Báo Cáo Xây dựng chương trình quản lý ngân hàng câu hỏi và hỗ trợ trộn đề thi của trường Đại Học Điện Lực

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 8
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ RA ĐỀ THI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 11
    1.1. Tổng quan. 11
    1.2. Mục đích của chương trình. 12
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 13
    2.1. Khảo sát quy trình quản lý ngân hàng câu hỏi của trường Đại học Điện lực 13
    2.1.1. Thực trạng. 13
    2.1.2. Các chức năng chính của chương trình. 13
    2.1.2.1. Tạo và quản lí ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm , tự luận. 13
    2.1.2.2. Ra đề thi 14
    2.1.2.3. Quản trị hệ thống. 15
    2.2. Phân tích thiết kế hệ thống. 15
    2.2.1. Các tác nhân của hệ thống. 15
    2.2.2. Các trường hợp ca sử dụng. 16
    2.2.3. Đặc tả ca sử dụng. 17
    2.2.3.1. Quản lý đăng nhập hệ thống. 17
    2.2.3.2. Quản lý khoa. 17
    2.2.3.3. Quản lý bộ môn. 18
    2.2.3.4. Quản lý môn học. 18
    2.2.3.5. Quản lý chương. 18
    2.2.3.6. Quản lý loại câu hỏi. 18
    2.2.3.7. Quản lý mức độ câu hỏi. 18
    2.2.3.8. Quản lý trình độ câu hỏi. 19
    2.2.3.9. Quản lý ngân hàng câu hỏi. 19
    2.2.3.10. Quản lý ra đề thi. 19
    2.2.3.11. Quản lý trộn đề thi. 19
    2.2.4. Mô hình hóa UseCase. 19
    2.2.4.1. Use Case đăng nhập hệ thống. 20
    2.2.4.2. UseCase quản lý bộ môn. 21
    2.2.4.3. Use Case quản lý môn học. 24
    2.2.4.3. UseCase quản lý ngân hàng câu hỏi 26
    2.2.4.4. UseCase trộn đề thi chọn từng câu. 30
    2.2.4.5. UseCase trộn đề thi ngẫu nhiên. 31
    2.2.4.6. UseCase trộn đề thi từ file. 33
    2.3. Các thực thể và mô hình quan hệ. 34
    2.3.1. Các thực thể. 34
    2.3.1.1. Thông tin người dùng (tblThongTinNguoiDung). 34
    2.3.1.2. Người Dùng – Môn Học (tblUser_MonHoc). 35
    2.3.1.3. Chức Vụ (tblChucVu). 35
    2.3.1.4. Khoa (tblKhoa). 35
    2.3.1.5. Bộ Môn (tblBoMon). 35
    2.3.1.6. Môn Học (tblMonHoc). 36
    2.3.1.7. Môn Học-Chương (tblMonHoc-Chuong). 36
    2.3.1.8. Mức Độ Câu Hỏi (tblMucDoCauHoi). 36
    2.3.1.9. Loại Câu Hỏi (tblLoaiCauHoi). 36
    2.3.1.10. Câu Hỏi (tblCauHoi). 37
    2.3.1.11. Trình Độ (tblTrinhDo). 37
    2.3.1.12. Câu Hỏi – Trình Độ (tblCauHoi-TrinhDo). 37
    2.3.1.13. Câu Hỏi - Đáp Án (tblCauHoi-DapAn). 38
    2.3.1.14. Lớp (tblLop). 38
    2.3.1.15. Đề Thi (tblDeThi). 38
    2.3.1.16. Đề Thi – Mã Đề (tblDeThi_MaDe). 39
    2.3.2. Mô hình quan hệ. 39

    CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 41
    3.1. Sơ lược về ngôn ngữ lập trình C#. 41
    3.1.1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình C#. 41
    3.1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình C#. 42
    3.1.3. Những ứng dụng của ngôn ngữ lập trình C#. 44
    3.2. Hệ quản trị cở sở dữ liệu và SQL sever 2008. 45
    3.2.1. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu. 45
    3.2.1.1. Khái niệm cơ bản về các loại cơ sở dữ liệu. 45
    3.2.1.2. Một số ưu điểm của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server. 46
    3.2.2. Giới thiệu về SQL sever 2008. 46

    CHƯƠNG 4. CÀI ĐẶT VÀ KIỂM THỬ . 50
    4.1 Giao diện chính của chương trình. 50
    4.2. Hệ thống. 50
    4.3 Chức năng quản lý ngân hàng câu hỏi 52
    4.4. Chức năng quản lý đề thi 55
    4.4.1 Chức năng trộn đề từ file. 56
    4.4.2 Chức năng trộn đề từ ngân hàng câu hỏi 56
    KẾT LUẬN 58
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 59



