Chuyên Đề Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn

    Chuyên đề thực tập bao gồm 4 chương:

    Chương 1 Tổng quan về e-Learning
    Chương 2 Chuẩn SCORM
    Chương 3 Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn SCORM
    Chương 4 Thực nghiệm
    CHƯƠNG 1:Tổng quan về e-Learning

    1.1 Giới thiệu chung
    Trong những thập kỉ gần đây, e-Learning (Electronic Learning - Học tập điện
    tử) là một thuật ngữ khá mới mẻ và dần trở nên quen thuộc. Có rất nhiều tạp chí, bài
    báo và sách nói về e-Learning khiến cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về nó rất
    dễ nhầm lẫn, họ cảm thấy e-Learning là một khái niệm rắc rối, phức tạp. Vậy e-
    Learning là gì? Là một từ viết tắt, là việc sử dụng các công nghệ quen thuộc, là các
    định nghĩa chồng chéo, là các lựa chọn phân phối nội dung hay là sự hội tụ của 2 yếu
    tố cơ bản: công nghệ và đào tạo?
    Các thuật ngữ thường bị đánh đồng với e-Learning như là: computer-based
    training (CBT), computer-based learning (CBL), computer-based instruction (CBI),
    computer-based education (CBE), Web-based training (WBT), Internet-based training
    (IBT), Intranet- based training (IBT) v.v. Trong số đó, thuật ngữ Web-based training
    (WBT) là có vẻ phù hợp hơn cả, nó phản ánh một phần cụ thể của e-Learning, trong
    khi các thuật ngữ khác thì chưa rõ ràng, chưa đầy đủ. Ví dụ như là CBT, CBL, CBI
    thường được dùng để chỉ đến các kiểu của e-Learning.
    1.1.1 e-Learning là gì?
    Sau đây là một số định nghĩa được đưa ra bởi các công ty, tổ chức tham gia
    nghiên cứu và phát triển e-Learning:
    e-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công
    nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).
    e-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, phân phối hoặc
    quản lí sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và
    được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).
    Việc học tập được phân phối hay hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc phân phối
    qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, video tape, qua các hệ thống giảng dạy
    thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) (Sun Microsystems, Inc).
    Qua đó, ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất, e-Learning là việc phân phối
    đào tạo và các tài liệu giáo dục thông qua phương tiện điện tử kết hợp với các ứng
    dụng công nghệ. Các phương tiện điện tử được sử dụng gồm băng audio và video, vệ
    tinh quảng bá, truyền hình tương tác, CD-ROM và các loại học liệu điện tử khác. Công
    nghệ cốt lõi tham gia vào hệ thống e-Learning là mạng Internet và công nghệ Web.
    Trong tương lai, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-kĩ thuật, e-Learning
    cũng có thể bao gồm việc đào tạo được phân phối trên các máy PDA (Personal Digital
    Assistant) (ví dụ như Palm top) thậm chí có thể thông qua việc sử dụng công nghệ
    không dây. Các chuyên gia tiên đoán rằng, e-Learning sẽ phát triển thành m-Learning
    (mobile Learning) - một hình thức di động của giáo dục.
    Hình 1 mô tả một cách tổng quát khái niệm e-Learning.Trong mô hình này, hệ
    thống đào tạo bao gồm 4 thành phần. Toàn bộ hoặc một phần của những thành phần
    chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện truyền thông điện tử.

    Hình 1.1. Mô hình E-learning.
    Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các
    phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ các bài giảng CBT viết bằng
    toolbook II,
    Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các
    phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học
    trên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia,
    Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện
    truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS
    (Short Message Service), việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua
    mạng Internet,
    Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được
    thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông
    qua chat, forum trên mạng,

    MỤC LỤC

    Mở đầu 1
    Chương 1 Tổng quan về e-Learning 3

    1.1 Giới thiệu chung 3
    1.1.1 e-Learning là gì? 3
    1.1.2 Khác biệt của e-Learning so với đào tạo truyền thống 5
    1.1.3 Các thuận lợi và khó khăn khi tham gia vào một hệ thống e-Learning 7
    1.1.4 Tình hình phát triển E-Learning trên thế giới và ở Việt Nam 9
    1.2 Các thành phần của hệ thống E-learning 10
    1.2.1 LMS (Learning Management System) 10
    1.2.2 LCMS (Learning Content Management System) 12
    1.2.3 Mối quan hệ giữa LMS và LCMS 14
    1.3 Công cụ phục vụ cho E-Learning 17
    1.3.1 Các mức (đơn vị) học trong e-Learning 18
    1.3.2 Các công cụ phục vụ cho e-Learning 19
    Chương 2 Chuẩn SCORM 24
    2.1 Chuẩn là gì? 24
    2.2 Lợi ích của việc tuân theo chuẩn 24
    2.3 Các chuẩn hiện có trong e-Learning 25
    2.3.1 Chuẩn đóng gói 25
    2.3.2 Chuẩn trao đổi thông tin 25
    2.3.3 Chuẩn meta-data 26
    2.3.4 Chuẩn chất lượng 26
    2.4 Giới thiệu về SCORM 26
    2.4.1 Lịch sử ra đời của SCORM 27
    2.4.2 Quá trình phát triển của SCORM qua các phiên bản 28
    2.5 Mô hình nội dung theo chuẩn SCORM 30
    2.5.1 Mô hình nội dung 30
    2.5.2 Meta-data 31
    2.5.3 Đóng gói nội dung (Content Packaging) 32
    2.6 Môi trường chạy SCORM 33
    2.6.1 SCORM RTE 33
    2.6.2 API Adapter 36
    2.7 Sắp xếp và điều hướng 37
    Chương 3 Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng tuân theo chuẩn SCORM 40
    3.1 Vị trí của công cụ biên soạn bài giảng trong một hệ thống e-Learning 40
    3.2 Đặt vấn đề 41
    3.3 Mục đích và các chức năng chính 41
    3.4 Phân tích hệ thống 42
    3.4.1 Sơ đồ ngữ cảnh 42
    3.4.2 Sơ đồ phân rã chức năng 43
    3.4.3 Đặc tả chức năng chi tiết 43
    3.4.4 Sơ đồ luồng tiến trình-DFD 47
    3.5 Thiết kế hệ thống 48
    3.5.1 Các module chính 48
    3.5.2 Lưu trữ dữ liệu (thiết kế CSDL) 48
    Chương 4 Thực nghiệm 53
    4.1 Môi trường phát triển 53
    4.1.1 Cơ sở dữ liệu 53
    4.1.2 Ngôn ngữ lập trình 53
    4.2 Kết quả thực nghiệm 54
    4.2.1 Một số giao diện chính 54
    4.2.2 Thử nghiệm tính tuân theo chuẩn của gói nội dung 56
    4.3 Đánh giá 60
    Kết luận 61
    4.4 Kết quả đạt được của khóa luận 61
    4.5 Định hướng phát triển 61
    Tài liệu tham khảo
     
Đang tải...