Luận Văn Xây dựng cơ sở khoa học cho việc qui hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước của Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Xây dựng cơ sở khoa học cho việc qui hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước của Việt Nam

    Lời nói đầuĐất ngập nước bao gồm nhiều sinh cảnh khác nhau trên đất liền, ven biển và biển. Đất ngập nước vô cùng phong phú và rất quan trọng đối với môi trường và sự phát triển kinh tế bền vững. Không chỉ là nơi cư ngô , cung cấp thức ăn cho con người và nhiều loài động thực vật sống trên đó, đất ngập nước c̣n có ư nghĩa quan trọng đối với bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học và cảnh quan môi trường. Trải qua mét giai đoạn chiến tranh lâu dài, nhiều vùng đất ngập nước của nước ta như các hồ chứa nước, các vùng rừng ngập mặn đă bị tàn phá nặng nề. Từ năm 1997 đến nay Nhà nước đă công nhận nhiều khu rừng đặc dụng đất ngập nước và nhiều khu rừng đặc dụng khỏc cú chứa diện tích đất ngập nước. Một số tỉnh cũng ra quyết định thành lập các khu bảo tồn thiờn nhiờn đất ngập nước cấp tỉnh. Tuy vậy, cho đến nay một số vùng đất ngập nước có tính đa dạng sinh học cao chưa được đưa vào hệ thống các khu rừng đặc dụng của nước ta như: một số ao, đầm của vựng chiờm trũng của Đồng Bằng Bắc Bộ, các đầm phá ven biển miền Trung. Bên cạnh đó một số khu rừng đặc dụng có diện tích đất ngập nước nhưng chưa được qui hoạch nhiệm vụ bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước một cách cân đối.
    Trong bối cảnh này cục môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đă phối hợp với Viện Điều tra Qui hoạch Rừng thực hiện đề tài " Xây dựng cơ sở khoa học cho việc qui hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước của Việt Nam", Với mục đích lâu dài là xây dựng những cơ sở khoa học cho việc qui hoạch và quản lư, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất ngập nước. Một trong những kết quả của đề tài là đă phát hiện được một số khu vực đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, có những giá trị cao về đa dạng sinh học nhưng chưa được đưa vào bảo tồn. Một trong số đó là khu đất ngập nước Vân Long thuộc huyện Gia Viễn tỉnh Ninh B́nh. Từ những kết quả điều tra cơ bản ban đầu, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bỡnh đó có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho xây dựng vùng đất ngập nước Vân Long thành khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước nằm trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia. Khu bảo tồn Vân Long là một vùng đất ngập nước, là rốn thu nước của 7 xă: Gia Vân, Gia Hoà, Gia Thanh, Gia Tân, Gia Lập, Liên Sơn, Gia Hưng với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2643ha. Trong vùng không có sông lớn, chỉ có sông nhỏ và suối được bắt nguồn từ sông lớn và các dăy núi xung quanh. Vào mùa khô các suối bị cạn, nhưng vựng cú khoảng 341ha đất ngập nước quanh năm. Vùng đất ngập nước Vân Long có nguồn lợi đa dạng và phong phó, tuy nhiên trong những năm gần đây do khai thác sử dụng chưa hợp lư nờn cú nguy cơ dẫn đến suy giảm nguồn lợi. V́ vậy, cần phải điều tra, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, môi trường, xác định giá trị nguồn lợi Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long nhằm khai thác và sử dụng hợp lư vùng đất có nhiều tiềm năng này.
    Là mét sinh viên được theo học chuyên ngành kinh tế và quản lư môi trường Khoa Kinh tế - Quản lư môi trường và đô thị trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Em nhận thức được là giữa môi trường và phát triển luụn cú những mối quan hệ sâu sắc. Cho nên nhiệm vụ của nhà phát triển và nhà môi trường là phải đưa ra được những quyết định để làm cho mối quan hệ đó trở nên hài hoà hơn. Muốn vậy cần phải định giá các nguồn tài nguyên môi trường, do vậy hướng đề là "Bước đầu xác định giá trị kinh tế vùng đất ngập nước Vân Long - Gia Viễn - Ninh B́nh bằng phương pháp chi phí du lịch". Nội dung đề tài bao gồm:
