Thạc Sĩ Xây dựng chương trình quản lý tài sản cố định ở một khách sạn 

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    3
    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn . 1
    Lời cam kết 2
    MỤC LỤC . 3
    BẢNG DANH MỤC CÁC HINH VÀ BẢNG BIỂU . 5
    MỞ ĐẦU . 7
    Chương I: BÀI TOÁN VÀ MÔ HÌNH NGHIỆP VỤ . 8
    1.1. Mô tả bài toán . 8
    1.1.1. Giới thiệu về khách sạn City View 8
    1.1.2. Khái niệm về Tài sản cố định (TSCĐ) 8
    1.1.3. Thực trạng công tác quản lý TSCĐ của khách sạn . 11
    1.1.4. Giải pháp nâng cao hoạt động quản lý TSCĐ . 11
    1.2. Mô tả bài toán nghiệp vụ quản lý TSCĐ . 11
    1.2.1. Biểu đồ hoạt động của quản lý TSCĐ . 11
    1.2.2. Mua và tiếp nhận TSCĐ 12
    1.2.3. Phân phối và theo dõi sử dụng TSCĐ . 13
    1.2.4. Kiểm kê TSCĐ định kỳ và thanh lý 13
    1.3. Mô hình nghiệp vụ của bài toán quản lý TSCĐ . 14
    1.3.1. Mô hình ngữ cảnh 14
    1.3.2. Biểu đồ phân rã chức năng 17
    1.3.3. Mô tả chi tiết các chức năng lá 19
    1.3.4. Danh sách các hồ sơ được sử dụng 21
    1.3.5. Ma trận thực thể chức năng . 22
    1.3.6. Bijểu đồ hoạt động các tiến trình nghiệp vụ (cụ thể) 23
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 26
    2.1. Các mô hình xử lý nghiệp vụ . 26
    2.1.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 . 26
    2.1.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 . 27
    2.2. Mô hình dữ liệu quan niệm 31
    2.2.1. Lập bảng liệt kê, chính xác hoá, chọn lọc mục tin 31
    2.2.2. Xác định các thực thể và thuộc tính 31
    2.2.3. Xác định các mối quan hệ và thuộc tính của nó 32
    2.2.4. Biểu đồ của mô hình dữ liệu quan niệm 34
    CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG . 36
    3.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu . 36
    3.1.1. Chuyển mô hình E-R sang mô hình quan hệ . 36
    3.1.2. Thiết kế cơ sở vật lý . 40
    3.3. Xác định các luồng dữ liệu hệ thống 44

    4
    3.3.1. Luồng hệ thống của tiến trình “ 1.0 Mua và tiếp nhận TSCĐ ” 44
    3.3.2. Luồng hệ thống của tiến trình “ 2.0 Phân phối và theo dõi TSCĐ ” . 46
    3.3.3. Luồng hệ thống của tiến trình “ 3.0 Kiểm kê tài sản ” 47
    3.3.4. Luồng hệ thống của tiến trình “ 4.0 Báo cáo ” 48
    3.4. Tích hợp các giao diện và thiết kế kiến trúc 50
    3.4.1. Tích hợp các giao diện . 50
    Sau khi loại các giao diện đồng nhất, tích hợp lại ta còn 5 giao diện . 51
    Chương IV: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH . 53
    4.1. Giao diện chính 53
    a. Giao diện chính 53
    b. Giao diện đăng nhập của hệ thống . 54
    4.2. Các giao diện cập nhật, xử lý dữ liệu . 54
    a. Hiển thị danh sách tài sản 54
    b. Cập nhật danh sách tài sản . 55
    c. Hiển thị danh sách nhà cung cấp . 56
    d. Cập nhật danh sách nhà cung cấp 56
    e. Biên bản bàn giao . 57
    f. Cập nhật biên bản bàn giao 57
    4.3. Một số báo cáo . 58
    a. Báo cáo sử dụng tài sản . 58
    b. Báo cáo tổng hợp tài sản sử dụng 59
    KẾT LUẬN . 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 61
















