Luận Văn Xây dựng công trình kí túc xá truờng trung cấp 23 gần chợ Dạ Lê, ấp 5 phuờng Thuỷ Phuơng, xã Huơng T

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 18/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    PHẦN 2: TỔNG QUAN, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
    2.1 Yêu cầu về xây dựng cơ bản 2
    2.2 Đặc điểm của sản xuất xây dựng 2
    2.3 Cơ sở để lập tổ chức thi công và các tài liệu làm căn cứ tổ chức thi công: 2
    2.4. Giới thiệu về công trình 3
    2.5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4
    PHẦN 3: PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    3.1 Đối tuợng nghiên cứu 5
    3.2. Phương pháp thu thập thông tin: 5
    3.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 5
    3.4. Phương pháp thực tế công trình 5
    3.5. Phương pháp bản vẽ công trình 5
    3.6. Phỏng vấn chuyên gia. 6
    PHẦN 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
    4.1 Kết quả khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực xây dựng: 7
    4.2 Công tác chuẩn bị thi công. 7
    4.2.1 Công tác giải phóng mặt bằng 7
    4.2.2 Công tác chuẩn bị nhà tạm ở công trình 7
    4.2.3 Công tác chuẩn bị vật tư, vật liệu chủ yếu. 7
    4.2.4 Tình hình nhân lực, máy móc phục vụ thi công. 8
    4.2.5 Định vị công trình. 8
    4.3 Phân tích, lựa chọn giải pháp thi công, biện pháp thi công. 8
    4.3.1 Lựa chọn phương pháp, biện pháp thi công 8
    4.3.2 Phương pháp cốp pha, giàn giáo 8
    4.3.3 Phương án gia công, vận chuyển thép 8
    4.4. Công tác thi công phần móng công trình 8
    4.4.1 Biện pháp thi công tổng thể 8
    4.4.2 Công tác đào đất 8
    4.4.3 Đổ bê- tông lót móng và bảo dưỡng 10
    4.4.4 Lắp đặt cốt thép móng: 12
    4.4.5 Công tác ván khuôn móng: 13
    4.4.6 Đổ bê-tông móng. 16
    4.4.7 Bảo dưỡng và tháo dỡ khuôn móng 18
    4.4.8 Công tác san lấp hố móng và san nền. 19
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20
    5.1. Kết luận 20
    5.2. Kiến nghị 20


    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1. Bảng thống kê khối lượng đất đào móng 10
    Bảng thống kê khối lượng bê tông lót móng 11
    Bảng thống kê khối lượng ván khuôn cổ móng cột 15
    Bảng thống kê khối lượng bê tông móng trụ. 16
    Bảng thống kê khối lượng bê tông cổ móng cột 17
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Trong những năm trở lại đây, nước ta đang từng bước tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Đứng trước yêu cầu phát triển về kinh tế xã hội của đất nước, các công trình xây dựng không ngừng tăng về số lượng, lớn về quy mô. Nhìn chung các công trình đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đảm bảo an toàn, hiệu quả sử dụng và kinh tế. Song bên cạnh những hiệu quả đó, trong thực tế, hoạt động xây dựng còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chất lượng công trình chưa cao, gây lãng phí và tổn thất lớn cho nhà đầu tư.
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân quan trọng là công tác kỹ thuật và thi công chưa được đặt lên hàng đầu
    Muốn thực hiện mục tiêu đó thì chúng ta phải xây dựng nguồn lực dồi dào,tăng cường tiềm lực kinh tế,kết cấu hạ tầng,phải nâng cao nền khoa học và công nghệ. Việc xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước ta.
    Các công trình xây dựng một phần nào đó đã đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế,xã hội đem lại nhiều lợi ích thiết thực xong vẫn không tránh khỏi những hiện tượng thất thoát,lãng phí.Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là sự yếu kém hoặc không quan tâm trong công tác kỹ thuật, biện pháp thi công.
    Để đảm bảo công trình được thực hiện thi công và hoàn thành đúng với tiến độ, đáp ứng được yêu cầu sử dụng, đem lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng của công trình, nhưng vẫn đạt được yêu cầu về tính kinh tế cho người sử dụng. Vấn đề kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công được nghiên cứu chính xác, cụ thể sẽ giúp chúng ta đạt được những yêu cầu đó một cách tốt nhất.
    Xuất phát từ lí do trên, tôi thực hiện đề tài: “Xây dựng công trình kí túc xá truờng trung cấp 23 gần chợ Dạ Lê, ấp 5 phuờng Thuỷ Phuơng, xã Huơng Thuỷ”



    PHẦN 2: TỔNG QUAN, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    2.1 Yêu cầu về xây dựng cơ bản

