Luận Văn Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng ba chiều tăng cường tuân theo chuẩn SCORM

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Trong xu hướng phát triển hiện nay, hệ thống đào tạo theo phương thức truyền thống ngày càng gặp nhiều khó khăn như nội dung các giáo trình, sách giáo khoa thường xuyên bị lạc hậu, hình thức bài giảng không tạo nên được sự hứng thú học tập cho học viên, việc tra cứu tại chỗ các tài liệu tham khảo rất hạn chế và mất nhiều thời gian, việc học bị hạn chế bởi không gian và thời gian . tất cả những khó khăn trên khiến cho việc truyền đạt nội dung kiến thức bị ảnh hưởng rất nhiều, hiệu quả không cao.
    Nhận thức được những vấn đề khó khăn trên, công tác giáo dục đào tạo đã có nhiều thay đổi cải tiến với các hình thức học tập mới, khắc phục những nhược điểm của phương pháp học tập truyền thống. E-Learning với sự trợ giúp của các công nghệ mới nhất hứa hẹn sẽ khắc phục tốt những nhược điểm của phương pháp học tập truyền thống. E-Learning đang từng bước hoàn chỉnh ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên các hệ thống này còn thiếu sự đồng bộ, tự đặt ra mô hình đào tạo riêng, việc chia sẻ nội dung giữa các hệ thống trở nên khó khăn và phức tạp. Các tổ chức IEEE, IMS, AICC, ADL . đã xây dựng và cung cấp rất nhiều chuẩn chung giữa các hệ thống. Trong số đó, SCORM (chuẩn do ADL cung cấp) đang được đánh giá rất cao và có khá nhiều sản phẩm tuân theo nó.
    Bài giảng điện tử có dữ liệu ba chiều và đa phương tiện là một dạng bài giảng mới, đang được sử dụng hiệu quả trong một số môn học trong e learning [1]. Tuy nhiên, do một số đặc tính khác với bài giảng điện tử thông thường (có dữ liệu ba chiều, có sự kết hợp giữa các dạng dữ liệu), việc xây dựng, đóng gói và sử dụng rộng rãi những bài giảng dạng này trong các hệ thống e learing còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, trong khoá luận này, chúng tôi tiến hành xây dựng một bộ công cụ hỗ trợ biên soạn các bài giảng dạng này và đóng gói chúng theo chuẩn SCORM. Bước đầu, bộ công cụ sẽ giúp giáo viên tạo và sửa đổi bài giảng dễ dàng và góp phần tích hợp bài giảng ba chiều tăng cường vào các hệ thống e learning sẵn có
    Cấu trúc của Khoá luận: “Xây dựng công cụ biên soạn bài giảng ba chiều tăng cường tuân theo chuẩn SCORM” như sau:
    Chương 1: Tổng quan về e-Learning: Chương này sẽ trình bày những kiến thức tổng quát về e-Learning, các thành phần tham gia vào hệ thống e-Learning, những ưu điểm so với đào tạo điện tử truyền thống và sự phát triển của e-Learning.
    Chương 2: Đóng gói bài giảng trong e-Learning: Giới thiệu về chuẩn SCORM, ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML và việc ứng dụng XML vào việc xây đóng gói bài giảng theo SCORM.
    Chương 3: Bài giảng điện tử ba chiều tăng cường: Tìm hiểu về bài giảng điện tử nói chung và bài giảng điện tử ba chiều tăng cường (định nghĩa, tiền đề, thành phần, kiểu kết hợp, mô hình).
    Chương 4: Bộ công cụ biên soạn và đóng gói bài giảng điện tử ba chiều tăng cường: Tìm hiểu bộ công cụ trình diễn bài giảng ba chiều tăng cường và một số bộ công cụ biên soạn và đóng gói bài giảng sẵn có. Dựa trên những tìm hiểu này, chúng tôi tiến hành xây dựng một bộ công cụ biên soạn và đóng gói bài giảng ba chiều tăng cường tuân theo chuẩn SCORM và sử dụng công cụ này để đóng gói một bài giảng ba chiều tăng cường có nội dung về lịch sử thế giới.
    Đề tài được thực hiện bởi một nhóm có hai thành viên: Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Tuấn Phương. Phân công công việc cụ thể như sau:
    Nguyễn Tiến Dũng: Phụ trách về chuẩn SCORM, phân tích và đặc tả, đóng gói nôi dung, xây dựng module đặc tả tài nguyên và đặc tả nội dung bài giảng.
    Nguyễn Tuấn Phương: Phụ trách về e-Learning, ngôn ngữ XML, xây dựng module phân tích file imsmanifest.xml
    Các phần còn lại chúng tôi cùng xây dựng và thực hiện chung.