    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 2.1. Các tác nhân tác động vào hệ thống. 15
    Hình 2.2 Biểu đồ UseCase của hệ thống. 16
    Hình 2.3 Biểu đồ UseCase chi tiết của UseCase QuanLyNganHangCauHoi. 16
    Hình 2.4 Biểu đồ UseCase chi tiết của UseCase QuanLyDeThi. 17
    Hình 2.5. Use Case mô tả đăng nhập vào hệ thống. 20
    Hình 2.6. Biểu đồ hoạt động của UseCase đăng nhập. 20
    Hình 2.7. Biểu đồ trình tự của UseCase DangNhap. 21
    Hình 2.8. Biểu đồ UseCase QuanLyBoMon. 21
    Hình 2.9. Biểu đồ hoạt động của UseCase QuanLyBoMon. 22
    Hình 2.10. Biểu đồ trình tự lấy danh sách bộ môn của UseCase QuanLyBoMon. 22
    Hình 2.11. Biểu đồ trình tự thêm mới bộ môn của UseCase QuanLyBoMon. 23
    Hình 2.12. Biểu đồ trình tự xóa bộ môn của UseCase QuanLyBoMon. 23
    Hình 2.13. Biểu đồ UseCase QuanLyMonHoc. 24
    Hình 2.14. Biểu đồ hoạt động của UseCase QuanLyMonHoc. 24
    Hình 2.15. Biểu đồ trình tự lấy danh sách môn học. 25
    Hình 2.16. Biểu đồ trình tự thêm mới môn học. 25
    Hình 2.17. Biểu đồ trình tự xóa môn học ra khỏi danh sách. 26
    Hình 2.18. Biều đồ Use Case của Use Case QuanLyCauHoi 26
    Hình 2.19. Biểu đồ hoạt động của UseCase QuanLyCauHoi 27
    Hình 2.20. Biểu đồ trình tự lấy danh sách câu hỏi 27
    Hình 2.21. Biểu đồ trình tự thêm mới từng câu hỏi 28
    Hình 2.22. Biểu đồ trình tự thêm file câu hỏi 28
    Hình 2.23. Biểu đồ trình tự xóa câu hỏi ra khỏi danh sách. 29
    Hình 2.24. Biểu đồ trình tự sửa thông tin câu hỏi 29
    Hình 2.25. Biều đồ UseCase quản lý trộn đề thi trộn từng câu. 30
    Hình 2.26. Biểu đồ hoạt động của UseCase TronDeThi chọn từng câu. 30
    Hình 2.28. Biểu đồ hoạt động của UseCase TronDeThiNgauNhien. 31
    Hình 2.29. Biểu đồ hoạt động của UseCase TronDeThiNgauNhien. 32
    Hình 2.30. Biểu đồ trình tự của UseCase TronDeThiNgauNhien. 32
    Hình 2.31. Biều đồ UseCase của UseCase TronDeThiTuFile. 33
    Hình 2.32. Biều đồ hoạt động của UseCase TronDeThiTuFile. 33
    Hình 2.33. Biều đồ trình tự của UseCase TronDeThiTuFile. 34
    Hình 2.33. Mô hình quan hệ giữa các bảng. 40
    Hình 4.1. Giao diện form chính của chương trình. 50
    Hình 4.2. Giao diện form đăng nhập hệ thống. 51
    Hình 4.3. Giao diện form đăng ký tài khoản. 51
    Hình 4.4. Giao diện form xem thông tin tài khoản. 52
    Hình 4.5. Giao diện form đổi mật khẩu. 52
    Hình 4.6. Giao diện form quản lý danh sách khoa. 53
    Hình 4.7. Giao diện form quản lý danh sách bộ môn. 53
    Hình 4.8. Giao diện form quản lý danh sách môn học. 54
    Hình 4.9. Giao diện form quản lý mức độ câu hỏi 54
    Hình 4.10. Giao diện form nhập câu hỏi từ chương trình. 55
    Hình 4.11. Giao diện form nhập câu hỏi từ File. 55
    Hình 4.12. Chức năng trộn đề từ file. 56
    Hình 4.13. Chức năng trộn đề từ cơ sở dữ liệu. 56
    Hình 4.14. Mẫu đề thi 57
    Hình 4.15. Mẫu định dạng câu hỏi theo chương trình. 57
    PHẦN MỞ ĐẦU
    ---o0o---
    Trong những năm gần đây hình thức thi cử ở nước ta đã có nhiều thay đổi, từ hình thức thi cử truyền thống giờ có nhiều hình thức hơn như thi trắc nghiệm khách quan có nhiều phương án lựa chọn hay trắc nghiệm đúng sai. Với độ chính xác và độ bảo mật cao, mỗi đề thi trắc nghiệm gồm rất nhiều câu hỏi, yêu cầu người làm phải có kiến thức vững và rộng, khả năng tính toán và nắm bắt bài toán nhanh. Do đó thông qua đề thi trắc nghiệm có thể đánh giá được trình độ trên số đông thông qua hình thức này. Thi trắc nghiệm có thể áp dụng công nghệ cao trong khâu ra đề và chấm thi giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tổ chức thi và chấm thi, hạn chế những gian lận thi cử, loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan của người chấm, đảm bảo tính khách quan cho bài thi gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, việc soạn thảo và trộn đề thi trắc nghiệm đã làm cho quý thầy cô chúng ta luôn mất nhiều thời gian, bên cạnh đó, đôi khi còn gặp vấn đề trùng câu hỏi do sơ suất trong quá trình trộn đề thủ công.
    Cùng với việc khảo sát quy trình quản lý ngân hàng câu hỏi và ra đề thi tại trường đại học Điện Lực, chúng em đã tìm hiểu và xây dựng “Phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi và hỗ trợ trộn đề thi” .
    Lý do chọn đề tài:
    Hiện nay, trên thực tế rất nhiều các thầy cô trong các trường đại học vẫn đang sử dụng công cụ thủ công để tạo ra đề thi trắc nghiệm hay tự luận Nếu ra theo hình thức đó thầy cô sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức và tính bảo mật sẽ không cao.
    Đứng trước những khó khăn và thách thức và nhất là thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Từ những nhu cầu thực tế của Trường Trường Đại Học Điện Lực chúng em đã thiết kế và xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi và hỗ trợ trộn đề thi cho Trường Đại Học Điện Lực. Phần mềm hỗ trợ giảng viên quản lý ngân hàng câu hỏi và trộn đề thi trên máy tính nhanh chóng và dễ dàng.

