Thạc Sĩ Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Xí nghiệp dịch vụ và Cho thuê văn phòng - Công ty

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu trở thành nước công nghiệp. Trong quá trình phát triển đó một trong những lĩnh vực sẽ được ưu tiên tập trung đầu tư rất lớn đó là nguồn nhân lực, đây là lĩnh vực đóng vai trò mấu chốt góp phần chính yếu thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đem lại hình ảnh văn minh, hiện đại của một quốc gia phát triển. Đây là một cơ hội nhưng cũng là một thách thức đối với các nhà quản lý nguồn nhân lực của Việt Nam. Quản lý nguồn nhân lực như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung.
    Được cổ phần hóa từ doanh doanh nghiệp nhà nước vào năm 1995, với tiền thân là Công ty xe du lịch Hà Nội, Công ty Cổ phần ford Thăng long nằm trong khối Cổ phần Group của Tổng công ty vận tải Hà Nội đã phát triển không ngừng và thu được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Đến năm 2001 Công ty đã thành lập ra Xí nghiệp dịch vụ và cho thuê văn phòng.
    Ngay từ những ngày đầu thành lập, Xí nghiệp dịch vụ và cho thuê văn phòng đã có những bước đi vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, thuê và cho thuê lại, kinh doanh bất động sản. Xí nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng và rất đáng tự hào. Những dự án Công ty đầu tư xây dựng được hoàn thành và giao cho Xí nghiệp đưa vào khai thác kinh doanh dịch vụ bất động sản mua bán, thuê và cho thuê các Tòa nhà văn phòng như: Tòa nhà Thăng Long – 105 Láng Hạ - Hà Nội, Tòa nhà JAC – 18 Duy Tân – Hà Nội, Tòa nhà làm phòng trưng bày xe ô tô và xưởng Bảo dưỡng sửa chữa ô tô tại 32 Nguyễn Công Trứ - Hà Nội, Tòa nhà Thanh Xuân ford – 88 Nguyễn Siển – Hà Nội, Tòa nhà làm phòng trưng bày xe ô tô và xưởng Bảo dưỡng sửa chữa ô tô Audi tại Tôn Thất Thuyết - Hà Nội, .
    Trong thời gian qua hoạt động đầu tư và kinh bất động sản, Xí nghiệp đã thu được nhiều thành tựu quan trọng và đóng góp nhiều vào quá trình phát triển chung của Công ty. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác kinh doanh các dự án bất động sản thấy rằng công tác quản lý nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh như Lãnh đạo Công ty và Xí nghiệp mong đợi, cụ thể như: Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, các Bộ phận và vị trí còn dẫm chân lên nhau, chưa sắp xếp đúng người đúng việc, năng xuất và hiệu quả lao động chưa cao, nguồn nhân lực của Xí nghiệp luôn trong tình trạng thiếu về số lượng và yếu về chất lượng . Có nhiều lý do dẫn đến những vấn đề trên trong đó nguyên nhân chính xuất phát từ việc công tác quản lý nguồn nhân lực chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Vì vậy, việc quản lý nguồn nhân lực và đầu tư phát triển nguồn nhân lực sao cho đạt chất lượng và hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một dấu hỏi lớn mà tập thể Ban lãnh đạo Xí nghiệp coi là chìa khóa quyết định sự tăng trưởng và phát triển của Doanh nghiệp trong giai đoạn mới.
    Trong thời gian tới, Xí nghiệp phải thực hiện tốt phân cấp quản lý, điều hành, phân cấp tài chính của Công ty, đồng thời hoạt động kinh doanh theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp từng bộ phận sản xuất kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu, đòi hỏi của thị trường trong xu thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt và từng bước chuẩn bị trở thành công ty thành viên độc lập. Xí nghiệp phải đặc biệt chú trọng và ưu tiên cho công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ là “ Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Xí nghiệp dịch vụ và Cho thuê văn phòng - Công ty Cổ phần ford Thăng Long”.
    1.2. Luận văn này có các mục tiêu sau:
    1.2.1. Trình bày lý luận cơ bản về xây dựng chiến lược kinh doanh và quản lý Nhân sự nhằm định hướng cho việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp dịch vụ và cho thuê văn phòng - Công ty CP ford Thăng Long.
