Chuyên Đề Xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển mô hình trữ lượng nước dưới đất tại huyện Phong Điền-TP.CT

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển mô hình trữ lượng nước dưới đất tại huyện Phong Điền-TP.CT
    LỜI CẢM TẠ Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Đình Giang Nam đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi những lời khuyên quý báu trong quá trình thực hiện đề tài này.
    Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô của Khoa Môi Trường & Tài nguyên Thiên nhiên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt khoá học, làm nền tảng giúp tôi hoàn thành đề tài này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Kim Hồng – Cố vấn Học tập lớp Quản lý Môi trường Khóa 34 đã quan tâm và giúp đỡ chúng tôi trong suốt khóa học.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo và các cán bộ của Cục Thống Kê Tp.Cần Thơ, Trung tâm khí tượng thủy văn Tp.Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu cần thiết cho đề tài.
    Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ba, mẹ và người thân đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện và động viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập.
    Xin chân thành cảm ơn!

    TÓM TẮT

    Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển mô hình trữ lượng nước dưới đất (IMOD) tại huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ” là mục tiêu cấp thiết của các tỉnh thành, đặc biệt Cần Thơ là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, trung tâm phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá động thái nước dưới đất, xác định mực nước và mực nước hạ thấp tại các giếng khoan khai thác của hộ gia đình và tình hình sử dụng nước tại huyện Phong Điền.
    Để thực hiện được mục tiêu trên cần điều tra khảo sát chi tiết thông tin giếng khoan tại các hộ như: chiều sâu giếng, vật chứa nước, số ngày sử dụng hết, từ đó tính toán lượng nước khai thác/ngày, kết hợp với số liệu thực đo về lượng mưa, bốc hơi của năm 2010 và 2011 cập nhật vào chương trình IMOD để mô phỏng xác định mực nước dưới đất với chuỗi thời gian từ năm 2000 đến 2011. Ngoài ra các số liệu thống kê về nguồn nước sử dụng tại các hộ gia đình, chất lượng nước, lượng nước dùng/ngày cũng được đưa vào nghiên cứu này nhằm làm rõ tình hình sử dụng nước tại địa phương.
     
Đang tải...