    Chương I: Nhận thức chung về đất ngập nước, phát triển bền vững và định giá môi trường
    Chương II: Những nét khái quát về đặc trưng của vùng đất ngập nước Vân Long- Gia Viễn- Ninh B́nh.
    Chương III: Bước đầu xác định giá trị kinh tế vùng đất ngập nước Vân Long- Gia Viễn- Ninh B́nh bằng phương pháp chi phí du lịch.
    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt t́nh của cô giáo Lấ THU HOA và cỏc Bỏc trong Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường tỉnh Ninh Bỡnh đó hướng dẫn chỉ bảo cho em hoàn thành luận văn này.
    Ninh B́nh, ngày , tháng , năm 2002
    chương iNhận thức chung về đất ngập nước, phát triển bền vững và định giá môi trườngI. đất ngập nước và sự phát triển bền vững.1. Giá trị của đất ngập nước.Theo công ước Ramsar ( tháng 2/1971) thuật ngữ " đất ngập nước" bao gồm những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, với nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển, kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 m khi triều thấp.
    Trong lịch sử xa xưa những vùng đất ngập nước thường là nuôi dưỡng các nền văn minh vĩ đại của Mesopotani và Ai Cập. Các vùng nước thực hiện một số chức năng như điều tiết nước ngầm, khống chế lũ lụt, giữ lại chất dinh dưỡng, chất cặn và các độc tố, chống sóng, chắn gió, ổn định bờ biển, phục vụ giao thông thuỷ , du lịch . Tạo ra các sản phẩm như tài nguyên rừng, các động vật hoang dă, tụm cỏ, cung cấp các chất dinh dưỡng và là môi trường trú ngụ cho cá đẻ trứng, nơi ươm cá con hoặc nơi sinh sống cho cá trưởng thành. Ngoài ra chỳng cũn cú cỏc thuộc tính về hệ sinh thái như tính đa dạng sinh học và sự độc đáo di sản thiên nhiên. V́ vậy đất ngập nước tại một số nơi đến nay vẫn hết sức quan trọng cho phóc lợi và sự b́nh yên của những người dân sống ở các vùng phụ cận.
    2. Đặc điểm môi trường vùng đất ngập nước.- Về sinh thái học, Khu bảo tồn đất ngập nước được xem xét trên quan điểm như là hệ thống đồng nhất gồm nhiều các phân hệ là các thành phần của môi trường như: Đất, nước, hệ động vật, hệ thực vật.
    - Hệ sinh thái đất ngập nước: Trong hệ sinh thái các quần xă sinh vật có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, với môi trường xung quanh. Một quần xó cú sự biến động sẽ gây sự biến động dây truyền.
    - Dùa vào chức năng hệ sinh thái: Hệ sinh thái nói trung và hệ sinh thái đất ngập nước nói riêng rất quan trọng đối với môi trường.
    +) Hệ sinh thái đất ngập nước: Chức năng chuyển hoá năng lượng tạo ra lợi Ưch cung cấp cho con người.
    +) Tạo chuỗi và mạng lưới thức ăn, mỗi mắt lưới, mỗi mắt chuỗi là một phân hệ, một quần xă.
    +) Luôn diễn ra quá tŕnh và chu tŕnh sinh địa hoá.
    - Trong hệ sinh thái đất ngập nước luôn lưu giữ vật chất, thông tin ở một thời điểm nào đó như: Đa dạng sinh học, khoảng chất.
    3. Bảo vệ phát triển bền vững đất ngập nước.Có một thời trong lịch sử đất ngập nước được xem như là vùng đất có năng suất thấp, thậm chí bẩn thỉu chứa đầy bệnh tật, côn trùng và cá sấu, v́ vậy con người đă cố gắng chuyển hoỏ chỳng thành đất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đất thổ cư và đất xây dựng, tập trung các nguồn kinh phí vào việc tát cạn và cải tạo chúng, đem lại sự phồn thịnh cho một số nước như Hà Lan, làm tăng đáng kể mức sản xuất nông nghiệp như ở các nước Đông Nam Á.
