Thạc Sĩ Xây dựng đạo đức của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đạo đức là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội,
    một mặt bị quy định bởi cở sở hạ tầng, tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng có
    tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội.
    Khi cơ sở hạ tầng thay đổi, nền tảng kinh tế thay đổi, đạo đức xã hội cũng
    phải thay đổi theo cho phù hợp và tác động tích cực thúc đẩy phát triển kinh
    tế. Kinh tế thị trường với những đặc trưng riêng của nó đã tác động mạnh mẽ
    đến đạo đức xã hội và ngược lại, để phát triển nền kinh tế thị trường rất cần
    xây dựng củng cố, phát triển những chuẩn mực đạo đức truyền thống trên cơ
    sở mới và bổ sung những chuẩn mực đạo đức phù hợp.
    Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
    nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có
    sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cùng
    với những nỗ lực đầu tư huy động vốn, tri thức, một yếu tố không kém phần
    quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển là vấn đề đạo đức. Đặc biệt là vấn đề
    xây dựng đạo đức của thanh niên, bởi vì, thanh niên là lực lượng xã hội to
    lớn, nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, là người chủ của
    đất nước quyết định sự thành bại của công cuộc phát triển kinh tế đất nước
    hiện tại và tương lai. Nghị quyết 25-NQ/TW, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
    hành Trung ương (khóa X), về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
    công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã
    khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân của đất
    nước, tương lai của dân tộc, lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ
    quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã
    hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát
    huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là
    mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền của
    đất nước” [27,41]. Với tầm quan trọng đó, thanh niên cần được quan tâm
    chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư
    tưởng Hồ Chí Minh.
    Hơn nữa, so với thế hệ trung niên và thiếu niên nhi đồng, thanh niên
    Việt Nam hiện nay là lớp người chịu tác động mạnh mẽ nhất từ điều kiện kinh
    tế thị trường. Bởi vì, họ là những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ ở Việt
    Nam bắt đầu xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng
    thời, hoạt động học tập, làm việc, sinh hoạt của thanh niên tiếp xúc trực tiếp
    với điều kiện kinh tế thị trường hơn thiếu niên nhi đồng. Đặc điểm tâm sinh lý
    lứa tuổi và những biểu hiện có tính chất đặc thù trong đạo đức của thanh niên
    cũng làm cho việc hình thành đạo đức của họ chịu sự tác động của kinh tế thị
    trường nhiều hơn so với các thế hệ khác.
    Thực tế ở Việt Nam hiện nay, tình trạng suy thoái đạo đức diễn ra ngày
    càng gây gắt hơn, nhất là đối với thanh niên. Nghị quyết 25-NQ/TW, Hội
    nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã đánh giá: “một bộ
    phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình
    hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền
    thống văn hóa của dân tộc tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh
    niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.” [27,21]. Các hành vi
    lệch chuẩn, đặc biệt là những hành vi vi phạm pháp luật của thanh niên có xu
    hướng ngày càng gia tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của thanh niên
    được đề cập tới như: vi phạm luật giao thông, đua xe trái phép, bạo lực trong
    nhà trường, thiếu tôn sư trọng đạo, cùng với một số hành vi lệch chuẩn về đạo
    đức khác là: sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, đồng tiền, trụy lạc sa
     
Đang tải...