Thạc Sĩ Xây dựng chuẩn đầu ra nhằm nâng cao chất lượng chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí tại Đại học Thái

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    ENHANCING THE MECHANICAL ENGINEERING PROGRAM OF THAI NGUYEN UNIVERSITY THROUGH REDESIGNED LEARNING OUTCOMES
    (Xây dựng chuẩn đầu ra nhằm nâng cao chất lượng chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí tại Đại học Thái Nguyên)

    TABLE OF CONTENT


    Abstract . xiii
    CHAPTER
    I. INTRODUCTION
    Background of the Study 2
    Objective of the study . 6
    Significance of the Study . 6
    Scope and Limitation 7
    Definition of Terms . 7
    II. REVIEW OF LITERATURE AND STUDIES
    Learning outcomes 10
    Type of learning outcomes . 12
    Learning outcomes and outcomes-based approaches 18
    The role of learning outcomes in program design and improvement . 19
    Learning outcomes and learning objectives 22
    How to write Learning outcomes 22
    Quality and Quality in Education 23
    Engineer standards and criteria . 24
    CDIO initiative . 27
    The formulation of learning outcomes 29
    Research Diagram 31


    III. METHODOLOGY
    Locale of the Study 33
    Research Design 33
    Population and Sampling 33
    Research Instrumentation 34
    Data Gathering Procedure . 36
    Statistical Treatment of Data 36
    IV. RESULTS AND DISCUSSION
    4.1. The importance of each learning outcome topic under the view of the
    four main stakeholders of the MEP40
    4.1.1. The importance of each learning outcome topic under the view of the
    students.40
    4.1.2. The importance of each learning outcome topic under the view of the
    alumni.45
    4.1.3. The importance of each learning outcome topic under the view of the
    teachers.47
    4.1.4. The importance of each learning outcome topic under the view of the
    employers50
    4.2. Evaluate the current status of learning outcomes and the expected LOs
    of MEP55
    4.2.1. Graduating students 55
    4.2.2. Faculty 58
    4.2.3. Alumni 66
    4.2.4. Employers 74
    4.3. The correlation among the important level of learning outcomes,
    current proficient level of the students, the expected proficient level
    that the students should achieve.80
    4.4 The Process for formulating the redesigned learning outcomes for the
    MEP.81
    V. SUMMARY OF FINDINGS, CONCLUSION AND RECOMMENDATIONS
    Summary and findings . 84
    Conclusion . 87
    Recommendations . 88
    REFERENCE
    A. Books . 90
    B. Internet sources 90
    APPENDICES
    A. Questionnaires . 92
    B. Statistical Computations . 100
    CURRICULUM VITAE 135


