Tiến Sĩ Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . viii
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ix
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Giới thiệu tóm tắt luận án 1
    2. Lý do lựa chọn đề tài . 1
    3. Mục đích nghiên cứu của luận án 4
    4. Đối tượng nghiên cứu của luận án . 4
    5. Phạm vi nghiên cứu của luận án 4
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI
    NƯỚC . 6
    A. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về chiến lược ở nước ngoài 6
    B. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về chiến lược ở trong nước 9
    C. Những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết . 11
    D. Phương pháp nghiên cứu của luận án . 13
    E. Kết cấu của luận án . 13
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH
    DOANH TRONG NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT . 14
    1.1. Tổng quan về chiến lược sản xuất kinh doanh . 14
    1.1.1. Khái niệm về sản xuất kinh doanh 14
    1.1.2. Khái niệm về chiến lược sản xuất kinh doanh . 14
    1.1.3. Vai trò của chiến lược sản xuất kinh doanh . 16
    1.1.4. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược sản xuất kinh doanh . 17
    1.1.5. Nội dung cơ bản của chiến lược sản xuất kinh doanh 17 iii
    1.2. Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh
    nghiệp vận tải đường sắt 18
    1.2.1. Tính tất yếu khách quan phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh
    doanh cho doanh nghiệp vận tải đường sắt 18
    1.2.2. Đặc thù công tác xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đối với
    doanh nghiệp vận tải đường sắt . 19
    1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng chiến lược sản xuất
    kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải đường sắt 20
    1.2.4. Các nguyên tắc trong xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho
    doanh nghiệp vận tải đường sắt . 23
    1.2.5. Các căn cứ để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh
    nghiệp vận tải đường sắt . 25
    1.2.6. Các yêu cầu khi xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh
    nghiệp vận tải đường sắt . 29
    1.2.7. Quy trình và nội dung xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho
    doanh nghiệp vận tải đường sắt . 30
    1.3. Cơ sở trong việc xác định và lựa chọn phương án chiến lược cho
    doanh nghiệp vận tải đường sắt . 32
    1.3.1. Các mô hình phân tích xác định phương án chiến lược 32
    1.3.2. Các loại phương án chiến lược 34
    1.3.3. Cơ sở lựa chọn phương án chiến lược tối ưu cho doanh nghiệp vận
    tải đường sắt . 36
    1.4. Cơ sở trong việc tổ chức thực hiện chiến lược cho doanh nghiệp vận
    tải đường sắt . 39
    1.4.1. Các nguyên tắc trong xây dựng chính sách sản phẩm cho doanh
    nghiệp vận tải đường sắt [15] . 40
    1.4.2. Cơ sở phương án tối ưu kế hoạch lập tàu khách 44
    1.4.3. Các tiêu chí trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp cho ngành
    đường sắt 46 iv
    1.5. Bài học kinh nghiệm về xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh
    trong lĩnh vực vận tải đường sắt trên thế giới và ở Việt Nam . 47
    1.5.1. Bài học kinh nghiệm về xây dựng chiến lược SXKD ở một số nước
    trên thế giới 47
    1.5.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng chiến lược SXKD ở Việt Nam . 48
    1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra qua việc xây dựng chiến lược sản xuất
    kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đường sắt trên thế giới và ở Việt Nam 49
    Kết luận Chương 1 . 50
    Đóng góp mới của luận án ở Chương 1: 50
    Chương 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
    XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MÔI
    TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NGÀNH VẬN TẢI
    ĐƯỜNG SẮT . 52
    2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành Đường sắt Việt Nam . 52
    2.1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức, bộ máy của Tổng Công ty Đường sắt Việt
    Nam 54
    2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam . 54
    2.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt . 54
    2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác xây dựng chiến lược sản xuất
    kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt [17] . 55
    2.3. Phân tích, đánh giá môi trường sản xuất kinh doanh trong ngành vận
    tải đường sắt [18], [20] 57
    2.3.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô 57
    2.3.2. Các yếu tố của môi trường vi mô 63
    2.3.3. Các yếu tố trong môi trường nội bộ ngành vận tải đường sắt 66
    2.3.4. Phân tích môi trường nội bộ ngành vận tải đường sắt 74
    Kết luận Chương 2 . 89
    Chương 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH
    CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI 91
    3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ Phần Vận tải đường sắt Hà Nội 91 v
    3.2. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược của Công ty CP VTĐS Hà Nội 93
    3.2.1. Sứ mệnh của Công ty CP VTĐS Hà Nội . 93
    3.2.2. Những điểm mới trong luật đường sắt . 94
    3.2.3. Tầm nhìn chiến lược của Công ty CP VTĐS Hà Nội . 97
    3.3. Phân tích và dự báo môi trường sản xuất kinh doanh của Công ty CP
    VTĐS Hà Nội 97
    3.4. Xác định vị thế hiện tại của Công ty CP VTĐS Hà Nội trên thị
    trường vận tải . 98
    3.5. Vị thế mà Công ty CP VTĐS Hà Nội muốn có trong tương lai . 101
    3.5.1. Mục tiêu ngắn hạn đến năm 2020 . 101
    3.5.2. Mục tiêu dài hạn đến năm 2030 101
    3.6. Các phương án chiến lược cho Công ty CP VTĐS Hà Nội . 102
    3.6.1. Các loại chiến lược tổng quát theo F. DAVID 102
    3.6.2. Các loại chiến lược cấp doanh nghiệp theo MC. KINSEY 104
    3.7. Lựa chọn phương án chiến lược tối ưu cho Công ty CP VTĐS Hà
    Nội 105
    3.7.1. Mô hình lựa chọn chiến lược cấp doanh nghiệp của MC.Kinsey 105
    3.7.2. Mô hình lựa chọn ba chiến lược cạnh tranh chung của M.Porter 105
    3.7.3. Mô hình lựa chọn chiến lược của các đơn vị, bộ phận kinh doanh có
    vị trí chiến lược căn cứ vào các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm . 106
    3.7.4. Ma trận lựa chọn chiến lược có thể định lượng (Quantitative Strategic
    Planning Matrix - QSPM) 106
    3.8. Các phương hướng tổ chức thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh
    cho Công ty CP VTĐS Hà Nội 106
    3.9. Các giải pháp thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh cho Công ty
    CP VTĐS Hà Nội 107
    3.9.1. Giải pháp về mặt cơ cấu, tổ chức quản lý 109
    3.9.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ trong vận chuyển hàng hóa và hành
    khách nhằm mục tiêu hướng tới tăng thị phần vận tải, nâng cao hiệu quả
    sản xuất kinh doanh, kinh doanh có lãi, có lợi nhuận hàng năm để chia cổ
    tức cho các cổ đông của Công ty CP VTĐS Hà Nội . 109 vi
    3.9.3. Giải pháp về xây dựng nội dung của quy chế phối hợp giữa các
    Công ty vận tải với nhau và phối hợp với TCT ĐSVN trong tổ chức vận
    tải đường sắt 113
    3.9.4. Giải pháp về giữ vững an toàn trong khai thác kinh doanh vận tải . 115
    3.9.5. Giải pháp về đầu tư phương tiện và hiện đại hóa các trang thiết bị
    phục vụ công tác vận chuyển . 116
    3.9.6. Giải pháp về xây dựng chính sách sản phẩm cho Công ty CP VTĐS
    Hà Nội 118
    3.9.7. Giải pháp xác định khoản trợ giá của Nhà nước cho vận tải hành
