Tiểu Luận Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 7/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


    1.1. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều này cho thấy sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho nước ta, song nhiều thử thách mới cũng sẽ xuất hiện. Do đó, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường, bằng cách lập kế hoạch hay chiến lược phát triển cho chính doanh nghiệp hoặc cho sản phẩm của doanh nghiệp nhằm để tìm ra một hướng đi riêng có tính cạnh tranh cao.
    Như chúng ta đã biết, khi cuộc sống ngày càng phát triển và đời sống của con người được nâng cao thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được mọi người quan tâm và chú trọng. Chính vì thế mà nhu cầu của người tiêu dùng về một sản phẩm nào đó trên thị trường cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể là, các sản phẩm được đưa vào bày bán ở siêu thị được người tiêu dùng lựa chọn ngày một nhiều hơn. Đặc biệt là, những sản phẩm cần thiết cho đời sống hàng ngày như gạo, cá, thịt, trứng, .nhưng gạo được xem là lương thực không thể thiếu trong mọi gia đình, cho nên người tiêu dùng ngày càng có xu hướng quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng gạo. Qua đó cho thấy, sản phẩm gạo chất lượng ở thị trường nội địa có nhiều tiềm năng phát triển, đây là một cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất kinh doanh.
    Nhưng làm thế nào để sản phẩm gạo của doanh nghiệp được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sử dụng? Muốn làm được điều này thì điều trước tiên mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện là tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm gạo ra sao? Tiếp đến là xem xét thị trường của sản phẩm gạo có triển vọng phát triển hay không? Sau khi đã nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và độ lớn của thị trường thì doanh nghiệp cần phải đánh giá nguồn lực của mình để xem doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra sản phẩm gạo hay cải tiến sản phẩm gạo hiện tại thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời cũng phù hợp với năng lực sở trường của doanh nghiệp.
    Quả thật đây là điều không phải dễ dàng đối với các doanh nghiệp, bởi vì nhu cầu của người tiêu dùng về một sản phẩm luôn biến đổi và họ trở nên khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, trong khi đó nguồn lực của doanh nghiệp thì có giới hạn. Tuy nhiên, để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả và chiếm lĩnh được thị trường về sản phẩm thì doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm.
    Xuất phát từ những vấn đề trên cộng với hy vọng tìm ra một cơ hội mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang trong thị trường gạo nội địa nói chung và trong thị trường gạo ở thành phố Long Xuyên nói riêng, nên tôi đã chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang” nhằm giúp cho công ty sản xuất kinh doanh ngày một hiệu quả hơn.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Để hiểu rõ hơn về đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang” tôi đã đề ra một số mục tiêu sau đây:
    - Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm gạo của công ty Lương thực Thực phẩm An Giang.
    - Phân tích hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo, đồng thời đánh giá nguồn lực của công ty Lương thực Thực Phẩm An Giang để từ đó giúp công ty nhận ra nên sản xuất sản phẩm mới như thế nào cho phù hợp.
    - Đề ra giải pháp chiến lược phát chiến sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang giai đoạn 2008-2012.
    1.3. Phạm vi nghiên cứu
    Do hạn chế về mặt thời gian nên việc phân tích hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo chỉ được tiến hành chủ yếu ở phạm vi thành phố Long Xuyên với số lượng mẫu là 100. Vì vậy, việc đề ra giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang cũng chỉ tập trung ở thị trường này.
    Đối tượng nghiên cứu: Những hộ gia đình mua gạo sử dụng.
    Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2/2007 đến 15/6/2007.
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
     Thu thập dữ liệu sơ cấp: Việc thu thập được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp những người tiêu dùng gạo trong phạm vi thành phố Long Xuyên thông qua bảng câu hỏi.
     Thu thập dữ liệu thứ cấp: Chủ yếu các thông tin và các tài liệu liên quan đến đề tài được thu thập từ phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán và phòng tổ chức hành chính của công ty Lương thực Thực phẩm An Giang. Ngoài ra, còn tham khảo thông tin qua sách, báo, internet,
    1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
    Khi đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu, tiếp theo sẽ tiến hành tổng hợp dữ liệu cần phân tích. Sau đó tùy theo từng dữ liệu mà đưa ra các phương pháp thực hiện thích hợp như:
    - Sử dụng phương pháp so sánh liên hoàn qua các năm để đánh giá các chỉ tiêu tài chính của công ty. Cụ thể là, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty.
    - Sử dụng phương pháp thống kê đối với dữ liệu sơ cấp. Và đây được xem là dữ liệu làm cơ sở để đề ra chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty.
    1.5. Ý nghĩa thực tiển
    Qua phân tích hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo ở thị trường Long Xuyên sẽ giúp công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Long Xuyên, để có thể đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm mới cho phù hợp nhằm dễ dàng thâm nhập vào thị trường này. Từ đó, làm bước đà để công ty phát triển sang các thị trường khác và chiếm lĩnh được thị trường gạo nội địa, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả.