    Thời gian thay đổi, khi nhiều vùng đất ngập nước bị thu hẹp diện tích, một số bị suy thoái nghiêm trọng, việc tranh chấp về sử dụng tài nguyên đất ngập nước ở một số vùng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sung đột mang sắc thái dơn tộc dữ dội như ở thung ḷng Senegal, th́ con người càng hiểu rơ hơn về giá trị đích thực của nguồn tài nguyên, những loại hàng hoá và dịch vụ đa dạng do đất ngập nước mang lại. Từ đó h́nh thành quan niệm mới về đất ngập nước như là những hệ sinh thái có năng suất và giữ vai tṛ chiến lược phát triển kinh tế xă hội bền vững, đối lập hẳn với ư niệm cổ điển nói trên. Ngày nay vấn đề bảo vệ đất ngập nước càng được coi trọng theo quan điểm môi trường và phát triển bền vững.
    Hội nghi lần thứ ba các nước thành viên công ước Ramsar tháng 7/1978 đă kiến nghị mỗi nước phải xây dựng một chính sách quốc gia về sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước của ḿnh. ở Việt Nam một số vùng đất ngập nước ở Nam Định, Đồng Thỏp đó được quy định thành khu bảo vệ nghiêm ngặt theo công ước Ramsar.
    II. Vấn đề định giá môi trường.1. Khái niệm định giá môi trường.Định giá môi trường là việc thừa nhận giá trị kinh tế của môi trường thông qua các chức năng của nó như sông suối, các loài, cung cấp nguyên liệu thô và hấp thụ chất thải. Lập luận ở đây là việc gắn một giá trị được lượng hoá bằng tiền cho các hàng hoá và dịch vụ môi trường do tác động của những hàng hoá và dịch vụ đó tới quá tŕnh kinh tế là một việc rất có ư nghĩa.
    1. Tại sao cần phải định giá môi trường? Đây là một cách nhắc nhở rằng môi trường không phải là " cho không" mặc dù không có loại thị trường theo kiểu thông thường dành cho các dịch vụ của nó. Qua định giá ta đo được tốc độ sử dụng hết các nguồn tài nguyên môi trường và báo hiệu cho những đối tượng sử dụng những nguồn tài nguyên đó rằng mức độ khan hiếm nguồn tài nguyên đó ngày càng tăng lên.
    - Việc định giá góp phần khôi phục lại thế cân bằng giữa các kết quả có thể lượng hoá và không thể lượng hoá được trong phân tích chi phí- lợi Ưch, hoặc giữa các giá trị tiền tệ và phi tiền tệ. Đối với rất nhiều dạng quyết định về cỏc tiờu trớ tài chính hoặc kinh tế, các kết quả có thể lượng hoá được sẽ tạo ra được Ên tượng mạnh hơn trong suy nghĩ của người ra quyết định. Do vậy, để đi đến một quyết định đúng hơn và công bằng hơn, việc xác định những kết quả tác động tiềm năng và định giá những kết quả đó càng về lâu dài càng tốt (và đáng tin cậy) đóng vai tṛ rất quan trọng.
    - Khi đưa ra một quyết định chi phí- lợi Ưch, cần định giá càng nhiều kết quả tác động càng tốt v́ như vậy sẽ hạn chế phạm vi chỉ có nhận định "thuần tuư". Giữa các nhân tố không thể so sánh được luôn phải đưa ra nhận định. Tuy nhiên, nếu càng có nhiều tác động môi trường được thể hiện bằng các đại lượng kinh tế thông thường th́ những khó khăn (và cả tính vơ đoán) khi đưa ra những nhận định đó càng Ưt đi.
    - Định giá có thể chỉ dẫn đến quá tŕnh thực hiện về mặt kinh tế một cách đúng đắn hơn.
    - Nếu tiến hành lượng hoỏ một cách cẩn thận và nhận thức được giới hạn của nó th́ sẽ tạo ra được một cơ sở chính sách an toàn, qua đó có được phương cách sử dụng môi trường cẩn thận hơn, ví dụ như trong việc đánh thuế, tớnh phớ, trợ cấp. Để thực hiện đối tượng gây ô nhiễm phải trả, chúng ta cần biết đối tượng gây ô nhiễm phải trả " bao nhiêu". Khi đưa ra một loại thuế cacbon, hăy giả sử trước rằng chúng ta biết mức thuế "phải chăng", hoặc thậm trí là xấp xỉ, là bao nhiêu. Qua định giá có thể đưa ra được những quyết định đó.
    2. Một số khái niệm liên quan tới định giá môi trường.Để có thể áp dụng phương pháp chi phí du lịch trong đề tài này th́ một số khái niệm cơ bản có liên quan cần phải làm rơ.
    a) Tổng giá trị kinh tế.
    Tổng giá trị kinh tế là khái niệm được sử dụng trong kinh tế, nhưng khi nh́n nhận trên quan điểm môi trường th́ đây là một khái niệm có tính bao quát. Được các nhà kinh tế học môi trường gắn cho công thức khi đánh giá hệ sinh thái là.
    TEV = UV + NUV (1.1)
    TEV: Tổng giá trị kinh tế.
    UV: Giá trị sử dụng.
    NUV: Giá trị không sử dụng.