    khách công ích bằng mô hình toán chọn kế hoạch chạy tàu khách tối ưu
    (Ứng dụng minh họa trên tuyến ĐS Bắc - Nam) 122
    3.9.8. Giải pháp về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới . 134
    3.9.9. Giải pháp về khoa học công nghệ . 136
    3.9.10. Đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán 140
    3.9.11. Các giải pháp khác . 141
    3.10. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược . 143
    Kết luận Chương 3 . 143
    Đóng góp mới của luận án ở Chương 3: 144
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 145
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ . 156
    vii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
    ATGT An toàn giao thông
    CBCNV Cán bộ công nhân viên
    CLSXKD Chiến lược sản xuất kinh doanh
    CNTT Công nghệ thông tin
    CP Cổ phần
    DL Du lịch
    ĐM Đầu máy
    DN Doanh nghiệp
    DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
    ĐS Đường sắt
    ĐSVN Đường sắt Việt Nam
    GTVT Giao thông vận tải
    HH Hàng hóa
    HK Hành khách
    KHCN Khoa học công nghệ
    KLVC Khối lượng vận chuyển
    LVQT Liên vận quốc tế
    SL Sản lượng
    SXKD Sản xuất kinh doanh
    TCT ĐSVN Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
    TT-TH Thông tin - tín hiệu
    TX Toa xe
    VCHH Vận chuyển hàng hóa
    VCHK Vận chuyển hành khách
    VH Văn hóa
    VH-XH Văn hóa - xã hội
    VT Vận tải
    VTĐS Vận tải đường sắt
    VTHH Vận tải hàng hóa
    VTHK Vận tải hành khách
    viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Bảng phân loại chiến lược căn cứ theo mục tiêu chiến lược của DN . 34
    Bảng 2.1: Bảng giá vé của các đối thủ cạnh tranh với ngành VTĐS . 71
    Bảng 2.2: Bảng tổng hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của các tuyến đường sắt Việt Nam . 78
    Bảng 2.3: Kết quả thực hiện sản lượng vận tải toàn ngành qua một số năm 81
    Bảng 2.4: KLHK và lượng luân chuyển HK trong hệ thống GTVT năm 2015 . 82
    Bảng 2.5: KLHH và lượng luân chuyển HH trong hệ thống GTVT năm 2015 . 85
    Bảng 2.6: Kết quả SXKD của từng loại mặt hàng VC năm 2015 87
    Bảng 2.7: Bảng chỉ tiêu vận dụng Đầu máy năm 2015 88
    Bảng 2.8: Bảng chỉ tiêu vận dụng Toa xe năm 2015 88
    Bảng 3.1: Phương án cơ sở: 15 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng /năm . 98
    Bảng 3.2: Phương án cao: 16 triệu HK và 6 triệu tấn hàng /năm . 98
    Bảng 3.3: Bảng thành phần các đoàn tàu 119 ix
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

    Hình 1.1: Quy trình xây dựng chiến lược SXKD cho DN VTĐS 30
    Hình 1.2: Mô hình lựa chọn chiến lược của MC.Kinsey 37
    Hình 1.3: Ma trận lựa chọn chiến lược cạnh tranh chung của M.Porter Lợi
    thế cạnh tranh . 38
    Hình 1.4: Mô hình lựa chọn chiến lược 38
    Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam 54
    Hình 2.2: Biểu KLVC HK ngành ĐS giai đoạn 2010-2015 . 82
    Hình 2.3: Biểu đồ KLVC HK trên các tuyến ĐS giai đoạn 2010-2015 . 83
    Hình 2.4: Biểu đồ SL VCHH của ngành ĐS giai đoạn 2010-2015 85
    Hình 2.5: Biểu đồ KL VCHH trên các tuyến ĐS giai đoạn 2010-2015 . 86
    Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty CP VTĐS Hà Nội . 92
    Hình 3.2: Quy trình xây dựng CLSXKD cho Công ty CP VTĐS Hà Nội . 92
    Hình 3.3: Các giải pháp thực hiện chiến lược . 108
    Hình 3.4: Sơ đồ tính toán KH lập tàu khách tối ưu theo phương pháp lựa chọn . 128
    Hình 3.5: Quy trình xây dựng hệ thống thông tin . 138


    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu tóm tắt luận án
    Trong toàn bộ nội dung luận án, tác giả tiến hành nghiên cứu và giải quyết
    các vấn đề chủ yếu sau:
    - Xây dựng CLSXKD cho ai? Mục đích là gì? Và xây dựng bằng phương
    pháp nào?
