Báo Cáo Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty lương thực thực phẩm an giang

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì việc tìm ra một cơ hội kinh doanh mới là rất cần thiết bởi điều này sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển. Chính vì vậy mà công ty Lương thực Thực phẩm An Giang đã hướng tới việc phát triển sản phẩm mới ở lĩnh vực kinh doanh gạo phục vụ cho thị trường nội địa với thị trường được chọn để thử nghiệm sản phẩm là thị trường Long Xuyên.

    Qua phân tích hành vi của người tiêu dùng Long Xuyên về sản phẩm gạo rút ra được một số vấn đề trọng tâm để công ty hướng tới việc phát triển sản phẩm mới như sau: người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng sử dụng sản phẩm gạo có các đặc tính như: gạo cho cơm dẽo, thơm và mềm, chủ yếu là mua ở chợ với số lượng tương đối ít từ 5kg-25kg dùng khoảng 1-2 tuần dưới hính thức tự đi mua hay gọi điện và người quyết định mua là người vợ. Trong đó, yếu tố chất lượng được quan tâm nhiều nhất với các tiêu chí chọn mua là không lẫn tạp chất, hương thơm lâu, dễ nấu, dễ bảo quản, quan tâm kế đến là giá cả với mức giá 5.000đ-7.000đ được người tiêu dùng cho là phù hợp với túi tiền nhưng khi đã sử dụng quen một sản phẩm gạo nào đó thì giá cao hơn vẫn được chọn sử dụng. Và đặc biệt là người tiêu dùng có xu hướng sử dụng gạo chất lượng, gạo có xuất xứ của công ty.

    Ngoài ra, khi xem xét ở thị trường nội địa cho thấy đây là một thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm gạo chất lượng. Chính vì vậy, công ty nên sản xuất ra sản phẩm mới là sản phẩm gạo chất lượng được đóng gói.

    Để làm được điều này công ty đã tiến hành đánh giá các nguồn lực của mình. Qua đánh giá cho thấy các nguồn lực về nhân sự, nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất, trang thiết bị, của công ty đều có khả năng phát triển sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Long Xuyên nói riêng và người tiêu dùng trong nước nói chung.

    Tuy nhiên, để thực hiện tốt chiến lược phát triển sản phẩm mới công ty cần tiến hành một số giải pháp sau:

    - Giải pháp về quản trị: Tổ chức sắp xếp lại phòng kế hoạch kinh doanh và thành lập riêng phòng marketing, phòng nghiên cứu phát triển theo đúng vai trò, chức năng.

    - Giải pháp về sản xuất: Công ty cần tìm nguồn nguyên liệu có các đặc tính gạo được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng và kiểm soát chặt chẻ trong quá trình sản xuất chế biến sản phẩm mới để giảm giá thành nhưng chất lượng vẫn đảm bảo.

    - Giải pháp về marketing: Sản xuất ra sản phẩm gạo đóng gói chất lượng đa dạng về chủng loại và mẫu mã, được bán với mức giá hợp lý phục vụ những hộ gia đình có thu nhập trung bình trở lên. Đặc biệt là sản phẩm được bày bán phổ biến ở chợ và có nhiều hình thức chiêu thị để người tiêu dùng biết đến.

    - Giải pháp về nhân sự: Bổ sung thêm một số nhân viên có trình độ nghiệp vụ về marketing và nghiên cứu phát triển. Tiếp tục duy trì chính sách thu hút nhân sự.

    - Giải pháp về tài chính-kế toán: Công ty cần báo cáo và trình bày rõ về tiến trình phát triển sản phẩm mới để tận dụng tối đa nguồn vốn của Tổng công ty.





    MỤC LỤC

    š«›

    MỤC LỤC . . Trang i

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ – SƠ ĐỒ iv

    DANH MỤC BẢNG – HÌNH v

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . . v

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI . 1

    1.1. Lý do chọn đề tài . 1

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 1

    1.3. Phạm vi nghiên cứu . . 2

    1.4. Phương pháp nghiên cứu . 2

    1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu . 2

    1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu . 2

    1.5. Ý nghĩa thực tiển 2

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

    2.1. Khái niệm về sản phẩm 3

    2.2. Khái niệm về sản phẩm mới . 4

    2.3. Quy trình phát triển sản phẩm mới . 4

    2.3.1. Hình thành ý tưởng . 4

    2.3.2. Lựa chọn ý tưởng . . 5

    2.3.3. Soạn thảo dự án và thẩm định dự án 5

    2.3.4. Soạn thảo chiến lược marketing . . 5

    2.3.5. Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ . . 5

    2.3.6. Thiết kế sản phẩm 5

    2.3.7. Thử nghiệm thị trường 6

    2.3.8. Triển khai sản xuất đại trà . 6

    2.4. Quá trình chấp nhận sản phẩm mới . . 6

    CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG 7

    3.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty LTTP An Giang . 7

    3.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty LTTP An Giang . 7

    3.2.1. Chức năng . 7

    3.2.2. Nhiệm vụ . 8

    3.3. Cơ cấu tổ chức của công ty LTTP An Giang . 8

    3.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty LTTP An Giang 9

    3.4.1. Thuận lợi . 9

    3.4.2. Khó khăn . 9

    3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty LTTP An Giang năm 2004-2006 10

    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG 11

    4.1. Phân tích môi trường bên ngoài . 11

    4.1.1. Phân tích tình hình thị trường chung . . 11

    4.1.2. Phân tích hành vi của người tiêu dùng Long Xuyên về sản phẩm gạo . 12

    4.1.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh . . 23

    4.1.4. Năng lực cung cấp sản phẩm của công ty . 25

    4.1.5. Nguồn nguyên liệu đầu vào . 25

    4.1.6. Hệ thống phân phối của công ty . 26

    4.2. Phân tích môi trường bên trong . 26

    4.2.1. Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2007 . 26

    4.2.2. Danh mục các sản phẩm 28

    4.2.3. Hoạt động nghiên cứu và phát triển . . 28

    4.2.4. Tình hình nhân sự 28

    4.2.5. Tình hình sản xuất . 29

    4.2.6. Tình hình tài chính . 30

    4.2.7. Mối quan hệ với các tổ chức . 32

    4.3. Phân tích SWOT 32

    CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CHO CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG 34

    5.1. Đề ra mục tiêu phát triển sản phẩm mới cho công ty LTTP An Giang từ năm 2008-2012 34

    5.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu 34

    5.1.2. Mục tiêu của công ty LTTP An Giang về phát triển sản phẩm mới từ năm 2008-2012 35

    5.2. Các giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty LTTP An Giang 35

    5.2.1. Giải pháp về quản trị . 35

    5.2.2. Giải pháp về sản xuất 36

    5.2.3. Giải pháp về nhân sự . 37

    5.2.4. Giải pháp về marketing . 37

    5.2.5. Giải pháp về tài chính-kế toán . 41

    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 42

    6.1. Kết luận 42

    6.2. Kiến nghị 42

    6.2.1. Đối với công ty . 42

    6.2.2. Đối với Tổng công ty 43

    6.2.3. Đối với Ngân hàng 43

    PHỤ LỤC . . a

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . d
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...