Luận Văn Xây dựng cơ chế, chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực khai thác dầu khí (90 t

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.

    Việt Nam và Hàn Quốc là những quốc gia châu Á có lịch sử truyền thống văn hoá lâu đời, cốt cách và bản lĩnh, lối sống và ứng xử . có nhiều điểm tương đồng nhau. Đó là những yếu tố để hai nền văn hoá dù cách xa nhau về địa lý nhưng vẫn hiểu, tôn trọng nhau và đang phấn đấu để trở thành những đối tác tin cậy nhau trong kinh tế và giao lưu văn hoá. Nhân dân hai nước từ những điểm gần nhau về tính cách, tinh thần học tập, lao động cần cù, sáng tạo, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, yêu chuộng hoà bình . sẽ cùng định hình bản sắc trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế và giao lưu văn hoá; bằng chứng là trong những năm đầu thế kỷ XXI, mối quan hệ “đối tác toàn diện” giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, du lịch

    "Làn sóng Hàn Quốc" đã tạo nên một nguồn năng lượng lớn không chỉ về văn hoá mà cả về kinh tế cho Hàn Quốc tại Việt Nam và nhiều nước Châu Á khác. Trong lĩnh vực dầu khí, quan hệ hợp tác Việt - Hàn đã bắt đầu ngay sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Đây là một trong những hoạt động kinh tế sớm nhất giữa hai nhà nước hiện đại.
    Về phía Việt Nam: ''Phát triển công nghiệp Dầu khí thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn'' đã và đang là mục tiêu của Chính phủ Việt Nam trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Kim ngạch xuất khẩu dầu khí hàng năm chiếm trên 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, 30% tổng thu ngân sách, 20% GDP của Việt Nam. Như vậy có thể nói rằng, hàng năm dầu mỏ đã đem lại cho Việt Nam một nguồn ngoại tệ không nhỏ, tạo điều kiện cho Việt Nam có kinh phí đầu tư cho các hoạt động kinh tế và xã hội khác.

    Kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế, cùng với sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 (sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung) đã là cơ sở thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực dầu khí.

    Có thể nói rằng, Luật đầu tư nước ngoài, Luật khoáng sản, Luật dầu khí của Việt Nam và hàng loạt văn bản ký kết giữa Việt Nam và các nước đối tác hiện đang tạo ra cơ sở pháp lý cho các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp và sôi động. Hiện nay, Việt Nam đang hợp tác với nhiều quốc gia trong việc thăm dò và khai thác dầu khí trong nước; đáng chú ý là các nước: Nga, Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Kuwait Chỉ riêng tập đoàn Petro Vietnam đã ký 50 hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí dưới nhiều hình thức với các công ty, tổ hợp dầu khí nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 7 tỷ USD. Trong đó, có nhiều hãng dầu khí vào loại mạnh trên thế giới như ONGC, SHELL, BP, KNOC .Hàng loạt các nhà thầu của các nước này đang hợp tác cùng với PetroVietnam tiến hành thăm dò, khai thác hơn 15 mỏ dầu và 12 mỏ khí trên cả nước. Có những mỏ đã được phát hiện từ những năm 1986 hiện vẫn còn trữ lượng như Bạch Hổ, hay những mỏ mới được phát hiện trong năm 2008 như Cá Ngừ vàng, Phương Đông, Sông Đốc Và theo dự báo, trong những năm tới, ngành dầu khí vẫn sẽ là ngành đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

    Mặc dù ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ như đã nêu trên, nhưng về công nghệ thăm dò và khai thác, Việt Nam vẫn phải phụ thuộc nhiều vào các nhà thầu nước ngoài. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2006), những cam kết của Việt Nam đối với các nước thành viên WTO sẽ phải từng bước thực hiện, trong những cam kết đó có việc cam kết mở rộng đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam.

    Về phía Hàn Quốc:
    Trong những năm qua, Hàn Quốc luôn nằm trong nhóm những nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam lớn nhất, đầu tư vào tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, Hàn Quốc cũng là một trong những nước đầu tiên hợp tác vói Việt Nam sau khi Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam có hiệu lực.
    Hơn nữa Hàn Quốc là một quốc gia phát triển trong lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí với các tập đoàn lớn như: KNOC, SK ENERGY, GS CALTEX Đây là những doanh nghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như kinh nghiệm về thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí sánh tầm với các tập đoàn cùng lĩnh vực trên thế giới. Vì thế việc tăng cường hợp tác đầu tư vào dầu khí sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả hai bên.

    Mặt khác, quá trình phát triển ngành hóa dầu của Hàn Quốc cũng đòi hỏi Hàn Quốc phải tìm được nguồn nguyên, nhiên liệu từ nước ngoài để phục vụ quá trình phát triển đó. Như đã nói ở trên, Việt Nam với tiềm năng về dầu khí rất lớn, đã và đang là một trong những đối tác tích cực của các doanh nghiệp Hàn Quốc trên lĩnh vực này.

