Tài liệu Xây dựng chiến lược tăng cường bình đẳng giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại h

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng chiến lược tăng cường bình đẳng giới trong hoạt
    động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam








    Tóm tắt. Tính đến năm học 2005-2006, giảng viên nữ chiếm 39,5% trong tổng giảng viên ở các trường đại học Việt Nam. Tuy nhiên, sự có mặt của họ ở những vị trí cao về chức danh học hàm, học vị cũng như sự tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế. Bài viết này đề xuất việc xây dựng một chiến lược nhằm tăng cường sự tham gia của giảng viên nữ vào hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học. Việc xây dựng và thực hiện đồng bộ sáu giải pháp được nêu trong bài viết này là yếu tố quyết định cho sự thành công trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học theo định hướng bình đẳng giới.







    1. Đặt vấn đề


    Nâng cao vai trò và vị trí của giảng viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) nhằm nâng cao vai trò và vị trí của NCKH trong nhà trường đại học luôn là chủ đề có tính thời sự và trở nên cấp bách trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, khi mà vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học được đặc biệt quan tâm như hiện nay. Chúng ta đều biết NCKH có vai trò cực kỳ quan trọng trong nhà trường đại học, nó là một trong ba chức năng cơ bản của nhà trường đại học (đào tạo, nghiên cứu và phục vụ xã hội). Tuy nhiên, NCKH chưa được chú ý và quan tâm thích đáng trong thời gian vừa qua và do vậy nó hầu như chưa được coi trọng đối với mỗi

    giảng viên trong nhà trường đại học. Giảng
    viên và đặc biệt là giảng viên nữ tham gia chưa nhiều vào NCKH [1] đã cho thấy rằng các nhà trường đại học cần có những chính sách thiết thực để ngày càng có nhiều giảng viên nữ tham gia vào những hoạt động này.






    2. Một vài số liệu về nữ giảng viên trong nhà trường đại học


    Số liệu về số lượng và tỷ lệ cán bộ giảng dạy (CBGD) đại học được thể hiện trong bảng 1 cho thấy tỷ lệ CBGD nữ đã tăng từ 36,1% vào năm học 2001 - 2002 lên 39,5% vào năm học 2005 - 2006.






















    Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ nữ CBGD đại học từ năm học 2001-2002
    đến năm học 2005-2006 trên toàn quốc [2]




    Năm học
    2001 - 2002
    2002 - 2003
    2003 - 2004
    2004 - 2005
    2005 - 2006


    Tổng số GV
    25.546
    27.393
    28.434
    33.969
    34.294
    Nam 16.336 17.288 17.754 21.026 20.719
    Nữ 9.210 10.105 10.680 12.943 13.575
    Tỷ lệ % nữ 36,1 36,9 37,6 38,1 39,5



    Tuy nhiên, có sự phân bố không đồng đều
    giữa các trường đại học về số lượng CBGD có học hàm học vị cao. Theo số liệu thống kê, số lượng giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học của 14 trường đại học trọng điểm là cao nhất, chiếm gần 50% lực lượng của toàn hệ thống [3].
    Số lượng CBGD nữ đã tăng lên từng năm và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số CBGD ở các trường đại học (bảng 1), nhưng số lượng cán bộ nữ có học hàm, học vị lại giảm dần theo chiều tăng của các chức danh học hàm, học vị. Càng ở chức danh học hàm, học vị cao, tỷ lệ nữ càng ít. Nếu như tỷ lệ nữ có học vị thạc sĩ chiếm tới 41,9% trong tổng số giảng viên ở các trường đại học vào năm học 2005 - 2006, thì số nữ cán bộ có học vị tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học cũng ở năm học này chỉ chiếm 21,6% (bảng 2). Tỷ lệ nữ cán bộ có học hàm lại càng thấp, chỉ có 6% nữ cán bộ có học hàm giáo sư và 14,7% nữ có học hàm phó giáo sư tính đến năm học 2005-2006 (bảng 2).


    Bảng 2. Số lượng và tỷ lệ % nữ CBGD trong các trường đại học phân theo cấp học hàm học vị năm học 2005-2006 [4]














    Thạc sĩ 12.248 5.140 41,9

    3. Những thách thức đối với cán bộ nữ làm
    khoa học


    Phụ nữ phải đối đầu với nhiều thách thức khi họ tham gia hoạt động NCKH. Thứ nhất, đó là định kiến giới về vai trò và khả năng NCKH của cán bộ nữ. Phụ nữ thường bị nhìn nhận và đánh giá thấp về năng lực NCKH. Theo quan niệm của nhiều người và ngay cả những người có trình độ và học vị cao trong xã hội thì phụ nữ chỉ là hỗ trợ, là đòn bẩy cho sự tiến thân trong sự nghiệp khoa học của người đàn ông mà thôi. Đã là phụ nữ thì học ít, và làm nghiên cứu vừa phải thôi vì đó là vai trò (việc) của nam giới. Thứ hai, phải kể đến là vai trò kép của người phụ nữ: vai trò làm vợ, làm mẹ và vai trò của một giảng viên đại học. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc chia sẻ những công việc gia đình và đặc biệt với những gia đình tri thức trong thời gian gần đây, song quan niệm coi việc nhà là của phụ nữ vẫn còn phổ biến trong xã hội và ngay trong bản thân mỗi người phụ nữ. Việc phải đồng thời thực hiện hai chức năng trong một người phụ nữ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia vào hoạt động NCKH của nữ giảng viên đại học. Thêm vào đó, do ảnh hưởng bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường, những tệ nạn xã hội như nghiện hút, sử dụng ma túy, văn hóa đồi trụy . đang từng ngày rình rập, đe dọa sự an toàn của có cái và hạnh phúc gia đình khiến phụ nữ luôn
    lo lắng, thiếu yên tâm trong công việc và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiến thân của phụ nữ khi họ phải cân nhắc, đôi khi giằng xé giữa gia đình với công danh và sự nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...