Luận Văn Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm để phục vụ công tác quản lý môi trường

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bống Hà, 2/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG - MỞ ĐẦU

    1 Đặt vấn đề – Lý do chọn đề tài

    Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Mức tăng trưởng GDP trung bình của TP.HCM từ 1991 –2000 là 11,4% so sánh với tăng trưởng quốc gia hàng năm 7,6% trên toàn quốc trong cùng thời kỳ. GDP trung bình đầu người của TP.HCM là $620 vào năm 1991 và $1,365 vào năm 2000.[12]
    Do sự phát triển kinh tế nhanh chóng, TP.HCM phải đương đầu với thách thức lớn đó là: sự phát triển đô thị không đồng đều. Hiên tượng này sẽ còn tăng lên trong những năm tới.
    TP.HCM có một hệ thống sông và kênh rạch lớn, phức tạp nối liền với nhau có tổng chiều dài gần 100km. Tất cả các sông và kênh có chức năng thoát nước và giao thông thủy, môi trường và cảnh quan đô thị nói chung. Kênh Tân Hóa – Lò Gốm nằm ở phía Tây thành phố, là một trong những dòng kênh ô nhiễm nặng nề nhất của TPHCM, hai bờ kênh và khu vực chung quanh là nơi ở của những cư dân nghèo nhất của thành phố. Lưu vực bị ô nhiễm rộng 19 km2 với 648197 dân (năm 1997)[1]. Do đó, việc quản lý môi trường là vấn đề quan trọng để giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp của dân cư trong khu vực và góp phần làm cho môi trường bền vững trong tương lai.
    Những năm gần đây, công tác quản lý môi trường có nhiều tiến bộ đáng kể với nhữgn ứng dụng hệ thống thông tin địa lý, một công nghệ được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Thực tế đã chứng minh có rất nhiều nghiên cứu, dự án đã xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý để hỗ trợ cho công tác quản lý môi trường.
    Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh mới bước đầu áp dụng công nghệ GIS vào hệ thống quản lý môi trường nên việc xây dựng các cơ sở dữ liệu môi trường vẫn còn thiếu. Với những hiểu biết và kiến thức đã học được sinh viên quyết định chọn đề tài làm đồ án tốt nghiệp là: “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm để phục vụ công tác quản lý môi trường”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    · Tìm hiểu đặc điểm môi trường khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
    · Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS môi trường của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Thành lập bản đồ nền, bản đồ các trạm quan trắc môi trường và bản đồ qui hoạch môi trường của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
    3. Nội dung nghiên cứu:
    · Tìm hiểu về hiện trạng môi trường ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
    · Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ nền, bản đồ chuyên đề trợ giúp cho công tác quản lý môi trường của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
    · Dựa vào thông tin GIS cung cấp đề xuất một số biện pháp quản lý môi trường ở khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
    4. Đối tượng nghiên cứu:
    Thông tin dữ liệu môi trường của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
    5. Giới hạn đề tài:
    Giới hạn về nội dung:
    - Khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm với diện tích khu vực là: 2498 ha.
    - Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường nền, các điểm quan trắc và qui hoạch môi trường của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
    - Đối với chất lượng không khí, chất lượng nước mặt và nước ngầm chỉ lấy những thông số cơ bản.
    - Không thể hiện dữ liệu môi trường đất vì thiếu thông tin về lớp dữ liệu này.
    Giới hạn về thời gian:
    - Đề tài được thực hiện trong 3 thang từ ngày 1/10/2007 đến 25/12/2007.
    6. Phương hướng phát triển đề tài:
    · Ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS để làm báo cáo hiện trạng môi trường của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm
    · Ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS để làm nguồn dữ liệu xây dựng hệ thống quản lý môi trường của khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    · Phương pháp Tổng hợp và thu thập số liệu.
    · Phương pháp đánh giá tổng hợp.
    · Ứng dụng công nghệ thông tin.
    Xây dựng các quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin môi trường
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...