêu khái quát nguyên nhân thực trạng đó, bao
    gồm nguyên nhân do tâm lý, lứa tuổi, do gia đình, do ảnh hưởng của sách báo,
    phim ảnh kích dâm, bạo lực, do nhận thức pháp luật còn yếu, do môi trường
    xã hội, do điều kiện kinh tế.
    Quyển sách “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định
    hướng xã hội chủ nghĩa” của Trịnh Duy Huy (Nxb.Chính trị quốc gia, 2009),
    có nội dung khá đầy đủ và hệ thống về lý luận, về thực trạng và một số
    phương hướng, giải pháp để xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị
    trường ở nước ta hiện nay. Tác giả cho rằng xây dựng và phát triển đạo đức
    mới phải dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân
    tộc Việt Nam và chỉ ra những chuẩn mực cơ bản của đạo đức mới đang được
    xây dựng ở nước ta bao gồm: chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế trong
    sáng; tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng; tinh thần lao động tự giác, sáng tạo;
    tinh thần nhân đạo và một số giá trị khác như: bình đẳng, công lý, nhân
    quyền, yêu thiên nhiên, sự lương thiện, thận trọng, tự giác, tự trọng.
    Quyển sách “Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt
    Nam hiện nay” của Lê Thị Tuyết Ba (Nxb. Khoa học xã hội, 2010), đã đi sâu
    phân tích về yếu tố ý thức đạo đức, tuy nhiên công trình này chưa làm rõ mối
    quan hệ giữa các yếu tố cấu thành ý thức đạo đức và các yếu tố trong cấu trúc
    của đạo đức.
    Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vấn đề đạo đức
    của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường có thể kể đến một
    số quyển sách, đề tài, hội thảo sau:
    Đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt “Đạo đức sinh viên trong quá trình
    chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – 7
    Thực trạng, vấn đề và giải pháp”, mã số:QG.01.08 do Trương Văn Phước
    làm chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiệm thu
    năm 2003. Đề tài phân tích sự chuyển đổi thang giá trị đạo đức trong kinh tế
    thị trường và tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức của sinh viên
    trong giai đoạn từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đến năm
    2003, cho thấy tình hình đạo đức của sinh viên trong điều kiện đó là khá phức
    tạp, bên cạnh những sinh viên biết kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức
    truyền thống trong điều kiện đổi mới đất nước, biết tiếp nhận những giá trị
    đạo đức mới để khẳng định nhân cách thì còn một bộ phận sinh viên sống
    thiếu lành mạnh, không chịu rèn luyện tu dưỡng. Từ đó, đề tài nêu một số vấn
    đề đặt ra để xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên như: Đảm bảo sự phát
    triển đồng bộ giữa kinh tế thị trường và đạo đức sinh viên; vấn đề truyền
    thống và hiện đại trong xây dựng đạo đức sinh viên; vấn đề dân tộc và quốc tế
    trong xây dựng đạo đức cho sinh viên. Đồng thời, đề tài nêu một số giải pháp
    phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường
    trong quá trình xây dựng đạo đức mới cho sinh viên như: tăng cường giáo dục
    chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; đổi mới nội dung và
    phương pháp giảng dạy các bộ môn khoa học Mác – Lênin nói chung và đạo
    đức học nới riêng theo phương pháp dạy học tích cực; nâng cao chất lượng
    văn hóa và chuyên môn; gắn giáo dục nhà trường với giáo dục xã hội trong
    công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên; phát huy tính chủ động, tích cực,
    sáng tạo, tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên; nâng cao vai trò của tổ chức
    Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc xây dựng đạo đức cho sinh viên.
    Đề tài “Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo
    dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay” của Lê Thị Hoài Thanh
    (Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003).
    Đề tài phân tích quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo 8
    giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên. Trên cơ
    sở dục đạo đức, thực trạng việc kết hợp lý luận và thực trạng đó, đề tài nêu
    một số giải pháp cụ thể: Kết hợp giáo dục truyền thống và hiện đại trong gia
    đình, nhà trường và xã hội, tạo môi trường giáo dục lành mạnh và thống nhất;
    kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho
    việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức; kết hợp các
    phương pháp giáo dục truyền thống với các phương pháp giáo dục hiện đai,
    đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục.
    Đề tài“Đạo đức của sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
    nay ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp” của Vũ Thanh Hương (Luận văn
    thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004).
