Tiến Sĩ Xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp ở Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU vii
    LỜI MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP 14
    1.1. QUAN NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CỤM CÔNG NGHIỆP . 14
    1.1.1. Quan niệm và phân loại Cụm công nghiệp . 14
    1.1.2. Con đường hình thành các Cụm công nghiệp . 23
    1.1.3. Vai trò của Cụm công nghiệp 26
    1.2. QUAN NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH
    XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP 29
    1.2.1. Quan niệm và vai trò cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp 29
    1.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp . 37
    1.2.3. Các tiêu chí phản ánh tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp . 38
    1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP . 45
    1.4. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP 48
    1.4.1. Chính sách phát triển Cụm công nghiệp và quy hoạch xây dựng cơ sở
    hạ tầng Cụm công nghiệp 48
    1.4.2. Chính sách giành quỹ đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp . 50
    1.4.3. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp . 51
    1.4.4. Chính sách về quản lý chất lượng công trình Cụm công nghiệp . 54
    1.5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ MỘT SỐ TỈNH TRONG NƯỚC . 55
    1.5.1. Kinh nghiệm ở một số nước . 55
    1.5.2. Kinh nghiệm ở một số tỉnh của Việt Nam 63
    1.5.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển Cụm công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp một số nước và một số tỉnh trong nước . 69
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 72

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI . 73
    2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP . 73
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 73
    2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 75
    2.1.3. Khái quát tình hình phát triển các Cụm công nghiệp ở Hà Nội giai
    đoạn từ 2000 đến 2010 82
    2. 2. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI 92
    2.2.1. Quá trình cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước về xây dựng cơ sở
    hạ tầng các Cụm công nghiệp ở Hà Nội . 92
    2.2.2. Thực trạng quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp và quy hoạch chi
    tiết xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp ở Hà Nội 96
    2.2.3. Chính sách về hỗ trợ ngân sách của Hà Nội cho xây dựng cơ sở hạ
    tầng Cụm công nghiệp . 102
    2.2.4. Chính sách giải phóng mặt bằng cho phát triển các Cụm công nghiệp
    ở Hà Nội 104
    2.2.5 Thực trạng chất lượng công trình và tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng
    các Cụm công nghiệp ở Hà Nội . 108
    2.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI XÉT THEO CÁC YẾU TỐ HỢP THÀNH . 111
    2.3.1. Xây dựng hạ tầng giao thông . 111
    2.3.2. Xây dựng hạ tầng cấp điện, nước . 114
    2.3.3. Phát triển Bưu chính- Viễn thông 119
    2.3.4. Xây dựng hạ tầng xử lý môi trường . 121
    2.4. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA MỘT SỐ CỤM CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI 124
    2.4.1 Cụm công nghiệp Nguyên Khê – Huyện Đông Anh 124
    2.4.2. Cụm công nghiệp Hoàng Mai – Quận Hoàng Mai . 126
    2.4.3. Cụm công nghiệp Ninh Hiệp – Huyện Gia Lâm . 127
    2.4.4. Các Cụm công nghiệp nằm trong khu công nghiệp thực phẩm Hapro, Huyện Gia Lâm 131
    2.4.5. Cụm công nghiệp Bình Phú – Phùng Xá , huyện Thạch Thất . 133
    2.4.6. Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu các tình huống xây dựng cơ sở hạ
    tầng các Cụm công nghiệp ở Hà Nội . 135
    2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI . 137
    2.5.1. Những kết quả và ưu điểm về xây dựng cở sở hạ tầng . 137
    2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân . 144
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 152