    Với mục đích xây dựng một cơ chế hợp tác cũng như xây dựng chính sách hợp tác đôi bền cũng có lợi giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc trong khai thác dầu khí, đồng thời, bằng những kiến thức đã được học, tôi chọn đề tài “Xây dựng cơ chế, chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực khai thác dầu khí tại Việt Nam” nhằm góp một vài ý kiến của mình vào việc tạo một hành lang pháp lý cũng như nâng mối quan hệ truyền thống giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

    Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực dầu khí dù đã trải qua gần 20 năm. Tuy nhiên, theo tác giả được biết, đến nay, chưa có tác giả nào có công trình nghiên cứu chuyên sâu về khía cạnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực dầu khí để xây dựng một cơ chế, chính sách riêng cho quan hệ hợp tác của các doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực này.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu, làm rõ thực trạng về hoạt động hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Hàn Quốc ở Việt Nam trong những năm qua; từ đó đề xuất, khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách hợp tác giữa hai nước nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cũng như hài hòa lợi ích giữa hai bên.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Thứ nhất: Nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế.
    - Thứ hai: Nghiên cứu những chủ trương, cơ chế, chính sách hiện hành về hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
    - Thứ ba: Đề xuất, khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong đầu tư khai thác dầu khí ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    4.1. Đối tượng
    Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là cơ chế, chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc thông qua các hợp đồng ký kết giữa hai bên, các văn bản pháp luật quy định về hợp tác trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực khai thác dầu khí. Đồng thời, thông qua nghiên cứu hoạt động của các doanh nghiệp khai thác dầu khí của Việt Nam và Hàn Quốc để đánh giá tác động của các công cụ quản lý của nhà nước Việt Nam.

    4.2. Phạm vi

    4.2.1. Phạm vi về nội dung:
    Vì thời gian có hạn do đó tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động hợp tác đầu tư khai thác dầu khí của đại diện hai nước là PetroVietnam (PVN - Tập đoàn dầu khí Việt Nam) và KNOC (Tập đoàn dầu khi quốc gia Hàn Quốc) vì đây là hai đầu mối hợp tác trong lĩnh vực này của hai nước.
    4.2.2. Phạm vi về thời gian:
    Đề tài cũng chỉ giới hạn phạm vi về thời gian để nghiên cứu hoạt động hợp tác đầu tư khai thác dầu khí của Việt Nam và Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay sau khi KNOC chính thức hợp tác với PetroVietnam (PVN) đầu tư vào Việt Nam.
    4.2.3. Phạm vi về không gian:
    Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của PVN và KNOC trên lãnh thổ Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

    Luận văn quán triệt và sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong khi tiếp cận, phân tích và giải quyết các vấn đề về cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh tế cũng như vai trò quản lý của nhà nước. Sử dụng các phương pháp chuyên ngành của hành chính học kết hợp với kinh tế học, như:
    - Phương pháp luận biện chứng.
    - Phương pháp phân tích – tổng hợp.
    - Phương pháp lịch sử, so sánh, đối chiếu.
    - Phương pháp quy nạp – diễn dịch.
    - Phương pháp mô hình hóa.
    - Một số phương pháp khác như: phương pháp hệ thống hóa, phương pháp sơ đồ
    .6. Dự kiến kết quả và những đóng góp của luận văn

    - Đề tài nghiên cứu một cách tổng thể tình hình khai thác dầu khí ở Việt Nam qua việc đánh giá và tổng hợp, phân tích các số liệu đã được công bố, do đó, kết quả của Đề tài có thể xem như một bức tranh sơ khảo về tình hình khai thác dầu khí của Việt Nam nói chung qua các số liệu.

    - Đề tài cũng đánh giá riêng tình hình khai thác dầu khí của liên doanh PVN và KNOC để từ đó đánh giá tác động của các liên doanh này đến mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

    - Đề tài sẽ phân tích các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác dầu khí tại Việt Nam nói chung, đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng.

    - Trên cơ sở phân tích các ưu, khuyết điểm của các cơ chế, chính sách hiện hành về mối quan hệ hợp tác giữa PVN và KNOC, đồng thời đánh giá được thực trạng tình hình khai thác dầu khí của KNOC trong hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam hiện nay, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện các cơ chế, chính sách cũng như biện pháp sử dụng đối với hoạt động nêu trên.
    7. Bố cục của luận văn.

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, chú thích, phụ lục và mục lục, luận văn sẽ được trình bày thành ba phần như sau:

    Chương 1:
    Tổng quan về các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

    Chương 2:
    Tóm tắt hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của Việt Nam - Hàn Quốc và những chính sách áp dụng.

    Chương 3:
    Xây dựng cơ chế, chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực khai thác dầu khí.


