Luận Văn Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1.Tính cấp thiết của đề tài


    GIS ngày nay là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu đầu vào.

    Trong lĩnh vực du lịch, việc kết hợp công nghệ GIS cùng với các thông tin chi tiết các vùng miền du lịch, các thông tin cần thiết gắn kết với hệ thống bản đồ tạo ra một hệ thống cho phép người dùng có cái nhìn trực quan và toàn diện về vùng miền được cung cấp. Việc xây dựng và phát triển hệ thống tra cứu thông tin trên GIS phục vụ quản lý và khai thác du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được cho phát triển ngành du lịch.

    Quảng Trị - mảnh đất chịu nhiều thiệt hại trong chiến tranh chống Mỹ, là giới tuyến giữa hai miền Bắc – Nam. Nơi đây hiện còn lưu lại rất nhiều chiến tích của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước của quân và dân Quảng Trị nói riêng và nước nhà nói chung. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc miền Trung. Với nền kinh tế thuần nông, nền công nghiệp của tỉnh nhà còn hết sức non trẻ. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ để bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống như dệt, sản xuất ruốc bột, rèn nghề, rượu, chế biến nước mắm

    Đây là những điều kiện thuận lợi cho khai thác, phát triển du lịch của tỉnh nhà. Tuy nhiên, trong những năm qua du lịch Quảng Trị phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của mình, do Quảng Trị là một tỉnh nghèo, hạ tầng cơ sở chậm phát triển, chưa có điều kiện để quảng bá thu hút khách du lịch. Chính vì vậy, hệ thống GIS được coi là phương tiện hữu hiệu để quy hoạch và giới thiệu về các làng nghề, các cụm tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Quảng Trị và trợ giúp cho việc đưa ra quyết định đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý du lịch trong địa bàn nghiên cứu. Xuất phát từ những nhu cầu trên đã thúc đẩy chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị”.

    2.Mục tiêu nghiên cứu

    Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin trên GIS phục vụ quản lí và khai thác du lịch về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống tại tỉnh Quảng Trị.

    3.Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống.

    - Đánh giá và định hướng bảo tồn, khai thác có hiệu quả giá trị của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị.

    4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    - Về nội dung:

    Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề :

    + Nghiên cứu giá trị của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống với vai trò là một thành phần của hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch.

    + Xây dựng cơ sở dữ liệu về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống.

    + Xây dựng một bản đồ tổng quát thực hiện được thông tin về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống trên địa bàn nghiên cứu nhằm thuận lợi cho công tác quản lí, đầu tư, quảng bá để góp phần trong việc phát triển sản xuất và du lịch tỉnh nhà.

    - Về không gian: Khu vực tỉnh Quảng Trị

    - Về thời gian: Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010.

    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

    5.1. Quan điểm nghiên cứu

    5.1.1. Quan điểm lịch sử

    Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển xác định. Sự hình thành của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, khi nghiên cứu đối tượng trên cần đặt chúng trong xu hướng chung của địa phương, trong nước và thế giới. Có như vậy chúng ta mới có cái nhìn khách quan, đánh giá chính xác và dự báo hướng phát triển một cách khoa học nhất.

    5.1.2. Quan điểm tổng hợp

    Đây là quan điểm đặc trưng của khoa học địa lý nên khi nghiên cứu đề tài cần xác định phạm vi, giới hạn và liên kết lãnh thổ. Trong mỗi lãnh thổ,các thực thể bên trong tồn tại có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tíi bên ngoài. Do đó, việc phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phải đặt trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường văn hoá, xã hội và các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội về mặt không gian phục vụ phát triển du lịch của địa phương.

    5.1.3. Quan điểm hệ thống

    Tự nhiên và văn hoá là những hệ thống tổng hợp hoàn chỉnh, được tạo lập từ các hợp phần khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu cơ cở sản cuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống với tư cách là một tài nguyên du lịch nhân văn trong tổng thể hệ thống các tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị.

    5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

    Quan điểm này ngày càng được áp dụng nhiều trong nghiên cứu các vấn đề địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội. Nghiên cứu hướng phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch của địa phương cần phải đảm bảo phát triển bền vững trên cả 3 phương diện: kinh tế, truyền thống văn hoá xã hội và môi trường tự nhiên.

    5.2. Phương pháp nghiên cứu

    5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý số liệu

    Đây là phương pháp thu thập toàn bộ số liệu có lien quan đến đề tìa nhằm mục đích giảm bớt thời gian thực hiện và công sức cũng như tăng thêm tính logic của đề tài. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu ở tỉnh Quảng Trị. Từ đó hệ thống lại, tổng hợp có chọn lọc và phân tích chúng.

    5.1.2. Phương pháp bản đồ

    Đây là phương pháp truyền thống của các nhà địa lý khi nghiên cứu một đơn vị lãnh thổ. Bản đồ giúp chung ta có tư duy tổng hợp về không gian. Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các bản đồ về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, tuyến, điểm và tài nguyên du lịch qua đó xây dựng được bản đồ các tuyến điểm du lịch tới các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống trong hệ thống tuyến điểm du lịch của tỉnh Quảng Trị.

    5.1.3 Phương pháp khảo sát thực địa

    Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập tài liệu, dữ liệu và khảo sát tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu giúp chúng ta nắm chính xác về số liệu, tư liệu một cách cập nhật và đồng thời để đánh giá, kiểm tra lại những thông tin mà ta đã thu thập ở trong phòngs. Từ đó, rút ra kết luận tổng quan và sát thực. Tiến hành điều tra thực địa về thực trạng tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Công tác này giúp ta tìm hiểu rõ hơn về lãnh thổ và đưa ra những kiến nghị, đề xuất khách quan.

    5.1.4. Phương pháp điều tra xã hội học

    Để có được thông tin một cách chính xác và khách quan, đề tài đã tiến hành lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nghệ nhân, các thợ thủ công ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống đang hoạt động để tìm hiểu về tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...