Luận Văn Xây dựng chiến lược sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân tại công ty du lịch Nam Thái

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân tại công ty du lịch Nam Thái

    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngày nay, du lịch đang ngày càng trở thành một nhu cầu của con người, năm 1950, thế giới mới chỉ có 25 triệu lượt khách du lịch, hiện nay đă lên đến 625 triệu tăng gấp 25 lần và năm 2010 đó cú trờn 1,5 tỷ khách, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,3 % về số lượng khách và 6,7% về tài chính, đạt tốc độ cao nhất trong số tất cả các ngành kinh tế. Những con số này chứng tỏ nhu cầu đi du lịch đă bùng nổ và trở thành một nhân tố không thể thiếu trong xă hội ngày nay. Phát triển du lịch là một xu thế chung của thời đại, một trào lưu của xă hội hiện tại. Bởi v́ đời sống con người ngày một nâng cao cả về vật chất và tinh thần nên nhu cầu của họ ngày càng cao hơn, đa dạng hơn.
    Việt Nam, một quốc gia nằm tại trung tâm khu vực Đông Nam Á và giàu nguồn tài nguyên du lịch. Trong những năm trở lại đây, Việt Nam đang ngày càng được khách du lịch quốc tế biết đến với một điểm đến an toàn, thiên nhiên đẹp, đất nước có bề dày lịch sử,ăm 2009 đó đún 3.8 triệu lượt khách quốc tế. Đời sống của nhơn dơn trong nước ngày càng được nơng cao, mhiều khách hàng có mức sống cao đă chọn cho ḿnh những chuyến du lịch nước ngoài. Năm 2009, lượng khách outbound đă lên tới con số trên 25000 khách. Những khách hàng có thu nập cao thường xuyên đi nước ngoài với mục đích mua sắm hoặc đi với mục đích công việc. Những đối tượng khách này thường đi du lịch với mục đích khám phá, đi riêng với người thân, những khách du lịch này không thích đi theo đoàn mà thích đi đơn lẻ hay đi với một nhóm nhỏ với những hành tŕnh không bị g̣ bó theo một lịch tŕnh cụ thể. Nhúm khỏch này gọi là khách du lịch độc lập cá nhân ( FIT – Free Independent tourist). Thị trường khách du lịch cá nhân đang ngày càng phát triển. Xuất phát từ thực tế này, nhiều công ty du lịch trong nước đă triển khai khai thác sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhơn và đă thu đượcnhững thành công. Công ty du lịch Nam Thái cũng đă bắt đầu kinh doanh sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhơn. Để có thể khai thác được thị trường khách du lịch outbound có hiệu quả cần xơy dựng một chiến lược cho sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhơn. Xuất phát từ thực tế đó, qua quá tŕnh thực tập và nghiên cứu tại công ty Nam Thái travel em xin lựa chọn và viết đề tài: Xơy dựng chiến lược sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhơn tại công ty du lịch Nam Thái.
    Đề tài gồm 3 phần:
    Chương 1: Lư luận chung về chiến lược sản phẩm và sản phẩm du lịch dành cho khách hàng cá nhơn.
    Chương 2: Thực trạng chiến lược sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhơn tại công ty du lịch Nam Thái.
    Chương 3: Một số đề xuất kế hoạch marketing phát triển sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhơn tại công ty du lịch Nam Thái.
    Nội dung của đề tài đưa ra với mục tiêu nhằm t́m hiểu về đặc điểm thị trường khách FIT outbound và đưa ra một số giải pháp tăng cường khai thác thị trường khách này để hoạt động khai thác của công ty Nam Thái travel có hiệu quả hơn. Để thu hút một thị trường khách phải tập trung vào nhiều yếu tố: con người, quy tŕnh làm việc, cơ sở vật chất, marketing. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài này, e chỉ xin đề cập đến các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường khách outbound cá nhơn. Do kinh nghiệm và tŕnh độ lư luận c̣n hạn chế nên trong quá tŕnh viết bài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô.
    Hà Nội, ngày 10/05/2010
    Sinh viên
    Nguyễn Ngọc Vinh