    Để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn khi xây dựng đặc biệt là tầng hàm nhà cao tầng. Cần có thiết kế kỹ thuật thi công và biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng, đặc biệt là việc bảo vệ hố đào sâu để đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận.
    Chủ đầu tư nên thuê tư vấn độc lập thẩm tra biện pháp thi công tầng hầm. Nên điều tra, nghiên cứu kỹ về thực trạng các công trình lân cận, nhất là phần nền móng để có biện pháp hiệu quả. Phải quan trắc để đảm bảo cho kết cấu bảo vệ hố đào sâu, cho kết cấu nền móng, cho tầng hầm và cả công trình được an toàn, ổn định.
    2.2 Đặc điểm của sản xuất xây dựng
    2.3 Cơ sở để lập tổ chức thi công và các tài liệu làm căn cứ tổ chức thi công:

    a) Yêu cầu về thiết kế tổ chức thi công
    - Tầm quan trọng của thiết kế tổ chức thi công
    Tổ chức xây dựng công trình là một lĩnh vực rộng và phức tạp. Chất lượng và hiệu quả của công tác chuẩn bị xây dựng và thi công xây lắp công trình bị chi phối đáng kể bởi giải pháp công nghệ và tổ chức thi công đã lựa chọn. Do vậy, công tác thiết kế tổ chức thi công từ tổng thể đến chi tiết – làm cơ sở cho quản lý và chỉ đạo thi công công trình có ý nghĩa kinh tế - kỹ thuật đặc biệt quan trọng.
    - Thiết kế tổ chức thi công công trình – hiểu theo nghĩa tổng quát, là xác lập những dự kiến về một giải pháp tổng thể, khả thi nhằm biến kế hoạch đầu tư và văn bản thiết kế công trình trở thành hiện thực đưa vào sử dụng phù hợp những mong muốn về chất lượng, tiến độ thực hiện, về tiết kiệm chi phí và an toàn xây dựng theo yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn từ các công tác chuẩn bị đến thực hiện xây dựng công trình.
    - Do những đặc điểm khá đặc biệt của ngành và sản phẩm xây dựng nên thiết kế tổ chức thi công có vai trò rất quan trọng để tạo ra những điều kiện sản xuất tốt nhất, phù hợp với từng công trình có những điều kiện thi công nhất định, tận dụng được khả năng huy động nguồn lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi công
    - Yêu cầu về thiết kế tổ chức thi công.
    - Thiết kế tổ chức thi công công trình xây dựng là biện pháp quan trọng, không thể thiếu và là phương tiện để quản lý hoạt động thi công một cách khoa học. Thông qua thiết kế tổ chức thi công công trình, một loạt các vấn đề về công nghệ và tổ chức, kinh tế và quản lý sản xuất sẽ được thể hiện phù hợp với đặc điểm công trình và điều kiện thi công cụ thể.
    - Thiết kế tổ chức thi công còn là cơ sở để xác định nhu cầu vốn , các loại vật tư và máy móc thiết bị cần thiết cho từng giai đoạn thi công và là cơ sở để xác định dự toán chi phí một cách khoa học và chính xác.
    - Thiết kế tổ chức thi công được tiến hành trên cơ sở gắn liền với tính chất, quy mô và đặc điểm cụ thể của công trình, điều kiện về địa lý, yêu cầu về thời gian thi công, khả năng huy động nhân lực, trình độ trang bị cơ giới thi công, điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ thi công
    b) Các tài liệu căn cứ để tổ chức thi công
    - Thiết kế kĩ thuật
    - Thiết kế thi công
    - Kế hoạch tổng thể về cung cấp theo năm, quý phù hợp với tiến độ
    - Thiết kế tổ chức xây dựng
    2.4. Giới thiệu về công trình
    a) Sự cần thiết đầu tư xây dựng công trình
    -Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
    b) Chức năng của công trình:
    - Công trình Kí Túc Xá thuộc trường Trung cấp Nghề số 23 là nơi phục vụ việc nghỉ ngơi, sinh hoạt, học tập của học sinh, sinh viên tại trường.
    c) Vị trí, đặc điểm và quy mô của công trình.
    - Vị trí địa lý: Nằm phía Tây thị xã Hương Thủy, ở vị trí trung tâm thành phố Huế và phường Phú Bài.
    - Phía Đông giáp với phường Thủy Châu.
    - Phía Tây giáp với phường Thủy Dương, xã Thủy Bằng.
    - Phía Nam giáp với xã Phú Sơn.
    - Phía Bắc giáp với xã Thủy Thanh.
    2.5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    - Khảo sát hiện trạng công trình về địa hình, địa chất công trình.
    - Lập các biện pháp về thi công công trình, công tác hoàn thiện và một số công tác khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...