    [​IMG]Tổng giá trị kinh tế (TEV)

    Giá trị sử dụng (UV) Giá trị không sử dụng (NUV) Giá trị không sử dụng (NUV)


    Giá trị sử dông Giá trị sử dụng Giỏ trị tuỳ Giá trị tồn
    trực tiếp (DUV) gián tiếp (IUV) thuộc (BV) tại (EXV)
    - DUV: Là những giá trị được con người tiêu dùng nhằm thoả măn nhu cầu con người như: Sản xuất gỗ bền vững, vui chơi giải trí, di truyền thực vật học .
    - IUV: Các chức năng môi trường cơ bản hỗ trợ cho hoạt động kinh tế và lợi Ưch của con người, như chu tŕnh dinh dưỡng, bảo vệ đường phân nước dự chữ cacbon. Giá trị sử dụng gián tiếp dành cho mọi người.
    - BV: Được hiểu là giới hạn có thể sử dụng và không sử dụng, phụ thuộc mục đích của con người.
    - EXV: Muốn diễn giải chức năng tồn tại nguồn tài nguyên môi trường, do đó giá trị này nó thiên lệch về tính chất đặc thù, tính chất giá trị quớ hiếm mà khả năng bảo tồn được đề cao hơn thông thường đánh giá dựa trờn nhận thức của xă hội hoặc sự bằng ḷng chi trả (WTP).
    b) Một số phương pháp định giá tài nguyên. (Trang 8)










    [​IMG]































    c) Sự bằng ḷng chi trả.
    Sù bằng ḷng chi trả phản ánh sở thích tiêu dùng của khách hàng. Thông thường người tiờu dùng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ thông qua giá thị trường. Nhưng cũng có những trường hợp người tiêu dùng tự nguyện hay chấp nhận trả cao hơn giá thị trường và mức tự nguyện trả cũng khác nhau được gọi là thặng dư tiêu dùng.
    WTP = MP + CS (1.2)
    [​IMG] Giá
    WTP: Sự bằng ḷng chi trả.
    MP: Giá thị trường.
    CS: Thặng dư tiêu dùng.

    Qua h́nh 1 ta thấy, giá cân bằng của thị trường là p[SUP]*[/SUP]. Tuy nhiên cá nhân A vẫn có thể chấp nhận trả ở mức giá p[SUB]a[/SUB]. Tại mức giá p[SUP]*[/SUP] lợi Ưch mà cá nhân A nhận được là phần (1) và phần (2). Phần (1) chính là phần chi phí mà người tiêu dùng phải trả cho hàng hoá cụ thể. C̣n phần (2) là giá tri thặng dư mà người tiêu dùng nhận được khi tiêu thụ hàng hoỏ đú trờn thị trường.
    III. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện nội dung trờn, đó sử dụng phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp chi phí du lịch.
    a) Khái niệm phương pháp chi phí du lịch.
     
Đang tải...