    - Tại sao phải xây dựng CLSXKD? Đặc thù công tác xây dựng CLSXKD
    trong ngành VTĐS là gì?
    - Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác xây dựng CLSXKD?
    - Xây dựng CLSXKD phải dựa trên những cơ sở lý luận nào?
    - Quy trình và nội dung xây dựng CLSXKD như thế nào?
    - Trong khi xây dựng CLSXKD sẽ gặp phải vấn đề gì? Và cách thức giải
    quyết vấn đề đó ra sao?
    - Sau đó, tác giả tiến hành xây dựng CLSXKD cho một DN cụ thể trong
    ngành ĐS.
    Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng CLSXKD, phân
    tích đánh giá môi trường SXKD và thực trạng công tác xây dựng CLSXKD
    trong ngành VTĐS. Kết hợp với việc tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các
    công trình khoa học liên quan đến luận án. Từ đó, tác giả đã làm sáng tỏ các vấn
    đề nêu trên.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng như hiện nay, môi
    trường kinh doanh lại luôn có sự biến động và phức tạp. Các DN VTĐS phải
    chịu sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt từ phía các DN khác. Điều này làm cho
    DN VTĐS bị mất dần thị phần trên thị trường vận tải. Do vậy, công tác XD
    CLSXKD được đặt ra như những nhu cầu bức xúc hiện nay đối với DN VTĐS.
    Bên cạnh đó, hiện nay ngành ĐS đang gặp khó khăn, nguyên nhân khách
    quan cho thấy, trong thời gian qua Nhà nước đã tập trung đầu tư quá nhiều cho
    đường bộ và hàng không. Điều này thể hiện qua việc Nhà nước cho xây dựng mới
    rất nhiều tuyến đường bộ cao tốc và hướng tới các tỉnh đều có sân bay, còn đối
    với ĐS thì Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng rất hạn chế, vẫn còn đường đơn, khổ

    2
    đường hẹp 1000 mm, tín hiệu lạc hậu, giao cắt nhiều, Bên cạnh đó, nguyên
    nhân chủ quan là do bản thân ngành ĐSVN chậm đổi mới, đổi mới không phù
    hợp, xây dựng chiến lược không đúng, lại có sự thay đổi liên tục do chưa thống
    nhất về lý luận giữa các trường, viện và ĐSVN, không vận dụng được giữa tư duy
    lý luận vào thực tiễn của ĐSVN. Lãnh đạo Nhà nước và Bộ, ngành chưa thấy lợi
    ích của VTĐS trong Bộ GTVT.
    Ngành VTĐS vừa mang nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ đồng thời vừa mang
    nhiệm vụ công ích phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Để thực hiện
    nhiệm vụ kinh doanh thì DN VTĐS phải hạch toán kinh doanh, có trách nhiệm
    bảo toàn, phát triển vốn và kinh doanh có lãi. Và để thực hiện nhiệm vụ công ích
    nhằm mục tiêu phát triển bền vững thì DN VTĐS phải định hướng DN mình đi
    lên như thế nào và nhất thiết phải xác định rõ việc phân bổ các nguồn lực nhằm
    tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh, hạn chế thấp nhất các nguy cơ có thể xảy
    ra. Qua đó nâng cao hiệu quả SXKD và tăng khả năng cạnh tranh của DN VTĐS
    trên thị trường vận tải.
