Luận Văn Xây dựng chương trình quản lý điểm trường thcs minh lập

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 4/12/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp
    Đề tài: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM TRƯỜNG THCS MINH LẬP
    Định dạng file word kèm slide thuyết trình


    MỤC LỤC
    Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ QUẢN TRỊ CSDL MICROSOFT ACCESS VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 6.0 11.1. Khái quát về Microsoft Access . 11.2. Giới thiệu các công cụ mà MS. Access cung cấp . 11.3. Tìm hiểu chung về Visual Basic 6.0 5
    1.4. Lập trình giao diện và kết nối cơ sở dữ liệu 17
    Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 30
    2.1. Khảo sát hiện trạng 30
    2.2. Khảo sát hiện trạng tại trường THCS Minh Lập 39
    2.3. Phân tích và thiết kế hệ thống . 47
    2.4. Phân tích thiết kế hệ thống . 49
    2.5. Phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu . 55
    Chương 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 59
    3.1. Giao diện chính của chương trình . 593.2. Chức năng đăng nhập 59
    3.3. Chức năng nhập Hồ sơ học sinh 60
    3.4. Chức năng nhập hạnh kiểm học sinh 60
    3.5. Chức năng nhập điểm học sinh theo học kỳ 61
    3.6. Chức năng tìm kiếm học sinh . 61
    3.7. Chức năng báo cáo kết quả học tập cả năm học 62
    3.8. Chức năng in hồ sơ học sinh theo lớp 62
    KẾT LUẬN . 63
    1. Các kết quả đạt được 63
    2. Hướng phát triển 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

