Đồ Án Xây dựng chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học tạ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại thành phố Hồ Chí Minh gia tăng mạnh mẽ. Đặc biệt, cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 21/10/2006 đã và đang làm cho xu thế phát triển của thành phố ngày càng gia tăng. Trước những thuận lợi và thành quả từ việc hội nhập nền kinh tế thế giới mang lại thì thành phố cũng đang phải đối mặt với nhiều áp lực đối với môi trường.
    Bên cạnh các khó khăn, tồn tại liên quan đến chất lượng môi trường nước, không khí, thì vấn đề chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm hiện nay thật sự là một thách thức lớn . Trong đó, vấn nạn về chất thải nguy hại là mối đe dọa đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
    Theo thống kê cuối năm 2006, dân số thành phố xấp xỉ 6.424.519 triệu người, tốc độ phát triển kinh tế tăng từ 9 – 11 % năm, đi đôi với sự phát triển kinh tế là sự phát triển của công nghiệp, cơ sở hạ tầng và giáo dục . Theo thống kê từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố, Tp.HCM có 12 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, 1 khu công nghệ cao, khoảng 700 xí nghiệp công nghiệp có qui mô lớn, khoảng 12.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, tiểu thu công nghiệp . Theo ước tính sơ bộ, lượng chất thải rắn công nghiệp-nguy hại của thành phố khoảng 1.500 - 1.800 tấn/ngày. Hàng ngày, Tp.Hồ Chí Minh đang phải đối diện với việc giải quyết một khối lượng lớn chất thải công nghiệp – nguy hại, trong đó chất thải nguy hại là một phần gây tác hại lớn đến môi trường. Bên cạnh nguồn chất thải nguy hại công nghiệp đang được gấp rút kiểm soát thì một lượng chất thải nguy hại từ các nguồn khác trong đô thị vẫn chưa được quan tâm hay kiểm soát nhất là chất thải từ dân cư và một lượng chất thải từ các phòng thí nghiệm hiện nay chưa được quan tâm đến.
    Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, thì sự phát triển giáo dục cũng đang là một tiêu chí chung của thành phố. Bên cạnh các hoạt động giáo dục thì công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại các phòng thí nghiệm đã và đang sử dụng một lượng hóa chất và thải vào môi trường mà chưa có sự kiểm soát gây nên mối nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và môi trường. Nhìn về khía cạnh môi trường, những tác hại mà chất thải nguy hại gây ra đối với môi trường là một trong những điều đáng quan tâm trước tình hình môi trường thành phố hiện nay. Nhưng nếu xét về khía cạnh sức khỏe cộng đồng thì chất thải nguy hại thật sự là một điều thúc đẩy chúng ta quan tâm hơn.
    Trên toàn thành phố hiện nay có gần 400 phòng thí nghiệm thuộc các lĩnh vực khác nhau về vật lý, hóa học, sinh học , . Nếu chỉ xét đến các phòng thí nghiệm hóa học và sinh học thuộc các trường đại học trong thành phố hiện nay thì con số khoảng hơn 100 phòng thí nghiệm trên tổng số hơn 200 phòng thí nghiệm đó là chưa kể đến các phòng thí nghiệm thuộc các trung tâm nghiên cứu khoa học. Với nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu học tập, hằng ngày, các phòng thí nghiệm sử dụng và thải ra một lượng hóa chất nếu không nói là nhiều thì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh viên và cán bộ giảng dạy nghiên cứu.
    Qua thực tế đó, việc xây dựng một chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học là một việc rất cần thiết hiện nay. Chương trình không những góp phần giảm thiểu chất thải nguy hại phát sinh và thải vào môi trường hơn nữa sẽ góp phần hỗ trợ công tác quản lý chất thải nguy hại không những ngay tại khuôn viên trường đại học riêng và hỗ trợ công tác quản lý chung của thành phố hiện nay.
    2. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay, tại các phòng thí nghiệm hóa học trong khuôn viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh các nhân viên và sinh viên hằng ngày tiếp xúc và làm việc với hóa chất. Bên cạnh việc tiếp xúc đến các hóa chất thì những nhân viên và sinh viên trên còn phải đối diện với các mối nguy hại khác mà chưa được quan tâm đến, đặc biệt là chất thải nguy hại phòng thí nghiệm.
    Hầu hết trong các trường đại học hiện nay, các phòng thí nghiệm thải ra một lượng hóa chất độc hại, các tác nhân sinh học nguy hại tiềm tàng từ quá trình thực nghiệm và nghiên cứu trong các loại hình phòng thí nghiệm như sinh học, hóa học Có rất nhiều loại hóa chất được sử dụng trong các phòng thí nghiệm hiện nay và việc thải bỏ không an toàn là một vấn đề cần được quan tâm. Trong số hàng loạt các loại chất thải được thải ra thì hầu như chưa được phân loại và thu gom xử lý mà trực tiếp thải vào môi trường.
