Luận Văn Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC . 6

    LỜI NÓI ĐẦU 9

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG . 15
    1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG (SUPPLY CHAIN) 15

    1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng . 15

    1.1.2 Cấu trúc và các thành phần chuỗi cung ứng . 18

    1.1.3 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng . 24

    1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG 26

    1.2.1 Sự cần thiết của việc xây dựng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp 26

    1.2.2 Xây dựng chuỗi cung ứng 30

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 47

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT
    KHẨU Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG . 49

    2.1. TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT KHẨU
    CỦA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) 49

    2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT
    KHẨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 50

    2.2.1 Ngành nuôi trồng cá tra 50

    2.2.2 Các ngành cung ứng khác 52

    2.2.3 Ngành chế biến cá tra 55

    2.2.4 Hoạt động xuất khẩu cá tra 57

    2.2.5 Thực trạng sự liên kết giữa các khâu trong quá trình sản xuất cá tra xuất
    khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long 59

    2.3 ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH HỢP NHẤT THEO
    NGÀNH DỌC 64

    2.3.1 Ưu điểm của mô hình hợp nhất theo ngành dọc 65

    2.3.2 Hạn chế của mô hình hợp nhất theo ngành dọc . 65

    2.4 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 66

    2.4.1 Điểm mạnh . 67

    2.4.2 Điểm yếu . 67

    2.4.3 Cơ hội 68

    2.4.4 Thách thức 69

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 71

    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ
    TRA XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG . 72

    3.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG
    MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 72

    3.1.1 Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sẽ khắc phục những hạn chế do mô
    hình hợp nhất theo ngành dọc tạo ra. 72

    3.1.2 Xây dựng chuỗi cung ứng liên kết các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng là cơ sở để giải quyết tốt những tồn tại, hạn chế trong hoạt động sản xuất cá tra khu vực ĐBSCL, đảm bảo đưa hoạt động sản xuất cá
    tra đi vào ổn định 73

    3.1.3 Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng sản xuất cá tra xuất khẩu làm tăng tính cạnh tranh, củng cố vị trí thương hiệu của sản phẩm và được coi là chiến
    lược phát triển ngành phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu. . 74

    3.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CÁ TRA XUẤT
    KHẨU . 75

    3.3 MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 76

    3.3.1 Các thành phần chính tham gia vào chuỗi cung ứng 76

    3.3.2 Lựa chọn hình thức phân phối phù hợp với đặc thù của sản phẩm: . 77

    3.3.3 Doanh nghiệp chế biến là người khới xướng và giữ vai trò chủ đạo
    trong chuỗi cung ứng. . 79

    3.3.4 Mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL . 80

    3.3.5 Cơ chế hợp tác giữa các thành phần chính trong chuỗi cung ứng đề xuất 82

    3.4 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
    CỬU LONG . 90

    3.4.1. Nhóm giải pháp đối với các thành phần chính tham gia trong chuỗi . 91

    3.4.2. Nhóm giải pháp vĩ mô . 93

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 96

    KẾT LUẬN CHUNG . 97

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

    A. Tài liệu tiếng Việt . 99

    B. Tài liệu tiếng Anh . 99

    PHỤ LỤC 100

    Phụ lục 1: Bản đồ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long . 100

    Phụ lục 2: Giải thích một số thuật ngữ về tiêu chuẩn VSATTP 101

    Phụ lục 3: Quyết định số 102/2008/QĐ-BNN . 101


    LỜI NÓI ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp từ 8 – 10% giá trị xuất khẩu và khoảng 6% GDP của cả nước trong giai đoạn từ 2001 đến nay. Từ vị trí gần như vô danh, Việt Nam đã lọt vào nhóm 10 thế giới về xuất khẩu, và đến năm 2007, sau một năm gia nhập vào WTO, thủy sản Việt Nam đã leo lên vị trí thứ 8 trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Sự thành công của thủy sản Việt Nam không thể không nhắc đến cá tra1. Chỉ trong vòng 10 năm (1998 – 2008), từ một loài cá nội địa không tên tuổi cá tra đã trở thành một sản phẩm chiến lược của Việt Nam, đóng góp khoảng 2% GDP cho đất nước, với sản lượng nuôi tăng 50 lần, vượt 1,2 triệu tấn, giá trị xuất khẩu tăng 65 lần, đạt gần 1,5 tỷ USD mỗi năm và xuất khẩu tới 126 quốc gia trên thế giới2. Sự phát triển nhảy vọt của ngành sản xuất cá tra được các chuyên gia quốc tế thán phục là “thần kỳ”.

    Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có những lợi thế mà ít các khu vực khác trên thế giới có được về sản xuất cá tra. Sản lượng cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa Việt Nam trở thành nước có sản lượng cá tra hàng đầu trên thế giới, những sản phẩm cá tra cũng Việt Nam đang trở nên phổ biến với người tiêu dùng quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển quá nóng của ngành sản xuất cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã đặt ra nhiều vấn đề, như: tính tự phát, thiếu quy hoạch trong nuôi trồng và chế biến dẫn đến sự thiếu ổn định trong cung cầu nguyên liệu, không đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, khó truy xuất nguồn gốc (traceability) cũng như mâu thuẫn lợi ích giữa người nuôi trồng và doanh nghiệp chế biến cùng những thách thức trong việc liên kết các khâu trong chuỗi cung ứng Những thách thức này không được giải quyết sớm sẽ có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh con cá tra của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhận thấy được những thách thức và lợi thế cạnh tranh cũng như tầm quan trọng của cá tra, ngày 18/03/2009 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chí đạo các bộ ngành liên quan và VASEP khẩn trương xây dựng đề án Phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra đến năm 2020, nhằm đưa cá tra trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Đất nước. Đây cũng chính là lý do tại sao mà nhóm nghiên cứu đã lựa chọn chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu là đối tượng nghiên cứu và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là giới hạn địa lý.
    Xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, đặc biệt là sự hình thành lý thuyết về xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng đang đặt ra cho các nền kinh tế xét từ góc độ vĩ mô những thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hóa, thông tin và tài chính một cách hiệu quả. Vì thế, việc xây dựng một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả cho ngành sản xuất cá tra xuất khẩu là một bước đi tất yếu, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như tạo ra sức đề kháng vững chắc cho mặt hàng chủ lực này trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và sự bảo hộ tinh vi đang được các nước phát triển áp dụng. Ở Việt Nam, chuỗi cung ứng còn là khái niệm khá mới mẻ, chưa được coi trọng như ở các nước phát triển trên thế giới. Mô hình hợp nhất theo ngành dọc trong quá trình sản xuất cá tra mà các doanh nghiệp đang áp dụng đã bộc lộ nhiều hạn chế và tính thiếu bền vững. Việc ứng dụng lý thuyết chuỗi cung ứng để xây dựng mô hình chuỗi cung ứng (liên kết dọc) đối với mặt hàng cá tra xuất khẩu sẽ giúp khắc phục những hạn chế do mô hình hợp nhất theo ngành dọc, đồng thời đây cũng là mô hình giúp cho các doanh nghiệp đáp ứng tốt nhât nhu cầu của khách hàng với một chi phí nhỏ nhất, phù hợp với xu hướng chuyên môn hóa theo hướng hiện đại, và quả thực đó là mô hình hiệu quả trong chiến lược đưa cá tra trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 3 tỷ USD.
    Với tất cả những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
    Long” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho công trình tham dự cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2009” do Trường Đại học Ngoại Thương tổ chức.

    2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    2.1 Mục tiêu nghiên cứu:


    Vận dụng lý thuyết về xây dựng chuỗi cung ứng từ đó đề xuất giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
    2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

    Trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết chuỗi cung ứng, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu, đánh giá mối liên kết giữa các thành phần tham gia cũng như điểm mạnh điểm yếu của mô hình sản xuất cá tra xuất khẩu hiện tại ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng thành công chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    3.1 Đối tượng nghiên cứu:

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu

    Không gian nghiên cứu là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
    Thời gian nghiên cứu giới hạn trong khoảng từ năm 2000 đến nay. Trong đó tập trung vào khoảng thời gian sau năm 20033 đến đầu năm 2009. Năm 2003 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự phát triển mạnh của hoạt động xuất khẩu cá tra cả về số lượng, kim ngạch lẫn vị thế.
    3.3 Những giả định nghiên cứu

    Chuỗi cung ứng được xây dựng trong điều kiện ổn định, không chịu ảnh hưởng của các biến động kinh tế, chính trị, xã hội.

    Hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu chỉ được xét trong phạm vi bốn thành phần chính: người sản xuất con giống, người nuôi trồng, người sản xuất và thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên không gian của chuỗi cung ứng chỉ giới hạn đến cầu cảng/sân bay. Các thị trường xuất khẩu được xem như là người tiêu dùng cuối cùng của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu.
    Doanh nghiệp chế biến thủy sản được lấy làm trung tâm nghiên cứu.
    Chuỗi cung ứng sản xuất cá tra xuất khẩu chỉ là chuỗi cung ứng sản xuất đơn, chứ không tham gia vào mạng lưới chuỗi cung ứng.

    4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    Đề tài sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi:
    - Chuỗi cung ứng là gì? Cơ cấu và các yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng? Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng?

    - Thực trạng của hoạt động của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây là gì? Ưu và nhược điểm cũng như tính bền vững của mô hình hợp nhất theo ngành dọc mà một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đang áp dụng?
    - Mô hình phân phối nào trong chuỗi cung ứng phù hợp với đặc điểm của ngành xuất khẩu cá tra? Với mô hình đó, ngành đã có những cơ sở gì, và thiếu những cơ sở gì để có thể triển khai mô hình một cách hiệu quả?
    Những giải pháp nào giúp cho mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở

    khu vực ĐBSCL hoạt động một cách hiệu quả?

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu ứng dụng. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu phân tích, phương pháp so sánh cũng được sử dụng nêu bật những ưu điểm của mô hình chuỗi cung ứng (liên kết theo chuỗi) so với mô hình hợp nhất hóa theo ngành dọc cũng như sự lựa chọn chủ thể khởi xướng và đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng, lựa chọn mô hình cung ứng phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu.
    6. NGUỒN SỐ LIỆU

    Nguồn số liệu thứ cấp trong các năm từ 2000 đến nay được thu thập từ: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung tâm khoa học – thông tin – kinh tế thủy sản, Cục nuôi trồng thủy sản – Bộ NN&PTNT, Đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
    7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN

    Trước hết, bài nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ khái niệm và cấu trúc của chuỗi cung ứng, cũng như các mô hình xây dựng mạng lưới cung ứng.
    Tiếp đó, đưa ra một mô hình hiệu quả và phù hợp với thực trạng hiện tại của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu. Dựa trên cơ sở đó, bài nghiên cứu có thể kiến nghị bổ sung, xây dựng thêm hoặc củng cố những cơ sở còn thiếu hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của mô hình, nhằm mục đích hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại Việt Nam.

    8. CÁC BƯỚC MỞ RỘNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

    Mô hình chuỗi cung ứng có thể được phát triển hướng đến một thị trường nhất định, như EU hay Bắc Mỹ, tức là vượt qua giới hạn không gian về cầu cảng/ sân bay (phụ thuộc vào đặc điểm của từng thị trường về thị hiếu, phân phối )
    Mặt khác, mô hình chuỗi cung ứng trong điều kiện ổn định sẽ là cơ sở để xem xét và so sánh trong trường hợp có những bất ổn định về kinh tế, chính trị hay các nhân tố khác.
    Một khi các chuỗi cung ứng đã được xây dựng và phát triển mạnh trong ngành xuất khẩu cá tra, chúng ta có thể xem xét tiếp đến hoạt động đan xen giữa các mạng lưới khác nhau trong cùng ngành, hay là mạng lưới phân phối.
    Việc hoàn thiện chuỗi cung ứng cho mặt hàng cá tra sẽ là tiền đề quan trọng để có thể nhân rộng sang những mặt hàng thủy sản xuất khẩu khác như tôm, mực, cá ngừ , và xa hơn là sang những mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam.
    9. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

    Ngoài Mục lục, Các ký hiệu viết tắt, Danh mục các bảng biểu số liệu, Lời nói đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành ba chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng và xây dựng chuỗi cung ứng

    Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng sông Cửu Long

    Chương 3: Đề xuất giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
     

    Các file đính kèm:

    • 4.doc
      Kích thước:
      12.9 MB
      Xem:
      0
    • 4.pdf
      Kích thước:
      3.2 MB
      Xem:
      0
Đang tải...