    Trong những năm gần đây, quy mô phát triển của giáo dục
    Việt Nam đã tăng đáng kể. Việc cung cấp dữ liệu giải trình và các
    thông tin cho các bên liên quan về chất lượng giảng dạy và học tập
    trở thành áp lực ngày càng tăng đối với các trường đại học.
    Đại học Thái Nguyên đã nhận thức được tầm quan trọng của
    việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Từ năm
    2008, Đại học đã tổ chức đào tạo về xây dựng chuẩn đầu ra cho đơn
    vị thành viên. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, sự tham gia của
    các nhà tuyển dụng lao động và cựu sinh viên cũng như các bên liên
    quan khác chưa được quan tâm, do vậy chuẩn đầu ra được xây dựng
    hoặc (1) quá cao, khó có thể đạt được hoặc (2) quá thấp không đáp
    ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội hoặc (3) một số
    quá chung chung không cung cấp nền tảng cho việc xây dựng
    chương trình. Do vậy việc triển khai nghiên cứu này là rất cần thiết
    tại Đại học Thái Nguyên.
    BỐI CẢNH CỦA NGHIÊN CỨU
    KHOA CƠ KHÍ
    Khoa Cơ khí (TFME) là một trong những khoa lớn nhất và
    lâu đời nhất của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái
    Nguyên. Khoa có trách nhiệm đào tạo các kỹ sư có trình độ cao để
    đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và nhu
    cầu hội nhập với thế giới. Ngoài ra, các giảng viên của Khoa tiến
    hành nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong
    sản xuất về kỹ thuật cũng như trong các lĩnh vực khác.
    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ THUẬT CƠ KHÍ (MEP)
    Chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí được thiết kế và xây
    dựng trên cơ sở các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong
    thời kỳ đầu, nội dung của chương trình được xây dựng dựa trên kinh
    nghiệm của các giảng viên lâu năm có uy tín của nhà trường. Gần
    đây nội dung của chương trình được điều chỉnh nhập khẩu một số nội
    dung của chương trình Kỹ thuật Cơ khí của trường Đại học Bufflo,
    Mỹ.
    Tuy nhiên, sau 02 khóa đào tạo 5 năm, chương trình đã phát
    sinh một số vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất, nhiều sinh viên tốt
    4
    nghiệp phải tham gia các khóa đào tạo bổ sung từ 4-6 tháng trước khi
    tìm được việc làm (theo khảo sát của nhà trường). Sinh viên còn
    thiếu các kỹ năng như làm việc nhóm và giao tiếp, khả năng thực
    hành và thích ứng với điều kiện làm việc mới chưa cao. Thứ hai, liên
    quan đến nội dung, chương trình còn nhiều bất cập do tính logic của
    các học phần chưa cao - có thể bỏ đi một số học phần mà không ảnh
    hưởng đến các học phần khác, trong khi những học phần này không
    có tác động trực tiếp đến kết quả đầu ra. Thời lượng và đề cương chi
    tiết của nhiều học phần chưa phù hợp, đặc biệt là những học phần đòi
    hỏi các kỹ năng của người học. Chưa xác định đúng và phù hợp được
    mục tiêu cụ thể (chuẩn đầu ra) của học phần để từ đó xây dựng đề
    cương chi tiết phù hợp.
    Sử dụng thuyết hiện đại về xây dựng chương trình đào tạo,
    các chương trình cần bắt đầu từ việc xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên
    nhu cầu của xã hội, có sự tham gia của nhà tuyển dụng lao động, cựu
    sinh viên và các bên liên quan khác của chương trình. Đó chính là lý
    do chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí cần được
    xây dựng lại để bắt đầu cho việc cải thiện nâng cao chất lượng
    chương trình.
    MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    1. Xác định tầm quan trọng của các tuyên bố chuẩn đầu ra dự
    kiến của chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí theo các chủ đề:
    1.1. Kiến thức và Lập luận kỹ thuật
    1.2. Kỹ năng chuyên môn – Tố chất cá nhân
    1.3. Các kỹ năng làm việc nhóm và Giao tiếp
    1.4. Áp dụng kiến thức phục vụ cho xã hội
    2. Đánh giá mức độ đạt được hiện tại và mức độ mong muốn
    đối với các tuyên bố đầu ra dự kiến của các bên liên quan:
    2.1. Cựu sinh viên
    2.2. Giảng viên
    2.3. Sinh viên năm cuối
    2.4. Nhà tuyển dụng.
    3. Xây dựng lại chuẩn đầu ra cho chương trình Kỹ thuật Cơ
    khí.
    5
    TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng chuẩn đầu ra cho
    chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí đáp ứng nhu cầu của xã hội và
    hội nhập quốc tế. Nghiên cứu mang lại lợi ích cho các đối tượng sau
    nhà quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên, các nhà tuyển dụng và
    các nghiên cứu tương tự về xây dựng chuẩn đầu ra trong tương lai.
    PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu được triển khai tại Khoa Cơ khí – Trường Đại
    học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên với sự tham gia
    của 250 sinh viên năm cuối sẽ tốt nghiệp vào tháng 6/1013; 50 giảng
    viên đang tham gia giảng dạy chương trình; 100 nhà tuyển dụng lao
    động và 100 cựu sinh viên của chương trình đào tạo.
    Việc xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên nghiên cứu tài liệu liên
    quan về xây dựng chuẩn đẩu ra cho chương trình đào tạo Kỹ thuật
    Cơ khí, các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ sư, sử
    dụng phiếu điều tra, thảo luận của các chuyên gia và tư vấn của các
    bên liên quan. Phiếu điều tra được xây dựng phục vụ quá trình
    nghiên cứu.
    Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 2/2013 đến tháng
    8/2013.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...