Luận Văn Xây dựng chương trình thu thập quản lý số liệu trong đo sâu hai thành phần hợp nhất

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THU THẬP QUẢN LÝ SỐ LIỆU TRONG ĐO SÂU HAI THÀNH PHẦN HỢP NHẤT


    LỜI MỞ ĐẦU
    Phương pháp đo sâu dòng một chiều đã sớm được ứng dụng trong một quy mô rộng lớn ở nước ta. Đây là một trong số những phương pháp nghiên cứu Địa vật lý phổ biến nhất, do khả năng giải quyết được nhiều nhiệm vụ địa chất khác nhau trong điều kiện giá thành thấp và phương pháp quan trắc không phức tạp lắm. Ngay từ khi mới ra đời máy tính điện tử đã được ứng dụng trong công tác xử lý phân tích tài liệu đo sâu điện. Có nhiều hệ chương trình đã được xây dựng ở trong nước và trên thế giới cho phép giải phóng người phân tích khỏi tính toán và xây dựng đồ thị nặng nhọc, cồng kềnh.
    Với mong muốn được làm quen với các chương trình xử lý số liệu trong Địa vật lý, khoá luận được chọn với đề tài “Thu thập, quản lý số liệu trong phương pháp đo sâu điện hai thành phần hợp nhất”.
    Mục đích của bản khoá luận này tìm hiểu về cơ sở dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Matlab, một ngôn ngữ được coi là mạnh trong về xử lý tính toán, đồng thời tiếp cận được với cách thu thập số liệu trong lĩnh vực thăm dò điện. Khoá luận đã xây dựng được một chương trình thu thập, quản lý các kết quả đo đạc, giai đoạn đầu của một qui trình xử lý số liệu. Hệ chương trình có đặc điểm :
    1- Tổ chức cơ sở dữ liệu theo lý thuyết cơ sở dữ liệu.
    2- Nhập, lưu trữ từ sổ vào máy tính dưới dạng các tệp cơ sở dữ liệu.
    3- Kiểm tra chỉnh lý số liệu và vẽ các đồ thị bản vẽ theo yêu cầu qui phạm ngay tại thực địa.
    Luận văn được chia thành 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục.
    Trong chương 1 giới thiệu phương pháp đo sâu điện hai thành phần hợp nhất.
    Chương 2 là phân tích - thiết kế - xây dựng chương trình quản lý lưu trữ dữ liệu đo sâu điện theo bước một của qui phạm kỹ thuật.
    Chương 3 là giới thiệu một số hình ảnh khi chạy chương trình.
    Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng khóa luận và chương trình không thể tránh được có những thiếu sót cho nên em rất mong được sự góp ý chân thành của thày cô và các bạn để khóa lận và chương trình được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.



    CHƯƠNG ICƠ SƠ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNGPHÁP ĐO SÂU ĐIỆN HAI THÀNH PHẦN HỢP NHẤT
    Chương này sẽ giới thiệu một biến thể của phương pháp đo sâu điện đã được nghiên cứu tại Bộ môn Địa vật lý, Đại học tổng hợp Hà nội cũ, nay là bộ môn Vật lý Địa cầu,trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đó là phương pháp đo sâu điện hai thành phần hợp nhất. Phương pháp này đã được GT.TS. Lâm Quang Thiệp và PGS.TS. Lê Viết Dư Khương đề xuất từ năm 1983 dưới dạng thức : đo sâu đối xứng và lưỡng cực hợp nhất. Các tác giả đã đề nghị qui trình đo sâu điện mới với ý tưởng là cố gắng tăng một cách hợp lý số lượng tín hiệu điện trường đo ở thực địa và qua sự tổng hợp các tín hiệu này sẽ thu được các đường cong có mật độ thông tin lớn hơn, phản ánh lát cắt chính xác hơn trong khi qui trình thi công thực địa không quá phức tạp.
     
Đang tải...