    LỜI NÓI ĐẦU


    Hiện nay, tin học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế xã hội đối với mỗi quốc gia. Việc ứng dụng rộng rãi của tin học đã đem lại những thành tựu vô cùng to lớn trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, lưu trữ.
    Với mong muốn được sử dụng những kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Hoàng Quang Trung, em đã mạnh dạn xây dựng chương trình “Quản lý điểm trường THCS Minh Lập”. Mục đích của đề tài này là nhằm phục vụ cho công tác quản lý điểm của học sinh ở các trường THCS, giúp Trường quản lý điểm và hồ sơ học sinh được dễ dàng và tiện lợi hơn. Kết hợp với những kiến thức đã học về lập trình, về cơ sở dữ liệu để từ đó em xây dựng chương trình quản lý này.
    Do còn nhiều hạn chế về thời gian, về kiến thức và điều kiện làm việc, chương trình của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để chương trình của em được hoàn thiện hơn.
    Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Quang Trung cùng các thầy cô giáo trong khoa đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài này.
    Chương 1GIỚI THIỆU VỀ HỆ QUẢN TRỊ CSDL MICROSOFT ACCESS VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 6.01.1. Khái quát về Microsoft AccessMS.Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu của hãng Microsorft chạy trên môi trường Windows, trên đó có các công cụ hữu hiệu và tiện lợi để tự động sản sinh chương trình cho hầu hết các bài toán quản lý thường gặp trong thực tế. Với MS.Access, người sử dụng không phải viết từng câu lệnh cụ thể mà vẫn có được một chương trình hoàn chỉnh. Nếu cần lập trình, MS.Access có sẵn ngôn ngữ Access Basic để ta có thể lập trình theo ý muốn của người sử dụng.
    Sáu đối tượng mà Access cung cấp cho người dùng là: Bảng (Table), truy vấn (Query), mẫu biểu (Form), báo biểu (Report), Macro và Module. Các đối tượng trên có đầy đủ khả năng lưu trữ dữ liệu, thống kê, kết xuất báo cáo thông tin và tự động cung cấp nhiều các tác vụ khác.
    Access không chỉ là một hệ quản trị CSDL mà còn là hệ quản trị CSDL quan hệ (Relational DaTaBase). Access cung cấp công cụ Wizard để tự động tạo bảng, truy vấn, báo cáo hỗ trợ cho người dùng. Ta có thể sử dụng việc phân tích bảng để tránh dư thừa dữ liệu. Access hỗ trợ rất tốt cho những người mới bước vào tin học. Với Wizard và các phương tiện hoạt động tự động khác, sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức trong việc xây dựng và thiết kế chương trình.
    1.2. Giới thiệu các công cụ mà MS. Access cung cấpNhư trên đã nói, MS.Access cung cấp cho người dùng 6 đối tượng cơ bản sau:
    1.2.1. Bảng (Table)
    Với bảng, ta thấy nó giống như DBF của Foxpro. Trong Access việc tạo bảng, sửa đổi cấu trúc của bảng được tiến hành trên môi trường giao diện đồ hoạ rất trực quan, việc tạo bảng có thể sử dụng công cụ Wizard hoặc tự thiết kế theo ý người sử dụng. Đối với bảng, Access cung cấp đầy đủ các kiểu dữ liệu cần thiết cho các trường, bao gồm dữ liệu kiểu Text, kiểu số (Number), kiểu tiền tệ (Currency), kiểu ngày tháng (Date/Time), kiểu ký ức (Memo), kiểu logíc (Yes/No) và các đối tượng OLE.
    Đặc biệt, với thuộc tính Validation Rule của các trường, chúng ta có thể kiểm soát được các giá trị nhập vào mà không cần viết một dòng lệnh lập trình nào như các ngôn ngữ lập trình khác.
    Ngoài ra, để giảm các thao tác khi nhập liệu, ta có thể đặt thuộc tính ngầm định Default Value hay các phiên bản mới của Access cung cấp các Combo Box cho các trường của bảng nếu ta muốn sử dụng để giảm bớt các thao tác bàn phím và sai sót trong quá trình nhập liệu.
    Để đảm bảo an toàn dữ liệu, Access cho phép thiết lập quan hệ giữa các bảng với nhau đảm bảo tính ràng buộc. Do đó, người dùng không phải kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu khi nhập.
    Các bước cơ bản khi thiết lập một bảng trong MS.Access như sau:
    - Tạo bảng.
    - Đặt khoá chính cho bảng và tạo các chỉ mục.
    - Chỉnh sửa cấu trúc bảng
    - Sử dụng thuộc tính của trường để trình bày dạng dữ liệu của trường và kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu khi nhập.
    1.2.2. Truy vấn (Query)
    Truy vấn là sự lựa chọn thông tin theo một điều kiện nào đó. Có thể nói sức mạnh của Access chính là ở truy vấn và báo cáo. Trong Access có 2 loại truy vấn truy vấn lựa chọn và truy vấn hành động.
    * Loại thứ nhất - Truy vấn lựa chọn (Select Query):
    Là truy vấn mà kết quả đầu ra là tập hợp các thông tin được lựa chọn từ các bảng, các truy vấn theo một điều kiện nào đó.
    * Loại thứ hai - Truy vấn hành động:
    Là truy vấn nhằm thực hiện một thao tác xử lý dữ liệu nào đó ví dụ xoá dữ liệu (Query Delete), cập nhật dữ liệu (Query Update), chèn dữ liệu (Query Append), tạo bảng (Query Make Table).
    Việc sử dụng hữu hiệu các truy vấn trong chương trình sẽ làm tăng khả năng tìm kiếm lời giải cho các bài toán phức tạp. Việc sử dụng các hàm tự định nghĩa trong các cột của các truy vấn làm tăng khả năng kết xuất thông tin, tăng tính đa dạng, mềm dẻo của thông tin đầu ra.
    Ngoài ra, ta có thể xây dựng các truy vấn bằng cách sử dụng trực tiếp các câu lệnh SQL.
    Khi xây dựng một truy vấn cần phải:
    - Chọn bảng hoặc Query khác làm nguồn dữ liệu.
    - Thêm các trường mới và kết quả thực hiện các phép tính trên các trường của bảng nguồn.
    - Đưa vào các điều kiện tìm kiếm, lựa chọn.
    - Đưa vào các trường dùng để sắp xếp.
    1.2.3. Biểu mẫu (Form)
    Với bảng và truy vấn, ta vẫn xem được thông tin. Tuy nhiên, trên biểu mẫu (Form), giao diện thân thiện hơn nhiều. Biểu mẫu là công cụ mạnh của Access được dùng để:
    - Thể hiện và cập nhật dữ liệu cho các bảng.
    - Tổ chức giao diện chương trình.
    - Cập nhật dữ liệu từ bảng chọn.
    - Cập nhật dữ liệu đồng thời cho nhiều bảng.
    Có 4 loại biểu mẫu cơ bản như sau:
    * Biểu mẫu một cột (Single Column)
    Trong loại biểu mẫu này, các trường được sắp xếp theo hàng dọc, biểu mẫu có thể chiếm một hay nhiều trang màn hình, trên đó ta có thể kẻ các đường thẳng, hình chữ nhật hay trang trí các hình ảnh .Với biểu mẫu, người ta thường sử dụng thêm công cụ Combo Box rất thuận tiện cho việc cập nhật dữ liệu từ bàn phím.
    * Biểu mẫu nhiều cột dạng bảng (Tabular)
    Tabular là loại biểu mẫu dùng để hiển thị thông tin theo cột dọc từ trái sang phải, mỗi hàng chứa một bản ghi tương đối giống bảng nhưng ưu điểm hơn

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [1]. TS. Huỳnh Quyết Thắng - Access và ứng dụng. Nhà xuất bản Thống kê.
    [2]. Nguyễn Văn Ba - Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
    [3]. KS Phạm Hưng - Tự học Access 2003. Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin.
    [4]. Đinh Xuân Lâm, Những bài lập trình CSDL Visual Basic 6.0, Nhà xuất bản thống kê (2001).
    [5]. Nguyễn Thị Ngọc Mai (chủ biên), cố vấn khoa học: GSTS. Nguyễn Hữu Anh, Microsoft Visual Basic 6.0, Nhà xuất bản lao động – xã hội.
    [6]. http://www.manguon.com.
     
Đang tải...