    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    1. Lý do chọn đề tài.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
    .6. Dự kiến kết quả và những đóng góp của luận văn.
    7. Bố cục của luận văn.
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
    1.1. Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Hàn Quốc.
    1.1.1. Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc.
    1.1.2. Một số hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
    1.2. Quan hệ hợp tác của Việt Nam và Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực.
    1.2.1. Lĩnh vực thương mại.
    1.2.2 Việt Nam là đối tác quan trọng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc.
    1.2.3. Việt Nam – Thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của Hàn Quốc.
    1.2.4. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
    1.2.5. Hợp tác Văn hóa – Giáo dục không ngừng mở rộng.
    1.2.6. Trao đổi nguồn nhân lực.
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.

    CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC.

    2.1. Hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam.
    2.1.1. Quá trình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam.
    2.1.2. Những đóng góp của ngành dầu khí vào tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.
    2.1.3. Những cơ chế, chính sách điều chỉnh ngành dầu khí Việt Nam.
    2.1.4. Một số tồn tại, hạn chế của ngành dầu khí Việt Nam.
    2.2. Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của KNOC.
    2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của KNOC:
    2.2.2. KNOC và quá trình tham gia vào hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam.
    2.3. Kết quả hợp tác qua những con số.
    2.3.1. Các hợp đồng đã ký kết giữa KNOC và PVN.
    2.3.2. Số liệu về khai thác dầu thô:
    2.3.3. Số liệu về khai thác khí thiên nhiên.
    2.4. Một số cơ chế chính sách của Việt Nam hiện đang áp dụng trong chương trình hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
    2.4.1. Các chính sách khuyến khích đầu tư phổ biến trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí:
    2.4.2. Các chính sách thuế trong họat động dầu khí:
    2.5. Đánh giá chung về chương trình hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam - Hàn Quốc:
    2.5.1. Những ưu điểm.
    2.5.2. Những hạn chế, bất cập.
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.

    CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

    3.1. Quan điểm của lãnh đạo hai nước về tăng cường hợp tác.
    3.1.1. Tiếp tục phát triển “mối quan hệ đối tác chiến lược” giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.
    3.1.2. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, trong đó có dầu khí.
    3.2. Cơ sở xây dựng các đề nghị về cơ chế chính sách hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong họat động dầu khí:
    3.2.1. Một số quan điểm khi xây dựng cơ chế, chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khai thác dầu khí:
    3.2.2.1. PVN và sứ mệnh phát triển ngành dầu khí Việt Nam.
    3.2.2.2. Tiềm năng dầu khí của Việt Nam:
    3.2.3. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí mang lại lợi ích cho cả hai bên Việt Nam và Hàn Quốc:
    3.2.3.1. Hoạt động hợp tác tìm kiếm, khai thác dầu khí giữa Việt Nam, và Hàn Quốc mang lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam:
    3.2.3.2. Hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc mang lại cho Hàn Quốc cơ hội có thêm nguồn cung về dầu và khí cho Hàn Quốc.
    3.3. Một số đề xuất về cơ chế, chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khai thác dầu khí:
    3.3.1. Bổ sung và hoàn thiện các chính sách về thuế:
    3.3.2. Nhanh chóng xây dựng và ký kết Hiệp định hợp tác về thăm dò địa chất và khai thác dầu khí.
    3.3.3. Mở rộng từ hoạt động hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí sang chế biến dầu khí.
    3.3.4. Tăng cường thông tin cho KNOC và Chính phủ Hàn Quốc về các dự án dầu khí của Việt Nam.
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    AFTA: Asean Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
    ADB: Asian Devolopment Bank – Ngân hàng Phát triển Châu Á.
    ASEAN: Association of South East Asia Nations - Tổ chức các nước Đông Nam Á.
    FDI: Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    FTA: Free Trade Agreement – Hiệp định tự do thương mại.
    GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
    KNOC: Korea National Oil Coporation – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc.
    PVN: Petro VietNam – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
    WB: World Bank – Ngân hàng Thế giới.
    WTO: World Trade Organisation - Tổ chức Thương mại Thế giớiDANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 1: Một số chỉ tiêu thương mại hàng hóa chính giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn 2005 đến 2010.

    Bảng 2:
    Kim ngạch và tốc độ tăng của một số mặt hàng chính nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2010.

    Bảng 3
    : Các chỉ tiêu của ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn 2001-2010.

    Bảng 4:
    Biểu thuế tài nguyên đối với dầu thô

    Bảng 5:
    So sánh các loại thuế đối với dầu và khí thiên nhiên của Việt Nam so với các nước trong khu vực.

    Bảng 6:
    Biểu thuế suất thuế Tài nguyên đề nghị.

    Biểu đồ 1:
    Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2005 đến 2010 và tháng 1/2011.

    Biểu đồ 2: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2010 so với năm 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...