    1.2.2. Phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp dịch vụ và cho thuê văn phòng - Công ty CP ford Thăng Long, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng này.
    1.2.3. Đề xuất Chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp dịch vụ và cho thuê văn phòng - Công ty CP ford Thăng Long.
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về quản lý nhân sự tại Xí nghiệp Dịch vụ và cho thuê văn phòng – Công ty Cổ phần ford Thăng Long.
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về quản lý nhân sự tại Xí nghiệp Dịch vụ và cho thuê văn phòng – Công ty Cổ phần ford Thăng Long trong giai đoạn từ năm 2002 trở lại đây. Phân tích các kết quả đạt được, các hạn chế và đề xuất chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Xí nghiệp Dịch vụ và cho thuê văn phòng – Công ty Cổ phần ford Thăng Long.
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    1.4.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính.
    1.4.1.1. Luận văn được hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo đã được công bố của Xí nghiệp và Hồ sơ quản lý nhân sự tại Phòng Nhân sự Công ty, phòng Kế toán Công ty và các Phòng/Ban/Bộ phận trong Xí nghiệp; Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo; các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu về định hướng, chính sách của Nhà nước, tìm hiểu về lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, kinh doanh bất động sản, các nghiên cứu chuyên sâu về chiến lược quản trị nguồn nhân lực. Tìm hiểu thông tin về các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh Tòa nhà văn phòng khác để hiểu về điểm mạnh, điểm yếu cũng như định hướng của họ từ đó có thể đưa ra được các giải pháp phù hợp hơn với Xí nghiệp dịch vụ và cho thuê văn phòng.
    1.4.1.2. Đồng thời phương pháp thảo luận nhóm cũng được sử dụng để tập hợp các thông tin sơ cấp và kiểm định các kết quả nghiên cứu, các nhận định và đánh giá của tác giả. Đối tượng được mời tham gia thảo luận nhóm là các cán bộ quản lý của Xí nghiệp, Công ty Cổ phần ford Thăng Long và 20% nhân viên tại các phòng/ban của Xí nghiệp.
    1.5. Các kết quả cần đạt được
    Phân tích được thực trạng, từ đó rút ra ưu, nhược điểm về cơ cấu tổ chức, tình hình sử dụng và phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Dịch vụ và cho thuê văn phòng – Công ty Cổ phần ford Thăng Long trong những năm qua, đồng thời xây dựng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Xí nghiệp đến năm 2015, đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Công ty Cổ phần Ford Thăng Long giao, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập và xu hướng kinh tế tất yếu của Xí nghiệp - đó là trở thành một Công ty thành viên độc lập.


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG viii
    DANH MỤC HÌNH VẼ viii
    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Luận văn này có các mục tiêu sau: 2
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
    1.5. Các kết quả cần đạt được 3
    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 5
    2.1. Các khái niệm. 5
    2.1.1. Khái niệm chiến lược 5
    2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của chiến lược 6
    2.1.3. Các loại chiến lược 6
    2.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh 7
    2.2.1. Các bước xây dựng chiến lược 7
    2.2.2. Xác định nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu chiến lược 9
    2.2.3. Dự đoán chiến lược (phân tích môi trường kinh doanh) bên ngoài và bên trong 9
    2.2.4. Xây dựng các chiến lược khả thi và lựa chọn chiến lược. 13
    2.2.4.1. Nhiệm vụ: 13
    2.2.4.2. Mục tiêu: 14
    2.2.4.3. Liệt kê các tiền đề: 14
    2.2.4.4. Chiến lược thích nghi: 15
    2.2.4.5. Các giai đoạn hình thành: 17
    2.3. Chiến lược phát triển nhân lực 19
    2.3.1. Vai trò, yếu tố con người trong kinh doanh và phát triển Doanh nghiệp. 19
    2.3.2. Khái niệm về nhân lực 21
    2.3.3. Tiến trình hoạch định nguồn nhân lực 22
    2.3.4. Xác định cơ cấu tổ chức. 23
    2.3.5. Xác định nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp 23