    Mục tiêu thực hiện đề tài:
    Tên đề tài: “Xây dựng chương trình quản lý ngân hàng câu hỏi và hỗ trợ trộn đề thi của trường Đại Học Điện Lực”.

    Phần mềm được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức, quản lý lưu trữ ngân hàng câu hỏi, đảm bảo tiện lợi về thời gian, hình thức, tránh bị lộ đề trong khâu ra đề của giảng viên, tiết kiệm được nhiều sức lực và chi phí. Do đó sẽ hạn chế những tiêu cực trong thi cử nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên và hiệu quả dạy học của giảng viên.
    Chương trình sau khi được hoàn thiện sẽ giúp quý thầy cô có thể quản lý dễ dàng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, các câu hỏi tự luận và hỗ trợ trộn đề thi với các câu hỏi được chọn lọc, đánh giá theo từng cấp độ khác nhau. Đăc biệt hệ thống còn cho phép thêm câu hỏi từ file theo những định dạng mà hệ thống đặt ra nên các thầy cô có thể soạn thảo các câu trắc nghiệm, tự luận bằng chính chương trình Microsoft Word, một chương trình rất quen thuộc và tiện lợi cho các thầy cô. Với việc sử dụng trình soạn thảo Microsoft Word nên quý thầy cô có thể chèn các công thức toán học, hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu chuyên ngành mà không sợ bị mất đi định dạng hoặc không hiển thị được khi mà xuất ra đề thi. Hệ thống có khả năng mở rộng thành một hệ thống lớn hỗ trợ nhiều tính năng khác tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh được sử dụng trong giáo dục.
    Đối tượng tìm hiểu: Giảng viên Trường ĐHĐL trong công tác giảng dạy cũng như ra đề thi.
    Phạm vi áp dụng: Trường Đại Học Điện Lực.
    Phương pháp nghiên cứu: Phần mềm được thực hiện theo quy trình phát triển phần mềm theo mô hình thác nước cùng với sự phân tích thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng.
    Nhận thức được vấn đề đó, dựa vào những kiến thức tiếp thu được tại trường kết hợp với thời gian thực tập nghiên cứu tìm hiểu thực tế quy trình xây dựng phần mềm tại Công ty cổ phần Bạch Minh,cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo Phạm Đức Hồng và các anh, chị trong nhóm phát triển phần mềm số 1 tại công ty, em đã hoàn thành phần mềm này. Với thời gian còn hạn chế, trình độ nhận thức chưa sâu về thực tế, nên trong quá trình xây dựng phần mềm chúng em không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót. Chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo hướng dẫn và các quý thầy, cô để phần mềm được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...