    Qua khảo sát một số trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội, đề tài phân tích
    thực trạng đạo đức sinh viên trong điều kiện hiện nay và nêu ra một số giải
    pháp nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho sinh viên trong điều kiện kinh tế
    thị trường ở Việt Nam hiện nay như: Tạo lập môi trường kinh tế - xã hội lành
    mạnh, nâng cao ý thức tự giáo dục đạo đức của sinh viên, đổi mới nội dung
    và hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên.
    Quyển sách “Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện
    nay” do tập thể thường trực Trung ương Hội sinh viên Việt Nam biên soạn,
    (Nxb.Thanh niên, 2007). Quyển sách bàn về cơ sở lý luận về giá trị và định
    hướng giá trị, phân tích thực trạng tình hình thanh niên và giáo dục định
    hướng giá trị cho thanh niên sinh viên của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và
    đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên
    trong việc giáo dục định hướng giá trị cho thanh niên sinh viên.
    Hội thảo toàn quốc “Giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên ở nước ta:
    thực trạng và giải pháp” do Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam tổ
    chức tại Biên Hòa - Đồng Nai, ngày 18, 19/7/2008. Hội thảo thu hút sự tham 9
    gia của các chuyên gia, các nhà khoa học tâm lý, giáo dục. Các chuyên gia,
    nhà khoa học tâm lý, giáo dục, cùng nhau phân tích, đánh giá hiện trạng đạo
    đức thanh niên và nguyên nhân của thực trạng trên. Theo ý kiến đa số, nguyên
    nhân chủ yếu của những biểu hiện suy thoái đạo đức của thanh niên là: sự
    buông lỏng trong việc quản lý giáo dục con cái của gia đình; việc giáo dục
    đạo đức trong nhà trường từ bậc phổ thông đến đại học còn nhiều bất ổn và
    tác động của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập các nền văn hóa và sự hấp
    dẫn của đời sống đô thị đã làm cho các giá trị đạo đức truyền thống bị xâm
    hại và mai một dần.
    Đề tài “Sự lựa chọn các giá trị đạo đức và nhân văn trong định hướng
    lối sống của sinh viên của Huỳnh Văn Sơn (Đề tài cấp Bộ, nghiệm thu năm
    2009). Đề tài khảo sát 874 sinh viên từ các trường đại học tại thành phố Hồ
    Chí Minh. Từ số liệu khảo sát, đề tài đánh giá sự lựa chon các giá trị đạo đức
    nhân văn của sinh viên chưa rõ ràng, còn dao động, tồn tại nhiều thái độ tiêu
    cực ở một bộ phận không nhỏ sinh viên và còn chưa thống nhất giữa nhận
    thức với thái độ, hành vi. Đề tài cũng nêu một số kiến nghị như: cần xây dựng
    mô hình nhân cách chuẩn mực, một thang giá trị rõ ràng để định hướng cho
    sinh viên; chú trọng giáo dục những giá trị đạo đức nhân văn, thực hiện công
    tác giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng,
    Cuộc Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần
    thứ 2 (SAVY 2) vừa được Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình thực hiện
    với hơn 10.000 mẫu khảo sát ở 63 tỉnh thành, tiến hành từ năm 2008, và công
    bố vào tháng 6/2010, đã cung cấp những số liệu về gia đình, điều kiện sống,
    giáo dục, việc làm, sức khỏe, giải trí, thói quen, hành vi, hoài bão của vị
    thành niên và thanh niên Việt Nam ngày nay. Theo đó, vị thành niên và thanh
    niên Việt Nam hiện nay có mối gắn kết chặt chẽ với gia đình, sống trong gia
    đình có mức sống cao hơn; gắn kết với nhà trường tốt hơn, đề cao việc học 10
    tập; quan niệm cởi mở hơn về quan hệ tình dục trước hôn nhân; lạc quan về
    cuộc sống trong tương lai
    Quyển sách “Những giá trị sống cho tuổi trẻ” của Diane Tillman (Nxb
    Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2009) là quyển sách hay gồm các bài
    giảng về đạo đức cho tuổi trẻ với nội dung sâu sắc về các giá trị: hòa bình, tôn
    trọng, yêu thương, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc,
    trách nhiệm, giản dị, tự do, đoàn kết. Các bài học này mang tính hướng dẫn
    hơn là răn dạy, giảng viên đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn học viên tự khám
    phá các giá trị này và vận dụng chúng vào thực tiễn. Nội dung và phương
    pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của người học được giới
    thiệu trong quyển sách này rất phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị
    trường ở Việt Nam hiện nay. Đây là tài liệu tham khảo tốt cho việc đổi mới
    giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay.
