Thạc Sĩ Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đại tại phường Đông Ngàn thị xã Từ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

    Kính gửi: - Khoa Quản lý Tài Nguyên
    - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
    Được sự giới thiệu của Khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn của quý thầy, cô.
    Sinh viên: Nguyễn Trường Thành
    Lớp: 42B Quản lý đất đai
    Đã tham gia thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Từ Sơn. Với đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
    Thời gian thực tập tại phòng từ ngày 20/01/2014 – 30/04/2014, sinh viên Nguyễn Trường Thành luôn chấp hành tốt nội quy cơ quan nơi thực tập tốt nghiệp, chịu khó nghiên cứu tìm tòi, học hỏi, hoàn thành tốt các nội dung theo yêu cầu của khóa luận tốt nghiệp. Các tài liệu, số liệu thu thập đảm bảo tính xác thực, độ chính xác cao. Đề tài có tính thiết thực đối với hoạt động thực tiễn tại địa phương.
    Vậy Phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Từ Sơn xác nhận và đề nghị khoa Quản lý Tài nguyên và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Nguyễn Trường Thành hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
    [TABLE="width: 640"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
    TRƯỞNG PHÒNG
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    LỜI CẢM ƠN
    Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên Đại học nói chung và sinh viên Đại học Nông lâm nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã được học một cách có hệ thống và nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc của một kỹ sư.
    Với lòng biết ơn vô hạn, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên đã truyền cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường, giúp em hoàn thiện năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu của người cán bộ khoa học khi ra trường.
    Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Hoàng Văn Hùng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
    Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan.
    Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế, bước đầu mới làm quen với thực tế công việc nên khóa luận của em không tránh được thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô giáo cùng các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2014
    Sinh viên


    Nguyễn Trường Thành

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]TÊN VIẾT TẮT
    [/TD]
    [TD]TÊN ĐẦY ĐỦ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]BTNMT
    [/TD]
    [TD]Bộ Tài nguyên và Môi trường
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]CP
    [/TD]
    [TD]Chính phủ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]CSDL
    [/TD]
    [TD]Cơ sở dữ liệu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]GCN
    [/TD]
    [TD]Giấy chứng nhận
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]HTX
    [/TD]
    [TD]Hợp tác xã
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]KHHGĐ
    [/TD]
    [TD]Kế hoạch hóa gia đình
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]QSDĐ
    [/TD]
    [TD]Quyền sử dụng đất
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8
    [/TD]
    [TD]SDĐ
    [/TD]
    [TD]Sử dụng đất
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9
    [/TD]
    [TD]UBND
    [/TD]
    [TD]Ủy ban nhân dân
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH TRONG KHÓA LUẬN

    I. DANH MỤC BẢNG

    Bảng 4.1. Tình hình dân số của Phường Đông Ngàn năm 2013. 29
    Bảng 4.2. Lao động và việc làm phường Đông Ngàn năm 2013. 29
    Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013. 36

    II. DANH MỤC HÌNH

    Hình 2.1: Tạo liên kết giữa dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. 16
    Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng Phường Đông Ngàn năm 2013. 24
    Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu lao động và việc làm 29
    Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu đất đai năm 2013 phường Đông Ngàn. 37
    Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu đất nông nghiệp năm 2013 phường Đông Ngàn. 37
    Hình 4.5: Biểu đồ cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2013 phường Đông Ngàn. 38
    Hình 4.6. Cửa sổ chuyển đổi dữ liệu bản đồ. 46
    Hình 4.7. Tham số chuyển đổi dữ liệu không gian. 47
    Hình 4.8. Kết quả chuyển đổi dữ liệu không gian. 49
    Hình 4.9. Nhập thông tin quyền sử dụng đất 50
    Hình 4.10. Chỉnh sửa, cập nhật thông tin đăng ký. 51
    Hình 4.11. Giao diện trang tìm kiếm 52
    Hình 4.12. Giao diện trang bản đồ. 53
    Hình 4.13. Tìm kiếm thửa đất 53
    Hình 4.14. Vị trí thửa đất trên bản đồ. 54
    Hình 4.15. Xử lý thông tin trước khi in. 55
    Hình 4.16. Biên tập hình thửa đất 56
    Hình 4.17. Trang in giấy chứng nhận. 56
    Hình 4.18. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất 57
    Hình 4.19. Trang tổng hợp sổ địa chính. 58
    Hình 4.20. Trang in sổ địa chính. 59
    Hình 4.21. Tổng hợp sổ mục kê đất đai 60
    Hình 4.22. Cửa sổ sổ mục kê đất đai 61
    Hình 4.23. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận. 62
    Hình 4.24. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận. 63
    Hình 4.25. Mẫu phiếu chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính. 64
    Hình 4.26. Phiếu chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính. 64
    Hình 4.27. Mẫu tờ trình cấp giấy chứng nhận. 65
    Hình 4.28. Tờ trình cấp giấy chứng nhận. 66
    Hình 4.29. Mẫu quyết định cấp giấy chứng nhận. 66
    Hình 4.30. Danh sách lựa chọn quyết định. 67
    Hình 4.31. Quyết định cấp giấy chứng nhận. 68
    Hình 4.32. Cửa sổ thống kê kiểm kê đất đai 69
    Hình 4.33. Biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp. 69


