Báo Cáo Xây dựng Cơ sở dữ liệu quản trị các bài trích báo, tạp chí tại Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến khoa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao đã tạo đà cho sự chuyển đổi đột phá từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, từ văn minh công nghiệp sang nền văn minh trí tuệ.
    Trong xã hội hiện nay và đứng trên phạm vi toàn thế giới, tri thức, thông tin đã và đang trở thành nền tảng của tiến trình phát triển chung cho toàn nhân loại; trí tuệ con người trở thành động lực phát triển của nền kinh tế tri trức. Có thể nói nguồn lực thông tin có tác động to lớn trong từng hoạt động, từng công việc cũng như đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi cơ quan, tổ chức, thậm chí là đối với mỗi con người. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực thông tin, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến hoạt động thông tin trong công cuộc đổi mới – coi thông tin khoa học là một thành tố không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
    Ở vào thời kỳ đáng chú ý hiện nay, khi nền kinh tế đang bước đầu chuyển giao sang nền kinh tế tri thức, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cơ quan, tổ chức hoạt động trong khu vực dịch vụ thông tin đang có sự chuyển mình nhanh chóng để tạo ra các sản phẩm- dịch vụ, đồng thời để đáp ứng với những thách thức và nắm lấy ưu thế của các cơ hội mới.
    Ở Việt Nam có rất nhiều các loại hình cơ quan thông tin đã ra đời như: báo in; phát thanh; truyền hình; báo điện tử; thông tấn; trung tâm thông tin của các Bộ, Ngành, các thư viện lớn; thông tin phát ngôn của các tổ chức, doanh nghiệp .Bên cạnh các tổ chức, cơ quan thông tin của Nhà nước, của nước ngoài, hay các tổ chức liên kết, hàng loạt các doanh nghiệp, công ty tư nhân đã ra đời với các loại hình như: quảng cáo, thông tin dịch vụ, thông tin khoa học, xuất bản, truyền thụng quảng bá ) để góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của đất nước.
    Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến khoa học mới (TTNC&XTKHM) thuộc hệ thống các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong khu vực dịch vụ thông tin, mà cụ thể là xử lý và cung cấp thông tin. Trung tâm đã thực hiện chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu, xử lý và cung cấp thông tin khoa học với nguồn tài liệu là báo và tạp chí cho Công ty cổ phần Truyền thông HANDI, cho các hiệp hội, các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có nhu cầu về thông tin khoa học. Trong quá trình hoạt động, Trung tâm luôn cố gắng đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng và bước đầu áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất nhằm phục vụ nguồn thông tin cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác nhất.
    Là một sinh viên khoa Thông tin học và Quản trị thông tin trường Đại học Dân lập Đông Đô, tôi nhận thấy hoạt động của Trung tâm rất phù hợp với chuyên ngành mà tôi đã được học tập tại trường trong 4 năm học. Vì vậy, để tích luỹ và trau dồi thêm kiến thức, thêm kinh nghiệm làm việc thực tiễn trên cơ sở lý thuyết đã học tại trường cũng như tác phong làm việc của người cán bộ thông tin, tôi đã chọn Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến khoa học mới để thực tập.