    5
    BẢNG DANH MỤC CÁC HINH VÀ BẢNG BIỂU

    Tên hình và bảng trang
    Bảng 1.1. Danh sách các TSCĐ cần quản lý 10
    Hình 1.1. Biểu đồ tiến trình hoạt động các nghiệp vụ chính 12
    Bảng 1.2. Bảng phân tích dữ liệu 15
    Hình 1.2: Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống . 16
    Bảng 1.3: Phân tích nhóm các chức năng nghiệp vụ 17
    Hình 1.3: Biểu đồ phân rã chức năng của hệ thống quản lý tài sản cố định . 18
    Hình 1.4 : Ma trận thực thể chức năng. . 22
    Hình 2.1: Biểu dồ luồng dữ liệu mức 0 . 26
    Hình 2.2: Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 tiến trình “ 1.0 Mua và tiếp nhận TSCĐ
    ” . 27
    Hình 2.3: Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 tiến trình “ 2.0 Phân phối và theo dõi
    TSCĐ ” 28
    Hình 2.4: Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 tiến trình “ 3.0 Kiểm kê TSCĐ” . 29
    Hình 2.5: Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 tiến trình “ 4.0 Báo cáo ” 30
    Bảng 2.1: Bảng liệt kê, chính xác hoá, chọn lọc mục tin 31
    Bảng 2.2: Bảng xác định các thực thể và thuộc tính . 31
    Hình 2.6: Biểu đồ các mối quan hệ giữa các thực thể 34
    Hình 2.7: Biểu đồ mô hình dữ liệu khái niêm . 35
    Hình 3.1: Biểu đồ dữ liệu của mô hình quan hệ . 39
    Hình 3.2: Biểu đồ luồng hệ thống “ 1.0 Mua và tiếp nhận tài sản ” . 45
    Hình 3.3: Biểu đồ luồng hệ thống “ 2.0 Phân phối và theo dõi TSCĐ ” 46
    Hình 3.4: Biểu đồ luồng hệ thống “ 3.0 Kiểm kê tài sản ” . 47
    Hình 3.5: Biểu đồ luồng hệ thống “ 4.0 Báo cáo ” . 48
    Hình 3.2: Bảng các giao diện sau khi tích hợp . 51
    Hình 3.6: Biểu đồ cấu trúc thực đơn hệ thống chương trình . 52
    Hình 4.1: Giao diện chính của chương trình . 53
    Hình 4.2: Giao diện đăng nhập hệ thống 54
    Hình 4.3: Danh sách tài sản . 55
    Hình 4.4: Cập nhật danh sách tài sản 55
    Hình 4.5: Danh sách nhà cung cấp 56
    Hình 4.6: Cập nhật danh sách nhà cung cấp . 56

    6
    Hình 4.7: Danh sách biên bản bàn giao . 57
    Hình 4.8: Cập nhật biên bản bàn giao . 57
    Hình 4.9: Báo cáo sử dụng tài sản . 58
    Hình 4.10: Báo cáo tổng hợp tài sản sử dụng . 59


    7
    MỞ ĐẦU

    Tại khách sạn City View có rất nhiều loại tài sản khác nhau. Các tài sản
    được phân phối cho các bộ phận sử dụng. Để đáp ứng được yêu cầu rất đa
    dạng của người dùng: khách đến lưu trú tại các phòng, sử dụng các khu vui
    chơi, hội thảo, nhà hàng, thuê phương tiên, đảm bảo tốt mọi điều kiện hoạt
    động cho khách sạn, khách sạn cần nắm chắc tình hình tài sản sử dụng tại các
    đơn vị và khách hàng, và có kế hoạch bảo trì kịp thời để mọi trang thiết bị sẵn
    sàng phục vụ. Tuy nhiên, việc quản lý tài sản chủ yếu vẫn làm theo cách thủ
    công, mặc dù có sử dụng máy tính. Vì thế, việc đáp ứng các yêu cầu còn chưa
    tốt, có nhiều điều khách hàng phàn nàn, đôi khi khách sạn không đáp ứng
    được yêu cầu khách hàng, có dịch vụ đã phải từ chối. Vì những lý do đó, để
    tài “Xây dựng chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn City View”
    được em chọn làm đề tài đồ án tốt nghiệp. Không hy vọng đáp ứng được mọi
    yêu cầu quản lý tài sản cố định của khách sạn (vì đây là một khách sạn lớn),
    nhưng chương trình được xây dựng sẽ trợ giúp một phần quan trọng cho việc
    quản lý tài sản, đặc biệt các tài sản sử dụng thường xuyên hàng ngày. Có
    chương trình này, người quản lý giảm được các thao tác thử công mất nhiều
    thời gian, công sức, nắm được kịp thời tình trạng tài sản và yêu cầu người
    dùng để có thể bảo trì, đảm bảo cho người dùng đầy đủ tiện nghi và phương
    tiện khi lưu trú, vui chơi hay làm việc tại khách sạn.
    Đồ án gồm 4 chương:
    Chương 1: Mô tả bài toán và mô hình nghiệp vụ của nó: Trình bày nội dung
    bài toán thực tế đặt ra và tiến hành mô tả mô hình nghiệp vụ của
    nó.
    Chương 2: Phân tích hệ thống. Tiến hành phân tích các hoạt động xử lý và
    cấu trúc dữ liệu, từ đó đặc tả yêu cầu xử lý và yêu cầu dữ liệu của
    bài toán.
    Chương 3: Thiết kế hệ thống. Tiến hành thiết kế hệ thống bao gồm thiết kế dữ
    liệu, thiết kế kiến trúc hệ thống và chương trình.
    Chương 4 Cài đặt hệ thống và thử nghiệm.
    Cuối cùng là kết luận và tài liệu tham khảo.