    MỤC LỤC

    Chương 1:LƯ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (FIT) . 1
    1.1 Cơ sở lư luận về chiến lược sản phẩm 1
    1.1.1 Khái niệm chuến lược sản phẩm 1
    1.1.2 Quy tŕnh xây dựng chiến lược sản phẩm 3
    1.1.2.1 T́m kiếm nhu cầu h́nh thành ư tưởng sản phẩm 3
    1.1.2.2 Phân tích môi trường kinh doanh . 3
    1.1.2.3 Phân tích cơ hội kinh doanh . 9
    1.1.2.4 Đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu 11
    1.1.2.5 Định vị thị trường cho sản phẩm 12
    1.1.2.6 Lựa chọn chiến lược sản phẩm . 13
    1.1.2.7 Xây dựng kế hoạch marketing đáp ứng thị trường mục tiêu 15
    1.1.2.8 Kiểm tra và đánh giá quá tŕnh thực hiệ chiến lược 16
    1.1.3 Chiến lược danh mục sản phẩm . 17
    1.1.3.1 Khái niệm danh mục sản phẩm . 17
    1.1.3.2 Hoạch định danh mục sản phẩm . 17
    1.2 Sản phẩm du lịch dành cho khách hàng cá nhân (FIT) .18
    1.2.1 Khái niệm sản phẩm du lịch dành cho khách hàng cá nhân 18
    1.2.2 Đặc trưng của khách du lịch cá nhân . 18
    1.2.3 Đặc trưng của sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân . 19
    1.2.4 Những khó khăn cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc phát triển sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân 20
    Chương 2:THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM OUTBOUND TOURS DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY DU LỊCH NAM THÁI 22
    2.1.1 Quá tŕnh h́nh thành và phát triển 22
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty du lịch Nam Thái . 23
    2.1.3. Sản phẩm của công ty và đặc điểm nguồn khách . 24
    2.1.4 Kết quả kinh doanh Lữ Hành của công ty qua các năm . 28
    2.2 Môi trường bên ngoài của công ty .29
    2.2.1 Khách hàng mục tiêu của công ty 29
    2.2.2 Đối thủ cạnh tranh .29
    2.3 Đánh giá cơ hội phát triển sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân tại công ty du lịch Nam Thái 30
    2.3.1 Phân tích môi trường kinh doanh sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân của công ty. 30
    2.3.1.1 Các tác động trên thế giới: . 30
    2.3.1.2 Môi trường kinh tế - xă hội trong nước . 31
    2.3.1.3 T́nh h́nh biến động của thị trường và sản phẩm . 31
    2.3.1.4 Đối thủ cạnh tranh . 31
    2.3.1.5 Nhà cung cấp . 32
    2.3.1.6 Hành vi đi du lịch của khách hàng 32
    2.3.1.7 Đặc điểm của Nam Thái . 33
    .3.2 Tính khả thi của việc phát triển sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân tại công ty du lịch Nam Thái 34
    Chương 3:MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH MARKETING PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OUTBOUND DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY DU LỊCH NAM THÁI 38
    3.1 Một số đề xuất về danh mục sản phẩm .38
    3.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu .38
    3.3 Thiết kế sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân 39
    3.3.1 Chính sách sản phẩm 40
    3.3.2 chính sách giá .40
    3.3.3 Chính sách phân phối . 41
    3.3.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 42
    3.3.5 Chính sách nhân sự .43
    3.3.6 Quan hệ với các đối tác 44
    3.4 Chương tŕnh outbound dành cho khách hàng cá nhân đi Singapore 44








    Chương 1

    LƯ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (FIT)