    Đối mặt với những thách thức mang lại từ thị trường, ngành VTĐS cũng
    đang vận động chuyển mình để tạo ra những bước đi mới trong tương lai. Điều
    này được thể hiện rõ trong việc ĐSVN thực hiện tái cơ cấu theo phương án cổ
    phần hóa các DN VTĐS với một quyết tâm cao. Tuy nhiên, trong công cuộc thực
    hiện cổ phần hóa này, các DN VTĐS đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn,
    thách thức. Đầu tiên là khó khăn trong việc huy động nguồn vốn, vốn từ các Cổ
    đông chiếm một tỷ lệ rất ít, chủ yếu vẫn là vốn Nhà nước. Vì thế mà DN VTĐS
    vẫn chưa thực sự được tự chủ trong hoạt động SXKD, vẫn phải thực hiện những
    nhiệm vụ do yêu cầu của Nhà nước. Đó là các nhiệm vụ mang tính công ích như:
    phục vụ an ninh, quốc phòng, duy trì vận chuyển trên các tuyến không hiệu
    quả, Mà trên thực tế, hiệu quả SXKD do thực hiện những nhiệm vụ công ích
    này lại có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả SXKD của DN, của toàn ngành
    VTĐS. Trong khi đó, DN VTĐS vẫn phải tự gồng mình, phải tự cân đối toàn bộ
    chi phí mà vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ từ giá của Nhà nước. Khó khăn nữa là
    tuy các DN VTĐS đã tự đứng ra tổ chức hoạt động vận tải trên các tuyến hoạt
    động không hiệu quả, đây chính là một phần tính công ích nhưng lại chưa được

    3
    đánh giá và chưa được công nhận. Trên thực tế hiện nay, vận tải công ích mới
    được đánh giá ở các tuyến công cộng, các tuyến hoạt động ở các thành phố lớn
    còn đối các vùng xa trung tâm, các nơi hẻo lánh, các nơi không có phương tiện
    khác thì chưa được đề cập đến. Do vậy, ở những nơi này cũng cần có phương tiện
    công ích để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Và do đó, DN VTĐS đang làm
    nhiệm vụ công ích ở những nơi này thì cần phải nhận được chính sách hỗ trợ giá
    của Nhà nước. Nếu như không nhận được sự hỗ trợ từ giá của Nhà nước, chắc
    chắn trong giai đoạn cổ phần hóa này các cổ đông sẽ không cho chạy các đoàn tàu
    trên khi nó không sinh ra lợi nhuận. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc đi lại của
    người dân, làm mất hình ảnh của DN, của ngành ĐS đồng thời cũng làm giảm đi
    khả năng cạnh tranh của ngành ĐS trên toàn bộ mạng lưới. Vì thế, mà vấn đề đặt
    ra lúc này là phải tìm cho được phương án giải quyết thấu đáo tính công ích ngay
    trong quá trình xây dựng CLSXKD cho DN VTĐS.
    Đứng trước tình hình trên, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
    trường hiện nay cũng như trong tương lai thì DN VTĐS phải không ngừng đổi
    mới và rất cần có một CLSXKD đúng đắn, phù hợp trong từng giai đoạn phát
    triển của doanh nghiệp.
    Ngoài ra, cũng cần thống nhất về phương diện lý luận vào việc vận dụng
    xây dựng chiến lược phù hợp với thực tiễn của ĐSVN nhằm mục tiêu đưa
    ĐSVN phát triển bền vững và lâu dài. Từ đó, ngày càng nâng cao hơn nữa vị thế
    của ngành ĐSVN trên thị trường vận tải trong nước, khu vực và trên thế giới.
    Mặt khác, một thực tế nữa cho thấy, có rất nhiều DNVT ở Việt Nam hiện
    nay chưa xây dựng được một CLSXKD theo đúng ý nghĩa của một chiến lược.
    Hơn nữa, lý luận về công tác xây dựng chiến lược cũng cần được bổ sung và
    khắc phục.
    Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Xây dựng chiến lược sản xuất kinh
    doanh trong ngành vận tải đường sắt” được tác giả lựa chọn nghiên cứu nhằm đáp
    ứng nhu cầu cần thiết và cấp bách trong giai đoạn tái cơ cấu của Tổng Công ty
    ĐSVN hiện nay. Nó có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển
    của ngành ĐS nói chung và các DN VTĐS nói riêng.