    Một số sách và đề tài khảo sát thực tế tình hình sinh viên và thanh niên
    như quyển sách “Tổng quan tình hình sinh viên và công tác hội và phong trào
    sinh viên nhiệm kỳ VII (2003- 2008)” của Trung ương Hội Sinh viên Việt
    Nam (Nxb Thanh niên, 2008) và đề tài nghiên cứu cấp bộ “Tổng quan tình
    hình thanh niên, công tác Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phong trào
    thanh niên nhiệm kỳ 2005 -2010” do Nguyễn Phước Lộc làm chủ nhiệm đề tài
    (Bộ Khoa học và công nghệ, mã số: KTN 2009-01). Những tài liệu này đã
    cung cấp những số liệu sát thực phản ánh thực trạng đạo đức của thanh niên
    qua kết quả điều tra Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong
    trào thanh thiếu nhi và qua các hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh
    viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt nam, trên cơ sở đó đề xuất một
    số kiến nghị với Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành nhằm đẩy mạnh công
    tác Hội sinh viên Việt Nam và Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam và phong
    trào thanh niên. 11
    Các đề tài trên chủ yếu xem xét đạo đức nói chung chưa đi sâu phân
    tích các yếu tố tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức trong
    cấu trúc đạo đức và tác động của kinh tế thị trường đối với từng yếu tố đó.
    Nội dung các đề tài quan tâm đến tình hình đạo đức của thanh niên Việt Nam
    hiện nay nhưng chỉ đi sâu vào những vấn đề như định hướng giá trị, quan
    niệm sống của thanh niên, công tác giáo dục đạo đức của thanh niên hoặc chỉ
    đề cập đến đạo đức của sinh viên, học sinh chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn
    đề đạo đức của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng
    xã hội chủ nghĩa hiện nay.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Mục đích của luận án là góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và
    thực tiễn về đạo đức, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự
    tác động qua lại giữa hai lĩnh vực này, chỉ ra và luận giải thực trạng đạo đức
    của thanh niên Việt Nam hiện nay để trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và
    những giải pháp cho việc xây dựng đạo đức của họ trong bối cảnh phát triển
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    - Nhiệm vụ của luận án:
    + Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về đạo đức, đạo đức của thanh
    niên và quan hệ biện chứng giữa kinh tế thị trường và đạo đức.
    + Phân tích thực trạng đạo đức của thanh niên dưới tác động của nền
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay theo hướng
    tiếp cận cấu trúc của đạo đức.
    + Đề xuất phương hướng và những giải pháp để xây dựng đạo đức cho
    thanh niên đáp ứng yêu cầu quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định
    hướng xã hội chủ nghĩa.
    - Phạm vi nghiên cứu của luận án:
    Phạm vi nghiên cứu của luận án là sự tác động của kinh tế thị trường
    đối với đạo đức của thanh niên Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam chủ 12
    trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (từ Đại
    hội VI - 1986), đặc biệt là giai đoạn từ Đại hội IX - giai đoạn được Đảng
    Cộng sản Việt Nam xác định nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa, phát triển nền kinh tế tri thức.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ
    nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước
    ta về đạo đức, về phát triển nền kinh tế thị trường, về thanh niên và giáo dục
    đạo đức của thanh niên.
    - Phương pháp nghiên cứu: Luận án kết hợp và vận dụng một số
    phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp
    logic và lịch sử; phương pháp thống kê, so sánh để thực hiện đề tài.
    5. Cái mới của luận án
    Luận án có những đóng góp mới về khoa học sau đây:
    Thứ nhất, bổ sung, phát triển lý luận về cấu trúc của đạo đức.
    Thứ hai, bổ sung, phát triển lý luận về quan hệ giữa kinh tế thị trường,
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đạo đức.
    Thứ ba, phân tích, làm rõ đặc điểm đạo đức của thanh niên.
    Thứ tư, phân tích, đánh giá thực trạng đạo đức của thanh niên Việt Nam
    trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với cách tiếp cận
    dựa vào cấu trúc của đạo đức: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo
    đức, qua đó, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm
    xây dựng đạo đức của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định
    hướng xã hội chủ nghĩa.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Luận án góp phần nâng cao nhận thức về những biểu hiện đặc thù
    trong đạo đức của thanh niên, thực trạng đạo đức của thanh niên Việt Nam 13
    trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay và cách thức để xây
    dựng đạo đức mới cho thanh niên trong điều kiện đó.
    - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ, các tổ
    chức làm công tác Đoàn, công tác giáo dục đạo đức và hoạch định chính sách
    phát triển thanh niên, cho những ai quan tâm đến các vấn đề về đạo đức của
    thanh niên trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
    luận án gồm có 3 chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...