    8
    Chương I: BÀI TOÁN VÀ MÔ HÌNH NGHIỆP VỤ
    1.1. Mô tả bài toán
    1.1.1. Giới thiệu về khách sạn City View
    Khách sạn ty View toạ lạc ở ngoại ô thành phố Hải Phòng, phía Bắc dòng
    sông Cấm thơ mộng. Với diện tích 800m2, Khách sạn City View 11 tầng đạt tiêu
    chuẩn 3 sao gồm 80 Phòng, buồng sang trọng đầy đủ tiện nghi. Từ đây qua cầu
    Bính khoảng 15 phút là tới trung tâm thành phố hoặc các khu công nghiệp của
    huyện Thuỷ Nguyên. Khách sạn có hệ thống phòng nghỉ thoáng mát, tiện nghi
    hiện đại tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các phòng đều được trang bị điều hoà nhiệt độ,
    bồn tắm nóng lạnh, truyền hình cáp đa kênh, minibar, điện thoại quốc tế. Có
    phòng VIP sang trọng, internet tốc độ cao.
    Nhà hàng tầng 2 có kiến trúc độc đáo sang trọng, trang nhã, sức chứa cùng
    lúc 250 thực khách, kết hợp khuôn viên rộng rãi, đại sảnh lớn rất phù hợp để tổ
    chức các buổi tiệc cưới, tiệc chiêu đãi và liên hoan gia đình. Không chỉ có vậy mà
    City View còn có vườn thượng uyển tầng 9 là nơi lý tưởng để tận hưởng những
    giây phút thư giãn và ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Hải Phòng với những ly cà
    phê, cocktail, rượu mạnh hay những đồ uống tự chọn khác. Khách sạn cung cấp
    các dịch vụ tại phòng, giặt là khô ướt, cho thuê xe ô tô, đưa đón khách tại sân bay,
    đặt vé máy bay, tàu thuỷ, tàu hoả, city tour thăm thành phố Hải Phòng.
    1.1.2. Khái niệm về Tài sản cố định (TSCĐ)
    a. Định nghĩa TSCĐ
    Để tiến hành sản xuất, kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao
    động, các doanh nghiệp còn cần phải có tư liệu lao động. Trong đó, bộ phận các
    tư liệu lao động thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau đây được coi là TSCĐ: ‒ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
    (TSCĐ hữu hình) hay do tài sản mang lại (TSCĐ vô hình). ‒ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. ‒ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.