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI 153
    3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG CỞ SỞ HẠ TẦNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI . 153
    3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển Cụm công nghiệp và xây dựng
    cơ sở hạ tầng các Cụm công nghiệp ở Hà Nội 153
    3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển Cụm công nghiệp ở Hà Nội . 155
    3.1.3. Quan điểm và mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng các Cụm công nghiệp 159
    3.2. CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
    CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI . 162
    3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp . 162
    3.2.2. Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường
    các Cụm công nghiệp 169
    3.2.3. Nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng các CCN . 175
    3.2.4. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng các Cụm công nghiệp 181
    3.2.5. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng các
    Cụm công nghiệp . 184
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . 191
    KẾT LUẬN . 192
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 196
    PHỤ LỤC .
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề ở nông thôn Hà Nội, tất yếu đòi hỏi sự ra đời, phát triển các Cụm công nghiệp (CCN). Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2000 - 2010, trên phạm vi cả nước, trong đó có nông thôn Hà Nội, số doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) tăng trung bình 22%/ năm. Số làng nghề của Hà Nội, tăng nhanh qua các năm, nếu năm 2006 có 1220 làng có nghề, thì đến năm 2010 có 1350 làng có nghề. Năm 2010, giá trị sản xuất của 1350 làng có nghề đạt 8.663 tỷ đồng chiếm 26% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và 8,3% giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của làng nghề đạt 804,5 triệu USD, chiếm khoảng 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. Hà Nội là nơi có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước, chiếm tỷ lệ 48% làng nghề của cả nước (1350/2790 làng có nghề)[24].

    "Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, các cơ sở xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu là để di rời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do UBND các tỉnh, thành phố quyết định thành lập" [48, Điều 2]. Như vậy CCN là một hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ, nó đáp ứng yêu cầu di rời, sắp xếp lại, tăng cường cơ sở hạ tầng để duy trì, mở rộng và giảm ô nhiễm môi trường cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.
    Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 132/2000/QĐ - TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, đã chỉ rõ: "Đối với địa phương có nhiều cơ sở ngành nghề nông thôn, UBND cấp tỉnh giao cho UBND cấp huyện hoặc xã quy hoạch đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở ngành nghề nông thôn thuê đất đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất". Thực hiện chính sách đó, trong những năm qua Hà Nội (bao gồm cả Hà Tây cũ) đã quy hoạch phát triển 49 CCN với tổng diện tích khoảng 2616 ha, 176 Cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN) với tổng diện tích 1315 ha, trong đó tính đến nay đã xây dựng và triển khai được 33 CCN với diện tích 2072 ha (chiếm 79% diện tích quy hoạch) và 56 CCNLN đang triển khai xây dựng hạ tầng và hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng diện tích 518 ha, bằng 56% diện tích qui hoạch. Hà Nội trở thành địa phương có nhiều CCN lớn nhất cả nước, có nhiều CCN đã đi vào sản xuất - kinh doanh. Phát triển CCN ở Hà Nội đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành, tạo nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo.
    Nhằm phát huy vai trò tác dụng đó của các CCN với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cần tiếp tục phát triển và phát huy hiệu quả của các CCN, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Bố trí hợp lý công nghiệp trên địa bàn các vùng; phát huy hiệu quả các khu, Cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”[33].
    Xây dựng cơ sở hạ tầng CCN bao gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đóng vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành, phát triển các CCN. Trong những năm qua xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) CCN ở Hà Nội đã có nhiều tiến bộ, nhưng còn nhiều bất cập như: Chất lượng quy hoạch phát triển CCN và quy hoạch xây dựng CSHT còn thấp; CSHT chưa đảm bảo đồng bộ và hiện đại; Cơ chế huy động vốn cho xây dựng CSHT còn chưa hợp lý dẫn tới thiếu vốn trầm trọng; CSHT cho xử lý và bảo vệ môi trường còn yếu và chưa được coi trọng
    Trong bối cảnh đó, tác giả chọn vấn đề: Xây dựng cơ sở hạ tầng các Cụm công nghiệp ở Hà Nội làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

    2. Mục đích nghiên cứu của luận án

    - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận chủ yếu về CCN và xây dựng CSHT CCN, nhằm tạo cơ sở cho nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng CSHT các CCN ở Hà Nội;
    - Mô tả, phân tích thực trạng, đánh giá ưu điểm, thành tích và hạn chế, khuyết điểm trong xây dựng CSHT CCN ở Hà Nội, nguyên nhân của các hạn chế, khuyết điểm đó;
    - Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm xây dựng CSHT CCN ở Hà Nội;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...