    4
    3. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Trên cơ sở vận dụng, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình
    khoa học có liên quan đến luận án, cùng với việc tiếp thu các kinh nghiệm về
    xây dựng CLSXKD trên thế giới và ở Việt Nam, mục đích nghiên cứu của luận
    án là xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt
    nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của ngành ĐS nói chung và
    các DN VTĐS nói riêng trong bối cảnh và điều kiện thực tế sản xuất hiện nay.
    4. Đối tượng nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là: nghiên cứu cơ sở lý luận; các công
    trình khoa học; các kinh nghiệm về xây dựng CLSXKD ở trong và ngoài nước.
    Công tác tổ chức, quản lý và các yếu tố của môi trường SXKD trong ngành
    VTĐS. Đặc biệt, trong khi nghiên cứu đề tài luận án, tác giả tập trung nghiên
    cứu về tính công ích; phương án giải quyết khi phải duy trì tính công ích của
    ngành VTĐS và nghiên cứu xây dựng mô hình bài toán nhằm xác định được
    mức chi phí trợ giá cho vận tải công ích trên ĐS. Sau đó, xây dựng CLSXKD
    cho Công ty CP VTĐS Hà Nội.
    5. Phạm vi nghiên cứu của luận án
    Do công tác SXKD của ngành VTĐS có sự thay đổi liên tục, không ổn
    định nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề trong một giai đoạn nhất
    định để đáp ứng kịp thời với thực tiễn sản xuất hiện nay. Trong phạm vi đề tài
    này, tác giả tập trung nghiên cứu công tác xây dựng CLSXKD cho DN VTĐS
    giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trong trường hợp kết cấu hạ
    tầng không có ĐS đôi và chỉ nghiên cứu trong phạm vi ĐS Quốc gia.
    Trong luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu
    sau: công tác tổ chức, quản lý SXKD trong ngành VTĐS; các chủ trương, đường
    lối của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác xây dựng
    CLSXKD trong ngành VTĐS; chiến lược phát triển chung của toàn ngành
    GTVT; các văn bản và bộ luật liên quan đến công tác xây dựng CLSXKD trong
    ngành VTĐS; các vấn đề cơ bản về CLSXKD; công tác SXKD, môi trường
    SXKD trong ngành VTĐS, .
    Phần áp dụng cụ thể là xây dựng CLSXKD cho Công ty CP VTĐS Hà
    Nội (Cty CP VTĐS HN).

    5
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    * Về mặt khoa học:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng CLSXKD cho các DN VTĐS.
    - Làm phong phú và sâu sắc hơn cơ sở lý luận về xây dựng CLSXKD cho
    DN VTĐS qua việc: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng
    CLSXKD; xây dựng các nguyên tắc trong xây dựng CLSXKD; xây dựng các căn
    cứ; các yêu cầu; xây dựng quy trình và nội dung xây dựng CLSXKD cho DN
    VTĐS; xây dựng các tiêu chí lựa chọn công nghệ thích hợp cho ngành ĐS.
    - Xây dựng các nguyên tắc và phương pháp tính toán trong việc trợ giá của
    Nhà nước cho vận tải công ích ngành ĐS.
    - Xây dựng mô hình bài toán để tính chi phí trợ giá cho vận tải công ích
    ngành ĐS.
    * Về mặt thực tiễn:
    - Nghiên cứu các kinh nghiệm về xây dựng CLSXKD trên thế giới và ở Việt
    Nam để rút ra bài học kinh nghiệm về xây dựng CLSXKD trong ngành VTĐS.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác xây dựng CLSXKD và môi
    trường SXKD của ngành VTĐS. Rút ra nguyên nhân làm giảm thị phần vận tải
    ngành ĐS.
    - Áp dụng mô hình bài toán để xác định phần chi phí trợ giá của Nhà nước
    cho vận tải công ích trên tuyến ĐS cụ thể.
    - Xây dựng CLSXKD cho Công ty CP VTĐS Hà Nội.
     
Đang tải...