    9 ‒ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (trên 10 triệu VNĐ).
    b. Phân loại TSCĐ
    TSCĐ có nhiều loại. Để thuận tiện cho công tác quản lý, công tác hạch toán
    và các nghiên cứu về TSCĐ cần phân loại chúng theo một số tiêu thức chủ yếu
    sau: ‒ Theo hình thái biểu hiện: TSCĐ được phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ
    vô hình. ‒ Theo quyền sở hữu: TSCĐ được phân thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê
    ngoài.
    TSCĐ hữu hình: Là những tài sản tồn tại dưới các hình thái vật chất cụ thể.
    Theo tính chất và mục đích sử dụng, TSCĐ hữu hình được phân thành: ‒ Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà kho, cầu cống , hàng rào ‒ Máy móc, thiết bị: Gồm các máy móc, thiết bị quản lý và các loại thiết bị
    chuyên dung. ‒ Phương tiện vận tải , truyền dẫn: Gồm ôtô, hệ thống đường ống dẫn nước,
    hệ thống đường dây điện, Hệ thống Wifi ‒ Thiết bị dụng cụ quản lý: Như các thiết bị điện tử,máy vi tính ,máy fax ‒ Cây trồng, súc vật làm việc lâu năm
    TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể. Ví dụ
    như: ‒ Bản quyền tác giả, thương hiệu. ‒ Quyền sử dụng đất. ‒ Bằng phát minh, sáng chế. ‒ Phần mềm kế toán.
    Trong bài toán quản lý Tài sản cố định của Khách sạn City View, thì các tài
    sản được đề cập đến ở đây sẽ hạn chế trong phạm vi các tài sản là các phương tiện
    thực hiện các dịch vụ phụ vụ trực tiếp cho khách hàng khi nghỉ ở khách sạn bao
    gồm: phương tiện quản lý; Phương tiện phục vụ khách hàng. Cụ thể là các tài
    sản sau đây.

    10
    Bảng 1.1. Danh sách các TSCĐ cần quản lý
    STT Tên tài sản
    Nhóm II: Phương tiện quản lý
    1 Máy tính
    2 Thiết bị mạng
    3 Tổng đài nội bộ
    4 Bộ âm thanh
    5 Điện thoại fax
    6 Bộ phát wifi cáp quang
    Nhóm III: Phương tiện phục vụ khách hàng
    1 Điều hòa
    2 Tivi
    3 Tủ lạnh
    4 Bàn
    6 Ghế
    7 Giường đệm
    8 Máy giặt là
    9 Thang máy
    10 Ô tô con
    11 Máy lọc nước
    12 Phòng đổi tiền
    14 Phòng ngủ
    15 Phòng ăn uống
    16 Quầy Bar
    17 Phòng hội nghị

    11
    1.1.3. Thực trạng công tác quản lý TSCĐ của khách sạn
    Công tác quản lý TSCĐ của City View Hotel cần rất nhiều giấy tờ, sổ sách,
    biên bản, vì vậy kéo theo một khối lượng công việc lớn và phức tạp. Khi xây
    dựng một hệ thống quản lý thì toàn bộ các quy trình sẽ được tự động hoá. Khi sử
    dụng chương trình quản lý TSCĐ thì các đối tượng sẽ được giảm thiểu các thao
    tác phải làm và thu được hiệu cao một cách nhanh chóng.
    Cán bộ quản lý sẽ dễ dàng trong việc nhập TSCĐ cũng như bàn giao và luân
    chuyển TSCĐ về các phòng. Dễ dàng trong việc quản lý, bảo trì và sửa chữa
    TSCĐ. Tiến hành việc kiểm kê và đưa ra các báo cáo một cách nhanh chóng,
    chính xác cho ban Giám đốc.
    Đối với Ban Giám đốc trong việc quản lý TSCĐ sẽ nhanh chóng biết được
    hiện trạng TSCĐ, tình hình sử dụng TSCĐ để đưa ra các kế hoạch bảo hành, bảo
    trì, sửa chữa, bổ sung. Qua đó sẽ đảm bảo việc sử dụng nguồn tài chính một cách
    tiết kiệm và hiệu quả nhất, nâng cao khả năng sử dụng TSCĐ trong công tác phục
    vụ khách hàng.
    1.1.4. Giải pháp nâng cao hoạt động quản lý TSCĐ
    Quản lý tài sản cố định là một công việc thường xuyên đòi hỏi sự tỉ mỉ rất
    lớn.
    Công việc này cần phải lưu trữ mọi loại thông tin liên quan đến thiết bị được
    sử dụng trong từng phòng. Các thiết bị đưa vào là rất lớn và nhiều chủng loại.
    Điều này gây khó khăn rất nhiều cho nhân viên quản lý, nhất là quá trình
    kiểm kê hay theo dõi tình trạng thiết bị sử dụng tại các phòng, các vị trí trong
    khách sạn. Khó khăn đó tất yếu dẫn đến yêu cầu thiết kế một hệ thống thông tin
    hỗ trợ hoạt động quản lý thiết bị thật hiệu quả và tin cậy.
    1.2. Mô tả bài toán nghiệp vụ quản lý TSCĐ

    1.2.1. Biểu đồ hoạt động của quản lý TSCĐ
     
Đang tải...