    MỤC LỤC


    MỤC LỤC Trang i
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ – SƠ ĐỒ iv
    DANH MỤC BẢNG – HÌNH v
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
    1.1. Lý do chọn đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
    1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2
    1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 2
    1.5. Ý nghĩa thực tiển 2
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
    2.1. Khái niệm về sản phẩm 3
    2.2. Khái niệm về sản phẩm mới 4
    2.3. Quy trình phát triển sản phẩm mới 4
    2.3.1. Hình thành ý tưởng 4
    2.3.2. Lựa chọn ý tưởng 5
    2.3.3. Soạn thảo dự án và thẩm định dự án 5
    2.3.4. Soạn thảo chiến lược marketing 5
    2.3.5. Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ 5
    2.3.6. Thiết kế sản phẩm 5
    2.3.7. Thử nghiệm thị trường 6
    2.3.8. Triển khai sản xuất đại trà 6
    2.4. Quá trình chấp nhận sản phẩm mới 6
    CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG 7
    3.1. lịch sử hình thành và phát triển công ty LTTP An Giang 7
    3.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty LTTP An Giang 7
    3.2.1. Chức năng 7
    3.2.2. Nhiệm vụ 8
    3.3. Cơ cấu tổ chức của công ty LTTP An Giang 8
    3.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty LTTP An Giang 9
    3.4.1. Thuận lợi 9
    3.4.2. Khó khăn 9
    3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty LTTP An Giang năm 2004-2006 10
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG 11
    4.1. Phân tích môi trường bên ngoài 11
    4.1.1. Phân tích tình hình thị trường chung 11
    4.1.2. Phân tích hành vi của người tiêu dùng Long Xuyên về sản phẩm gạo 12
    4.1.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 23
    4.1.4. Năng lực cung cấp sản phẩm của công ty 25
    4.1.5. Nguồn nguyên liệu đầu vào 25
    4.1.6. Hệ thống phân phối của công ty 26
    4.2. Phân tích môi trường bên trong 26
    4.2.1. Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2007 26
    4.2.2. Danh mục các sản phẩm 28
    4.2.3. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 28
    4.2.4. Tình hình nhân sự 28
    4.2.5. Tình hình sản xuất 29
    4.2.6. Tình hình tài chính 30
    4.2.7. Mối quan hệ với các tổ chức 32
    4.3. Phân tích SWOT 32
    CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CHO CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG 34
    5.1. Đề ra mục tiêu phát triển sản phẩm mới cho công ty LTTP An Giang từ năm 2008-2012 34
    5.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu 34
    5.1.2. Mục tiêu của công ty LTTP An Giang về phát triển sản phẩm mới từ năm 2008-2012 35
    5.2. Các giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty LTTP An Giang 35
    5.2.1. Giải pháp về quản trị 35
    5.2.2. Giải pháp về sản xuất 36
    5.2.3. Giải pháp về nhân sự 37
    5.2.4. Giải pháp về marketing 37
    5.2.5. Giải pháp về tài chính-kế toán 41
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
    6.1. Kết luận 42
    6.2. Kiến nghị 42
    6.2.1. Đối với công ty 42
    6.2.2. Đối với Tổng công ty 43
    6.2.3. Đối với ngân hàng 43
    PHỤ LỤC a
    TÀI LIỆU THAM KHẢO d

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ

    Biểu đồ 4.1. Vai trò hạt gạo để có bửa cơm ngon 12
    Biểu đồ 4.2. Đặc tính của gạo sử dụng 12
    Biểu đồ 4.3. Xuất xứ gạo sử dụng 13
    Biểu đồ 4.4. Nguồn thông tin tham khảo 14
    Biểu đồ 4.5. Tiêu chí gạo chất lượng 15
    Biểu đồ 4.6. Các yếu tố quan tâm ngoài chất lượng 16
    Biểu đồ 4.7. Giá gạo sử dụng 16
    Biểu đồ 4.8. Nhận xét giá gạo sử dụng 17
    Biểu đồ 4.9. Nơi mua gạo 18
    Biểu đồ 4.10. Thời điểm mua gạo 18
    Biểu đồ 4.11. Mua gạo bằng cách nào 19
    Biểu đồ 4.12. Số lượng mua gạo mỗi lần 20
    Biểu đồ 4.13. Người quyết định mua 20
    Biểu đồ 4.14. Trường hợp thay đổi loại gạo 21
    Biểu đồ 4.15. Xu hướng sử dụng gạo chất lượng 22
    Biểu đồ 4.16. Xu hướng sử dụng tiếp gạo có xuất xứ của công ty 22
    Biểu đồ 4.17. Xu hướng mua dùng thử gạo có xuất xứ của công ty 23

    Sơ đồ 2.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới 4
    Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 9
    Sơ đồ 4.1. Sơ đồ kênh phân phối của công ty 26
    Sơ đồ 4.2. Quy trình xay xát-đánh bóng gạo của công ty 30
    Sơ đồ 5.1. Kênh phân phối dự kiến của công ty 40

    DANH MỤC BẢNG - HÌNH

    Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh năm 2004-2005-2006 của công ty LTTP An Giang 10
    Bảng 4.1. Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006 27
    Bảng 4.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007 28
    Bảng 4.3. Trình độ nhân viên của công ty 29
    Bảng 4.4. Các chỉ tiêu tài chính của công ty 30
    Bảng 4.5. Điểm mạnh-điểm yếu-nguy cơ-cơ hội của công ty về phát triển sản phẩm 33
    Bảng 5.1. Ước tính sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận ở thị trường Long Xuyên năm 2008 35
    Bảng 5.2. Dự đoán về mức giá bán sản phẩm mới của công ty 39

    Hình 2.1. Bốn cấp độ của sản phẩm 3

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
    đ: đồng
    LN: Lợi nhuận
    LTTP: Lương thực Thực phẩm
    SWOT (Strengths - Weaknesses – Opportunities - Threatens): Điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ.
    TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
    UBND: Ủy ban nhân dân
    VAT: Giá trị gia tăng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...