    Nếu chỉ xét đến vấn đề nước thải từ các phòng thí nghiệm hiện nay thì hầu như chưa được xử lý mà trực tiếp thải bỏ vào hệ thống cống. Ngoài ra lượng chất thải chứa trong nước thải thì một lượng đáng kể chất thải rắn nguy hại vẫn còn chưa được thu gom riêng mà được thu gom chung vào rác sinh hoạt trong khuôn viên trường. Tuy nhiên, theo thực tế cho thấy một số trường tuy có phân loại nhưng chất thải sau khi ra khỏi phòng thí nghiệm vẫn chưa được xử lý.
    Để giải quyết các bất cập trên cần thiết xây dựng nên chương trình quản lý chất thải nguy hại nói chung và vấn đề về an toàn cho sức khoẻ cộng đồng nói riêng trong việc xử lý và quản lý các chất độc hại tại các phòng thí nghiệm trong khuôn viên đại học và cũng nhằm mục tiêu chung của thành phố hiện nay là phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    - Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại phòng thí nghiệm.
    - Từ quá trình khảo sát, xây dựng nên chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học hỗ trợ công tác quản lý chất thải nguy hại.
    4. Nội dung nghiên cứu
    - Tìm hiểu về chất thải nguy hại và những tác hại mà chất thải nguy hại gây ra đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường.
    - Tìm hiểu về hiện trạng phát sinh chất thải của thành phố Hồ Chí Minh.
    - Khảo sát hiện trạng phòng thí nghiệm tại một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh – trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
    - Xây dựng chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học.
    5. Đối tượng nghiên cứu
    - Phòng thí nghiệm hóa học và sinh học trong khuôn viên trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
    - Sinh viên và cán bộ quản lý phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học.
    6. Phương pháp luận nghiên cứu
    6.1. Phương pháp luận
    Để có thể xây dựng nên chương trình quản lý chất thải nguy hại phát sinh trong khuôn viên trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh – trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh thì điều cần thiết là phải nắm bắt và hiểu rõ tình hình hoạt động của phòng thí nghiệm, quá trình phát sinh và thải bỏ chất thải để xác định các nguồn phát sinh và loại chất thải hình thành trong suốt quá trình thực nghiệm và nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm.
    Để thực hiện đề tài, cần áp dụng phương pháp phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan, trên cơ sở phân tích các vấn đề đưa ra hướng thực hiện chương trình nhằm có thể áp dụng trong khuôn viên trường đại học.
    6.2. Phương pháp cụ thể
    - Tìm hiểu về chất thải nguy hại – chất thải nguy hại phòng thí nghiệm qua các tài liệu, các sách đã được xuất bản cũng như tham khảo các tài liệu về phòng thí nghiệm nước ngoài thông qua internet.
    - Tham khảo các tài liệu về phòng thí nghiệm liên quan đến các phòng thí nghiệm nói chung và phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường Kỹ Thuật Công Nghệ nói riêng.
    - Khảo sát và thu thập kiến thức thực tế tại phòng thí nghiệm tại một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, phòng thí nghiệm trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ.
    - Tham vấn ý kiến của một số cán bộ quản lý phòng thí nghiệm.
    - Chọn lọc hướng xây dựng chương trình thông qua quá trình khảo sát.
    6.3. Sơ đồ nghiên cứu


    7. Giới hạn của đề tài
    Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế trong một khoảng thời gian ngắn nên việc đánh giá còn gặp nhiều sơ suất và thiếu sót, chỉ khảo sát tại một số phòng thí nghiệm hóa học trong khuôn viên một số trường đại học điển hình. Chương trình được đưa ra trên cơ sở lý thuyết mà chưa thể áp dụng thực tế nên chưa thể đánh giá được tính hiệu quả của đề tài.
    8. Ý nghĩa của đề tài :
    Chất thải nguy hại nói chung là chất thải mang các đặc tính nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường, trong đó chất thải nguy hại phòng thí nghiệm mang các đặc điểm nguy hại mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cho sinh viên là người trực tiếp tiếp xúc. Những loại chất thải này ngoài các ảnh hưởng như cháy, nổ, ăn mòn khi tiếp xúc mà còn là các tác nhân gây nên một số bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe đặc biệt là ung thư. Do đó, việc xây dựng nên chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học nhằm quản lý chặt chẽ từ khâu phát sinh đến thu gom, thải bỏ và đặc biệt là đề ra các biện pháp xử lý tiền xử lý và giảm thiểu trước khi thải bỏ an toàn .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...