Tiến Sĩ Xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong những năm sắp tới, việc đầu tư xây dựng của xã hội nói chung và việc phát triển cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh nói riêng, ở nước ta được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, là phải đi trước một bước nhằm tạo động lực phát triển cho các ngành sản xuất khác và là phương thức hấp thụ tốt nhất vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
    Ngành Công nghiệp Xi măng là một ngành công nghiệp vật liệu cơ bản và được coi là “bánh mỳ của ngành xây dựng”. Nó chiếm vị trí quan trọng trong việc góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, đóng góp ngân sách lớn cho quốc gia, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.
    Xuất phát từ các quan điểm trên, trong nhiều năm qua, việc phát triển ngành công nghiệp xi măng được Nhà nước rất quan tâm và đầu tư phát triển. Sản lượng sản xuất và nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2000 – 2010 từ 9 – 15% (nguồn: Hiệp Hội xi măng Việt Nam - VNCA). Đến năm 2011, sản lượng sản xuất xi măng của Việt Nam đã đạt tới 63,14 triệu tấn/năm và sản lượng tiêu thụ đạt hơn 60,2 triệu tấn (Nguồn: Tổng Cơng ty Cơng nghiệp xi măng Việt Nam – VICEM).
    Mặt khác, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy hoạch đầu tư xây dựng và phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm lôi kéo các thành phần kinh tế tham gia. Hiện nay, ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Nhưng, trong suốt thời kỳ từ 2000 đến 2008, lượng xi măng do Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (gọi tắt là VICEM) tiêu thụ chiếm từ 39% đến 49% thị phần xi măng toàn quốc (Nguồn: VNCA). Và Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò chủ đạo của một Tổng công ty nhà nước trong việc điều phối thị trường xi măng Việt Nam hoạt động ổn định, bình ổn giá cả, góp phần đáp ứng nhu cầu xi măng trên phạm vi toàn quốc.
    Nhưng, kể từ năm 2009, VICEM phải thường xuyên đương đầu với sự biến đổi ngày càng nhanh của môi trường sản xuất - kinh doanh và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đặc biệt với tốc độ phát triển nhanh của khối Liên doanh và khối tư nhân trong ngành. Trong thời gian qua, bên cạnh những nỗ lực rất lớn để tồn tại và phát triển, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: năng suất thấp; chi phí sản xuất cao; suất đầu tư dự án sản xuất cao; môi trường sản xuất chưa được khắc phục triệt để, v.v . Ngoài ra Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam còn phải tìm ra một chiến lược phát triển dài hạn phù hợp nhằm duy trì vị thế của mình trên thị trường. Nhu cầu về xây dựng chiến lược dài hạn càng cấp bách hơn vì kể từ năm 2009 đến nay, thị phần của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã giảm xuống dưới 40% và đến thời điểm hiện nay, VICEM vẫn thiếu sự đầu tư cho một chiến lược phát triển lâu dài. Điều này dẫn đến không chỉ thị phần chiếm được trong tổng dung lượng thị trường giảm sút, mà còn làm giảm đi hiệu quả sử dụng các nguồn lực, bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh và ngày càng khó khăn hơn trong việc đối phó với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và diễn biến cạnh tranh trên thị trường.
    Xuất phát từ nhận thức trên và với mong muốn được đóng góp vào chiến lược phát triển ngành Xi măng Việt Nam nói chung và của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam nói riêng, tôi mạnh dạn chọn đề tài của luận án là “Xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...