    MỤC LỤC

    PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu của đề tài 2
    1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 2
    1.3. Yêu cầu của đề tài 2
    1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài 3
    1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. 3
    1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. 3
    PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
    2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4
    2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 6
    2.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 7
    2.2. Sơ lược về quản lý Nhà nước về đất đai qua các thời kỳ. 8
    2.2.1. Thời kì phong kiến và thực dân phong kiến. 8
    2.2.2. Thời kì sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1979. 8
    2.2.3. Thời kì từ năm 1980 đến nay. 9
    2.3. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước. 10
    2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10
    2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. 11
    2.4. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. 12
    2.4.1. Khảo sát, thu thập tài liệu và dữ liệu. 12
    2.4.2. Phân loại, đánh giá tài liệu và dữ liệu. 13
    2.4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. 14
    2.5. Giới thiệu phần mềm MicroStation, ELIS. 16
    2.5.1. Phần mềm MicroStation. 16
    2.5.2. Phần mềm Elis. 17
    2.6. Tình hình quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn. 19
    PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    3.1. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu. 20
    3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 20
    3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 20
    3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 20
    3.2.1. Địa điểm nghiên cứu. 20
    3.2.2. Thời gian nghiên cứu. 20
    3.3. Nội dung nghiên cứu. 20
    3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tác động đến công tác quản lý đất đai và lĩnh vực nghiên cứu 20
    3.3.2. Khái quát về công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 20
    3.3.3. Khái quát hiện trạng sử dụng đất của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 21
    3.3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý cơ sở dữ liệu địa chính của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 21
    3.3.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 21
    3.3.6. Khai thác, ứng dụng cơ sở dữ liệu địa chính trong công tác quản lý đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 21
    3.3.7. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai và công tác quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại địa phương. 21
    3.4. Phương pháp nghiên cứu. 22
    3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu. 22
    3.4.2. Phương pháp thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài 22
    3.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lí số liệu. 22
    3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ. 22
    3.4.5. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. 23
    3.4.6. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. 23
    PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
    4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tác động đến công tác quản lý đất đai và lĩnh vực nghiên cứu 24
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường. 24
    4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27
    4.2. Khái quát về công tác quản lý nhà nước về đất đai phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 32
    4.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai 32
    4.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 33
    4.2.3. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính bản đồ hiện trạng sử dụng đất 33
    4.2.4. Công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 33
    4.2.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất 33
    4.2.6. Thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính. 34
    4.2.7. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai 34
    4.2.8. Việc quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 34
    4.2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai 35
    4.2.10. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 35
    4.3. Khái quát hiện trạng sử dụng đất của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 36
    4.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 39
    4.4.1. Đối với dữ liệu không gian địa chính. 39
    4.4.2. Đối với dữ liệu thuộc tính địa chính. 39
    4.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 40
    4.5.1. Xây dựng nguồn dữ liệu không gian điạ chính. 40
    4.5.2. Xây dựng nguồn dữ liệu thuộc tính địa chính. 43
    4.5.3. Nhập dữ liệu sang phần mềm ELIS. 46
    4.6. Khai thác, ứng dụng cơ sở dữ liệu địa chính trong công tác quản lý đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 52
    4.6.1. Tìm kiếm và hiển thị thông tin trong hồ sơ địa chính. 52
    4.6.2. Cấp giấy chứng nhận và hồ sơ kỹ thuật 54
    4.6.3. Lập sổ sách địa chính. 58
    4.7. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai và công tác quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại địa phương . 70
    4.7.1. Giải pháp về chính sách 70
    4.7.2. Giải pháp về quản lý. 70
    4.7.3. Giải pháp về kỹ thuật 71
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72
    5.1. Kết luận. 72
    5.2. Đề nghị 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
    PHỤ LỤC




