Luận Văn Xây dựng chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 15/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang

    Tóm tắt nội dung đề tài nghiên cứu [1]
    Mục lục [2]
    Danh mục các chữ viết tắt [4]
    Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ [5]
    MỞ ĐẦU ii

    CHƯƠNG I .v

    LÝ THUYẾT VỀ BẢO HỘ VÀ KINH NGHIỆM BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA THÁI LAN VÀ TRUNG QUỐC .v

    1.1. LÝ THUYẾT VỀ BẢO HỘ .v

    1.1.1. Khái niệm bảo hộ và các công cụ bảo hộ v

    1.1.2. Đánh giá tác động của bảo hộ ix

    1.1.3. Các lý lẽ của bảo hộ xiii

    1.2. KINH NGHIỆM BẢO HỘ CỦA THÁI LAN .xv

    1.2.1. Các chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan .xvi

    1.2.2. Tác động đối với ngành công nghiệp ô tô Thái Lan xix

    1.2.3. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan .xx

    1.3. KINH NGHIỆM BẢO HỘ CỦA TRUNG QUỐC xxii

    1.3.1. Các chính sách bảo hộ của Trung Quốc . xxii

    1.3.2.Tác động của các chính sách xxv

    1.3.3. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc . xxvii

    CHƯƠNG II xxx

    GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM, CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH .xxx

    2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM xxx

    2.1.1. Giới thiệu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam .xxx

    2.1.2. Lý do bảo hộ xxxiv

    2.2. CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM xxxvi

    2.2.1. Các biện pháp thuế quan . xxxvi

    2.2.2. Các biện pháp phi thuế quan xli

    2.2.3. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô .xlv

    2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA . xlix

    2.3.1. Những thành tựu đạt được xlix

    2.3.2. Những tồn tại và hạn chế l

    CHƯƠNG III lvi

    KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP . lvi

    3.1. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TRONG THỜI GIAN TỚI . lvi

    3.1.1. Cơ hội . lvi

    3.1.2 Thách thức lvii

    3.2. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ
    NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP lix

    3.2.1. Chính sách thuế bảo hộ hợp lý .lx

    3.2.2. Tập trung phát triển dòng xe chiến lược lxi

    3.2.3. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ lxv

    3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết vấn đề bãi đỗ xe . lxxiii

    3.3. KẾT LUẬN VỀ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH . lxxvi

    KẾT LUẬN . lxxvii


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Được xác định là một ngành rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam, trong thời gian qua, ngành công nghiệp ô tô đã nhận được nhiều ưu đãi của Chính phủ. Các chính sách và giải pháp hỗ trợ cũng đã được đưa ra, trong đó, không thể không kể đến các chính sách bảo hộ hết sức mạnh mẽ và kéo dài.
    Bảo hộ là không thể tránh khỏi khi các nước xây dựng một ngành công nghiệp non trẻ. Tuy nhiên, cho đến nay, các chính sách bảo hộ của Việt Nam vẫn chưa khẳng định được vai trò của mình trong mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô trong khi xã hội lại đang phải gánh chịu những chi phí rất lớn để đánh đổi cho mục tiêu này. Rõ ràng, việc đánh giá lại một cách đúng đắn hiệu quả của bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua để từ đó xây dựng một chính sách bảo hộ hợp lý sẽ là rất quan trọng. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


    Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với lịch sử phát triển gần hai mươi năm qua, được xác định là lĩnh vực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và luôn là trọng tâm của những chính sách ưu đãi, bảo hộ từ phía Chính phủ. Với tính chất quan trọng như vậy, đây là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều học giả trong và ngoài nước. Có rất nhiều bài nghiên cứu về tác động của những chính sách bảo hộ của Chính phủ đồng thời đề xuất những hướng đi mới cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Một số bài nghiên cứu có giá trị cao là:

    Timothy J. Sturgeon với “The automotive industry in Vietnam: prospects for development in a globalizing economy” viết năm 1998 là một bài nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc với các khuyến nghị rất hợp lý và có ý nghĩa ngay tại thời điểm này như: phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng một cơ chế chính sách ổn định và minh bạch, thiết lập chuỗi cung ứng và tăng cường hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, do được viết vào năm 1998 nên bài nghiên cứu đã không lường trước được các thay đổi chính sách cũng như nhiều vấn đề phát sinh đối với ngành
    công nghiệp ô tô đến nay.
    Các bài nghiên cứu của Kenichi Ohno ( Nhật Bản) như “Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Những việc cần làm để triển khai thực hiện Quy hoạch ngành” ( viết chung với Mai Thế Cường năm 2004) và “Xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam” năm 2007, . là những bài viết rất sắc sảo, thể hiện những đánh giá sâu sắc về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cùng những chia sẻ kinh nghiệm hữu ích. Tuy nhiên, sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa các chính sách ở Việt Nam là nguyên nhân khiến các khuyến nghị của Kenichi Ohno chưa có ý nghĩa thực tiễn.

    Nguyễn Bích Thủy với “Industrial policy as determinant localisation: the case of Vietnamese automobile industry” (năm 2008) cung cấp các số liệu điều tra thực tế về thực trạng nội địa hóa của các hãng xe tại Việt Nam. Bài nghiên cứu đi đến kết luận rằng chính sách của chính phủ, thị trường và công nghiệp hỗ trợ là ba yếu tố quyết định đến thành công của chính sách nội địa hóa. Do vậy, chỉ khi tác động vào 3 yếu tố này mới phá vỡ được sự yếu kém trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi nhằm cung cấp các số liệu sơ cấp về tỷ lệ nội địa hóa và tìm kiếm nhân tố tác động mạnh nhất, bài viết chưa đưa ra các công cụ chính sách cụ thể.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra các đề xuất cụ thể và khả thi trong việc hoạch định chính sách bảo hộ và phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô. Phạm vi nghiên cứu là các chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong
    bối cảnh hội nhập quốc tế, từ khi ngành này ra đời (đầu những năm 90) cho đến nay (7/2010)

    5. Phương pháp nghiên cứu


    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp đối chiếu, so sánh, suy luận, kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng, phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin dựa trên điều tra thực tế và các tài liệu thu thập từ: sách, báo, các báo cáo kinh tế, các bài nghiên cứu và website.

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, tóm tắt nội dung đề tài nghiên cứu và phụ lục, đề tài gồm 3 phần chính:

    Chương I: Lý thuyết về bảo hộ và kinh nghiệm bảo hộ ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan và Trung Quốc

    Chương II: Giới thiệu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, các chính sách bảo hộ và tác động của bảo hộ

    Chương III: Khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
     

    Các file đính kèm:

    • 32.doc
      Kích thước:
      3.9 MB
      Xem:
      3
    • 32.pdf
      Kích thước:
      1.4 MB
      Xem:
      0
Đang tải...