    1.1 Cơ sở lư luận về chiến lược sản phẩm.

    1.1.1 Khái niệm chiến lược sản phẩm.
    Ngày nay, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp để sản phẩm của ḿnh chiếm được ưu thế trên thị trường, duy tŕ sự phát triển và cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh. Để sản phẩm của doanh nghiệp có được một thương hiệu riêng mang đặc trưng của doanh nghiệp th́ doanh nghiệp phải có một chính sách và những giải pháp toàn diện cho sản phẩm của doanh nghiệp ḿnh - một chiến lược sản phẩm.
    Chiến lược sản phẩm là một trong bốn chiến lược marketing hỗn hợp, chịu sự ảnh hưởng chi phối trực tiếp bởi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với các chiến lược marketing khác như: phân phối, gia cả, xúc tiến bỏn Chiến lược sản phẩm được hiểu là “cỏc biện pháp mà doanh nghiệp đă nghiên cứu kỹ để áp dụng trong một giai đoạn nhất định giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm thành công, đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và phù hợp với các khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp, chiếm ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh trong từng thời kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
    Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều hướng ra thị trường, hướng đến nhu cầu của người tiêu dùng, ngày càng quan tâm đến khách hàng. Các nhà sản xuất phải xác định được nhu cầu của khách hàng, của thị trường để xác định được sản phẩm hay dịch vụ cụ thể sẽ cung cấp ra thị trường. Nếu các nhà sản xuất không xây dựng được chiến lược sản phẩm đúng mà đưa ra thị trường những sản phẩm không phù hợp với nhu cầu và mong muốn của thị trường th́ mọi nỗ lực marketing khác cũng bằng không. Không có chiến lược sản phẩm các chiến lược giá cả, xúc tiến, phân phối không có ư nghĩa. Ngược lại, chiến lược sản phẩm cũng chịu tác động của các chiến lược khác trong chiến lược marketing hỗn hợp. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không vào được thị trường nếu nó không được sự hỗ trợ của chiến lược giỏ. Nó không được khách hàng biết tới nếu thông tin của nó không được gửi tới khách hàng. Sản phẩm cũng không thể đến tay khách hàng nếu không có chiến lược phân phối để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với nó.
    Chiến lược sản phẩm phải thoả măn nhu cầu của khách hàng và phù hợp với thị trường. Chiến lược sản phẩm phải giúp doanh nghiệp dự đoán được những sự thay đổi của thị trường, giúp doanh nghiệp có phương hướng mở rộng thị trường và cho ra sản phẩm mới. Để đạt hiệu quả, chiến lược sản phẩm phải đảm bảo cho việc tung sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng và được tiêu thụ với tốc độ nhanh khi mới đưa ra thị trường.
    Chiến lược sản phẩm du lịch dưới góc độ tiếp cận của một doanh nghiệp nhưng được xem xét trong mối quan hệ liên quan đến sản phẩm của một vùng và của một quốc gia.
    Chiến lược sản phẩm của một doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
    - H́nh thành và phát triển sản phẩm (hoạch định, phân tích và quản lư sản phẩm, quyết định danh mục chủng loại sản phẩm).
    - Xây dựng sản phẩm mới.
    - Quyết định nhăn hiệu sản phẩm.
    - Chu kỳ sống của sản phẩm.
    Phân loại chiến lược sản phẩm dựa vào việc kết hợp sản phẩm với thi trường , chiến lược sản phẩm được chia thành 4 loại:
    - Chiến lược sản phẩm hiện có trên thị trường hiện có: chiến lược này được dùng trong thời gian đầu khi doanh nghiệp mới thành lập.
    - Chiến lược sản phẩm hiện có trên thị trường mới: mục đích của chiến lược là đưa sản phẩm hiện có vào thị trường mới nhằm mở rộng thị trường.
    - Chiến lược sản phẩm mới trên thị trường hiện có: chiến lược được áp dụng khi đưa một sản phẩm mới ra thị trường nhằm đa dạng hoá sản phẩm hay thay thế sản phẩm cũ đă lạc hậu. Sản phẩm mới có thể là sản phẩm cũ được cải tiến, hoặc sản phẩm mới hoàn toàn.
     
Đang tải...