    Mục lục

    TÓM TẮT 4
    MỤC LỤC 5
    MỞ ĐẦU 7
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING 9
    1.1 GIỚI THIỆU VỀ E-LEARNING 9
    1.1.1 E-Learning là gì? 9
    1.1.2 Khác biệt của e-Learning so với đào tạo truyền thống 10
    1.1.3 Chuẩn hóa E-Learning: 13
    1.2 CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỆ THỐNG E-LEARNING 14
    1.2.1 LMS (Learning Management System) 14
    1.2.2 LCMS (Learning Content Management System) 15
    1.2.3 So sánh LMS và LCMS 17
    CHƯƠNG 2: ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG TRONG E-LEARNING ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
    2.1 CHUẨN SCORM 20
    2.1.1 Chuẩn là gì? 20
    2.1.2 Lợi ích của chuẩn 20
    2.1.3 Mô hình nội dung theo chuẩn SCORM 21
    2.1.3.1 Mô hình nội dung: 21
    2.1.3.2 Meta-data: 24
    2.1.3.3 Đóng gói nội dung (Content Packaging): 25
    2.1.4 Các thẻ trong chuẩn SCORM 27
    2.2. NGÔN NGỮ ĐÁNH DẤU MỞ RỘNG XML 36
    2.2.1 Khái Niệm 36
    2.2.2 Những ưu điểm của XML 36
    2.2.3. Cấu trúc logic của một tài liệu XML 37
    2.2.4. Bộ phân tích XML (XML Parser) 40
    2.2.4.1. Mô hình DOM 41
    2.2.4.2. Mô hình SAX 43
    2.3. ỨNG DỤNG XML TRONG ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG E-LEARNING THEO SCORM 43
    CHƯƠNG 3: BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BA CHIỀU TĂNG CƯỜNG 45
    3.1 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRUYỀN THỐNG 45
    3.1.1 Định nghĩa 45
    3.1.2 Lịch sử phát triển 45
    3.1.3 Các định dạng dữ liệu sử dụng trong bài giảng điện tử. 46
    3.1.3.1 Văn bản 46
    3.1.3.2 Ảnh 47
    3.1.3.3 Âm thanh 48
    3.1.3.4 Video 49
    3.2 BÀI GIẢNG ĐIỂN T Ử BA CHIỀU TĂNG CƯỜNG 50
    3.2.1 Định nghĩa 50
    3.2.2 Các tiền đề cho giáo trình điện tử ba chiều tăng cường 50
    3.2.3 Các thành phần cơ bản và kiểu kết hợp trong giáo trình 51
    3.2.3.1 Các thành phần cơ bản 51
    3.2.3.2 Kiểu kết hợp 51
    3.2.4 Mô hình bài giảng điện tử ba chiều tăng cường 52
    CHƯƠNG 4: BỘ CÔNG CỤ BIÊN SOẠN VÀ ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BA CHIỀU TĂNG CƯỜNG 54
    4.1. MỘT SỐ CÔNG CỤ LIÊN QUAN 54
    4.1.1. Bộ công cụ trình diễn giáo trình điện tử ba chiều tăng cường 54
    4.1.2. Một số công cụ biên soạn bài giảng hiện có 54
    4.1.2.1 Sample RTE 1.2.2 54
    4.1.2.2. Reload Editor 1.3 55
    4.1.2.3 Moodle 1.4.5: 56
    4.1.2.4 Đánh giá: 56
    4.2. CÔNG CỤ BIÊN SOẠN VÀ ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TĂNG CƯỜNG 56
    4.2.1. Mục tiêu 56
    4.2.2. Mô hình công cụ 57
    4.2.3. Các tài liệu đặc tả 57
    4.2.3.1. Hồ sơ đặc tả Asset/SCO trong bài giảng điện tử ba chiều tăng cường theo chuẩn SCORM: 57
    4.2.3.2 Hồ sơ đặc tả bài giảng điện tử ba chiều tăng cường theo chuẩn SCORM 64
    4.2.4. Triển khai 68
    4.2.4.1. Các chuẩn kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình sử dụng 68
    4.2.4.2. Các thành phần và chức năng của bộ công cụ 69
    4.2.5. Thử nghiệm 71
    4.2.5.2 Một số giao diện chính: 73
    4.2.5.3 Đánh giá kết quả: 76
    KẾT LUẬN 77
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...