    Lý do chọn đề tài khoá luận:
    Cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay về bản chất là một cuộc cách mạng về công nghệ với một đặc trưng nổi bật là khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học đã thu hút một lực lượng sản xuất lơn của xã hội và đội ngũ những người làm khoa học cũng tăng lên nhanh chóng. Theo đó số lượng những sản phẩm nghiên cứu khoa học tăng lên ngày một nhiều. Qua nghiên cứu người ta nhận thấy rằng, nếu lực lượng khoa học tăng lên theo cấp số cộng thì số lượng sản phẩm khoa học tăng lên theo cấp số nhân. Điều đó dẫn đến một hệ quả là các tài liệu được công bố tăng lên nhanh chóng và tạo ra một khối lượng khổng lồ - Đó là hiện tượng bùng nổ thông tin. Trong khi đó, ngày nay thông tin có vai trò rất quan trọng trong khoa học kỹ thuật cũng như trong đời sống và trong mọi vận động của xã hội dưới mọi qui mô, từ các đơn vị cho tới quốc gia và quốc tế. Hơn nữa trong đời sống của con người, nhu cầu thông tin là một trong những nhu cầu cơ bản. Nhu cầu này không ngừng được tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ xã hội, và mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới và truyền cho người khác. Nhưng thông tin thì có rất nhiều mà mỗi người sử dụng tin lại chỉ quan tâm, sử dụng tới một hoặc một số loại thông tin nào đó, điều này đã làm nảy sinh nhu cầu là chọn lọc từ khối lượng thông tin khổng lồ những thông tin cần thiết, cung cấp cho người dùng tin vào đúng lúc và giữ cho nó không bị lạc hậu bằng cách luôn bổ sung và cập nhật. Do vậy thông tin phải được tổ chức theo một số quan hệ logic nhất định để trở thành một bộ phận của tri thức, và nó đòi hỏi phải được khai thác, nghiên cứu một cách có hệ thống.
    Cùng với sự bùng nổ của thông tin là sự bùng nổ của công nghệ, vì thế việc tin học hoá hoạt động thông tin là xu hướng tất yếu ngày nay và nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, củng cố và phát triển mạnh mẽ mạng lưới các cơ quan thông tin khoa học ở Việt Nam – một trong những biện pháp để tăng cường công tác thông tin khoa học công nghệ, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
    Để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của Nhà nước về công tác thông tin, về hoạt động của mạng lưới thông tin trong cả nước; cũng như xuất phát từ thực tế là tài liệu (báo và tạp chí) của Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến khoa học mới luôn được cập nhật hằng ngày nên khối lượng các bài trích báo, tạp chí có chứa thông tin khoa học ngày một lớn, cho nên để việc cập nhật được nhanh chóng, chính xác và khoa học nhất thì Trung tâm phải tin học hoá hoạt động thông tin của mình, đặc biệt là chú ý đến việc xây dựng các cơ sở dữ liệu ( CSDL) nhằm giúp cho việc quản lý tài liệu nói chung và các bài trích báo, tạp chí nói riêng được thuận lợi và khoa học. Xuất phát từ chính những đòi hỏi, yêu cầu trên mà tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quản trị các bài trích báo, tạp chí tại Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến khoa học mới” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
    Mục tiêu và nhiệm vụ của khoá luận.
    Đề tài khoá luận nhằm thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động thông tin, đặc biệt là nghiên cứu, đánh giá hoạt động khai thác, xử lý các bài trích báo, tạp chí tại Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến khoa học mới. Trên cơ sở đó đề xuất một giải pháp mang tính khoa học thực tiễn, mà cụ thể trong khoá luận là việc xây dựng CSDL quản trị các bài trích báo, tạp chí.
    Phương pháp nghiên cứu.
    Để thực hiện mục tiêu đặt ra, các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong khoá luận này là:
    - Phương pháp quan sát trực tiếp: Quan sát trực tiếp các hoạt động cụ thể tại Trung tâm: thu thập, xử lý, cung cấp dịch vụ thông tin
    - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn người quản lý và nhân viên của Trung tâm để biết thêm các thông tin về hoạt động thông tin cụ thể.
    - Phương pháp phân tích quá trình hoạt động thông tin.
    - Phương pháp tổng hợp tài liệu: khi có đầy đủ các thông tin và số liệu về Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến khoa học mới.
    - Phương pháp so sánh và đánh giá.
    - Phương pháp thống kê.
    - Phương pháp mô phỏng trên máy tính.
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu và tài liệu tham khảo.
    Cấu trúc nội dung khoá luận.
    Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận gồm có 3 chương:
    Chương I: Khảo sát và đánh giá hoạt động thông tin tại Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến khoa học mới.
    Chương II: Nghiên cứu hoạt động khai thác, xử lý các bài trích báo -tạp chí tại Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến khoa học mới.
    Chương III: Xây dựng hệ thống CSDL quản trị các bài trích báo - tạp chí tại Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến khoa học mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...