    [h=1]PHẦN 1[/h][h=1]MỞ ĐẦU[/h][h=1]1.1. Tính cấp thiết của đề tài[/h]Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tài và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất [11]. C.Mác đã nói rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với con người, là điều kiện cần để tồn tại, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”.
    Ngay phần mở đầu của Luật đất đai 2003 nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng” [14]. Do đó, công tác quản lý nhà nước về đất đai đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước.
    Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nó cho phép chúng ta sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội [2]. Trong lĩnh vực quản lý đất đai cũng như vậy, vai trò của công nghệ thông tin giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, giúp cho những thông tin, dữ liệu về địa chính thể hiện một cách chính xác, đầy đủ cùng với sự tổ chức sắp xếp và quản lý một cách khoa học thuận tiện trong quá trình lưu trữ và sử dụng [8]. Nó là cơ sở cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và lập ra kế hoạch hợp lý cho các nhà quản lý phân bổ sử dụng đất cũng như trong việc ra quyết định liên quan đến việc đầu tư và phát triển nhằm khai thác nguồn tài nguyên đất đạt hiệu quả cao nhất [12].
    Phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũng giống các xã, phường khác nằm trong tình hình chung của cả nước, các số liệu, các loại bản đồ, sổ sách v.v. liên quan đến công tác quản lý đất đai vẫn chưa được thống nhất, lưu trữ quá nhiều, công tác tra cứu kiểm tra gặp nhiều khó khăn, làm giảm hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai [16]. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên cơ sở cập nhật, đồng hóa, quy chuẩn các thông tin về hệ quy chiếu, hệ tọa độ, hệ thống bản đồ, thông tin ranh giới, địa giới hành chính, cập nhật thông tin, tài liệu, số liệu địa chính trên từng thửa đất. Từ đó giúp cho việc quản lý, lưu trữ và sử dụng trở nên thuận tiện, đạt hiệu quả cao.
    Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn góp một phần sức mình trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ quản lý nhà nước về đất đai. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo: TS. Hoàng Văn Hùng, cùng với sự tiếp nhận và giúp đỡ nhiệt tình của phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
    [h=1]1.2. Mục tiêu của đề tài[/h][h=1]1.2.1. Mục tiêu tổng quát[/h]- Nghiên cứu khả năng ứng dụng của bộ phần mềm ELIS4ACCESS V1.0 trong công tác xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính số tại cấp xã, góp phần thống nhất cơ sở dữ liệu địa chính từ cấp trung ương đến địa phương.
    [h=1]1.2.2. Mục tiêu cụ thể[/h]- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thông cơ sở dữ liệu địa chính tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
    - Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh phù hợp với yêu cầu quản lý và sử dụng đất dựa trên chính sách pháp luật của nhà nước và hoàn cảnh thực tiễn tại địa phương.
    - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý cơ sở dữ liệu địa chính và công tác quản lý đất đai tại địa phương.
    [h=1]1.3. Yêu cầu của đề tài[/h]- Nắm vững quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhằm phục vụ công tác quản lý đất đai.
    - Bộ cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng phải đảm bảo tính đầy đủ, tính chính xác, bám sát với thực tế của công tác quản lý đất đai.
    - Quá trình thực hiện và nội dung của đề tài phải đảm bảo tính khoa học, chính xác.
    [h=1]1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài[/h][h=1]1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học[/h]- Đây là cơ hội quan trọng giúp sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường và những kinh nghiệm mình nắm được áp dụng vào thực tiễn.
    - Tạo bước tiến cho định hướng công việc của sinh viên sau khi ra trường.
    - Nâng cao kỹ năng thực hành, sử dụng và kết hợp các phần mềm tin học trong công tác quản lý đất đai.
    [h=1]1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn[/h]- Bộ cơ sở dữ liệu được chính giúp cho công tác quản lý đất đai hoạt động hiệu quả, thông thoáng, lành mạnh hơn, tạo ra sự thuận tiện trong quá trình khai thác, tra cứu cho cả người dân và cơ quan quản lý.
    - Áp dụng triển khai xây dựng với nhiều nguồn dữ liệu khác dụng, đối với nhiều đối tượng và trên các địa bàn khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...