    2.3.6. Vai trò đào tạo nhân lực và ảnh hưởng của hoạt động đào tạo với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 24
    2.3.7. Xây dựng chiến lược phát triển nhân lực của doanh nghiệp 25
    CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 30
    3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính 30
    3.1.1. Thực hiện tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp 30
    3.1.2. Thực hiện thảo luận nhóm 30
    3.2 Thu thập thông tin. 30
    3.2.1. Về nguồn dữ liệu thứ cấp 30
    3.2.2. Về nguồn dữ liệu sơ cấp 31
    3.3. Lịch trình nghiên cứu 33
    3.4. Phân tích kết quả 33
    3.5. Tính xác thực và độ tin cậy của dữ liệu 34
    CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ VÀ CHO THUÊ VĂN PHÒNG – CÔNG TY CỔ PHẦN FORD THĂNG LONG. 36
    4.1. Giới thiệu tổng quan về Xí nghiệp dịch vụ và cho thuê văn phòng – Công ty Cổ phần ford Thăng Long. 36
    4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp. 36
    4.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp. 37
    4.1.3. Phân tích kết quả nghiên cứu về sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. 37
    4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp dịch vụ và cho thuê văn phòng. 38
    4.2.1. Tổng quan về công tác quản lý nguồn nhân lực của Xí nghiệp. 38
    4.2.1.1. Bộ máy 38
    4.2.1.2. Hiệu quả quản lý và chuyên môn hoá 39
    4.2.1.3. Xử lý thông tin 39
    4.2.1.4. Nhân sự 39
    4.2.1.5. Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực của Xí nghiệp. 40
    4.2.2. Khái quát chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc các phòng của Xí nghiệp: 41
    4.2.2.1. Giám đốc 41
    4.2.2.2. Phòng Quản lý chung & Chăm sóc khách hàng. 42
    4.2.2.3. Phòng Marketing và kinh doanh 43
    4.2.2.4. Phòng Kỹ thuật. 43
    4.2.2.5. Phòng An Ninh. 44
    4.2.3. Quy trình thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực. 44
    4.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực. 44
    4.2.4.1. Hoạch định nguồn nhân lực cho sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. 44
    4.2.4.2. Khả năng thực hiện công tác tuyển dụng hợp lý. 45
    4.2.4.3. Khả năng phân công lao động. 45
    4.2.4.4. Tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho các loại người lao động của doanh nghiệp. 46
    4.2.4.5. Công tác đánh giá nhân sự. 46
    4.2.4.6. Chế độ lương. 47
    4.2.4.7. Chế độ thưởng. 48
    4.2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn nhân lực 48
    4.2.5.1. Những ưu điểm đã đạt được. 48
    4.2.5.2. Những hạn chế cần khắc phục. 49
    4.2.5.3. Nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại 51
    4.2.5.4. Tóm lại: 51
    CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ VÀ CHO THUÊ VĂN PHÒNG – CÔNG TY CỔ PHẦN FORD THĂNG LONG. 52
    5.1. Định hướng phát triển Xí nghiệp dịch vụ và cho thuê văn phòng – Công ty Cổ phần ford Thăng Long. 52
    5.1.1. Định hướng chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh đến năm 2015 của Xí nghiệp dịch vụ và cho thuê văn phòng. 52
    5.1.2. Định hướng xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Xí nghiệp đến năm 2015. 54
    5.2. Mục tiêu cần đạt được trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Xí nghiệp đến năm 2015. 55
    5.3. Một số giải pháp thực hiện 57
    5.3.1. Về cơ chế quản lý 57
    5.3.2. Xác định nhu cầu lao động 58
    5.3.3. Tuyển dụng lao động 58
    5.3.4. Sử dụng lao động 60
    5.3.5. Tổ chức, bố trí tốt nơi làm việc tạo môi trường chuyên nghiệp 60
    5.3.6. Gắn kết giữa đào tạo và sản xuất kinh doanh 60
    5.3.6.1. Tổ chức đào tạo bổ sung cho những người mới được tuyển vào Xí nghiệp 60
    5.3.6.2. Tổ chức đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho các loại người lao động của Xí nghiệp. 61
    5.3.7. Đánh giá nhân sự 62
    5.3.8. Xây dựng chính sách về tiền lương 63
    5.3.9. Chính sách thưởng. 64
    5.3.10. Giữ chân người tài 65
    5.3.11. Tóm lại 66
    CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN 67
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
    PHỤ LỤC A. 71
    PHỤ LỤC B 72
    PHỤ LỤC C 73
    PHỤ LỤC D1 74
    PHỤ LỤC D2 75
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...