Luận Văn Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đọan 2006-2015

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Mở đầu
    Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản trị chiến lược
    1.1 Khái niệm và vai trò và phân loại chiến lược kinh doanh 1
    1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh . .1
    1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh . .2
    1.2 Quá trình quản trị chiến lược .2
    Tóm tắt chương 1 . 9
    Chương 2 : Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Aù Châu
    2.1. Giới thiệu tổng quát về ACB . 10
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ACB 10
    2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB trong giai đoạn 2000-200513
    2.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của ACB .14
    2.2.1 Phân tích môi trường hoạt động của ACB 14
    2.2.1.1 Cơ hội . .14
    2.2.1.2 Thách thức .17
    2.2.1.3 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường .19
    2.2.1.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh . .20
    2.2.2 Phân tích nội bộ .22
    2.2.2.1 Điểm mạnh 22
    2.2.2.2 Điểm yếu . 24
    2.2.2.3 Ma trận đánh giá nội bộ 28
    Kết luận chương 2 . 29
    2
    Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển ACB giai đoạn 2006-2015 30
    3.1 Mục tiêu phát triển của ACB giai đoạn 2006-2015 .30
    3.1.1 Mục tiêu tổng quát 30
    3.1.2 Mục tiêu phát triển cụ thể của ACB giai đoạn 2006-2015 .30
    3.2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2006-2015
    3.2.1 Chiến lược thâm nhập thị trường 32
    3.2.2 Chiến lược phát triển thị trường 33
    3.2.3 Chiến lược về phát triển SPDV mới . 33
    3.2.4 Chiến lược khác biệt hoá SPDV .33
    3.2.5 Chiến lược mở rộng kênh phân phối 34
    3.2.6 Chiến lược phát triển năng lực tài chính .34
    3.2.7 Chiến lược hoàn thiện công nghệ .34
    3.2.8 Chiến lược tăng cường hoạt động marketing 34
    3.2.9 Chiến lược nâng cao năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực34
    3.3 Các giải pháp thực hiện chiến lược 39
    3.3.1 Giải pháp về phát triển vốn . .39
    3.3.1.1 Tăng vốn từ nội bộ 39
    3.3.1.2 Tăng vốn từ bên ngoài . .40
    3.3.2 Giải pháp mở rộng mạng lưới hoạt động 42
    3.3.2.1 Mở rộng mạng lưới hoạt động .43
    3.3.2.2 Tăng cường mở các điểm giao dịch tại các siêu thị 44
    3.3.2.3 Mở thêm các Quầy dịch vụ ngân hàng .44
    3.3.2.4 Thiết lập hệ thống ATM . 44
    3.3.2.5 Mua lại các ngân hàng khác .45
    3
    3.3.3 Tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ 45
    3.3.4 Đẩy mạnh sự khác biệt hoá và đa dạng hoá SPDV 46
    3.3.4.1 Thực hiện dịch vụ quản lý thu chi tiền mặt .47
    3.3.4.2 Triển khai sản phẩm dịch vụ ủy thác 48
    3.3.5 Hoàn thiện chính sách marketing . 48
    3.3.5.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh . .48
    3.3.5.2 Khuyếch trương và phát triển thương hiệu ACB .49
    3.3.6 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro .51
    3.3.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ACB 52
    3.4 Kiến nghị 53
    3.4.1 Đối với Nhà nước 53
    3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .54
    Kết luận chương 3 . 55
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    4
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998 và gần đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ 2001-2002 đã làm rung chuyển toàn cầu và một lần nữa khẳng định vai trò đặc biệt của ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu hoá. Đóng cửa ngân hàng hoặc hệ thống ngân hàng suy yếu, giờ đây không chỉ làm rối loạn nền kinh tế trong nước, mà còn nhanh chóng lan tỏa như căn bệnh truyền nhiễm.
    Mặc dù, nền kinh tế Việt Nam chưa thật sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực, nhưng di chứng của khủng hoảng tài chính Đông Aù đã để lại cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, đến nay vẫn tiếp tục phải giải quyết. Xu hướng hội nhập là một quá trình khách quan, thời gian hội nhập là rất gần. Để hội nhập thành công đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
    Hiện nay hệ thống MHTM Việt Nam gồm 6 ngân hàng quốc doanh, 25 ngân hàng cổ phần đô thị, 12 ngân hàng cổ phần nông thôn, 5 ngân hàng liên doanh, và 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chắc chắn rằng, với lộ trình nới lỏng và tự do hoá ngân hàng cho các ngân hàng nước ngoài thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày càng khốc liệt. Như vậy, một thực tế đặt ra cho các NHTM Việt Nam hiện nay là phải tận dụng cho được các cơ hội của quá trình hội nhập, nhanh chóng chuẩn bị và tạo lập hành trang để đối phó với những thách thức của quá trình đó.
    Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, vậy ACB phải xây dựng chiến lược kinh doanh như thế nào trong 10 năm tới, một giai đoạn cực kỳ khó khăn của
    5
    các ngân hàng Việt Nam khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Là một cán bộ quản lý của ACB, tôi rất tâm đắc với vấn đề trên nên đã chọn đề tài:
    Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2006-2015”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về quản trị chiến lược, làm cơ sở để xây dựng chiến lược cho ACB.
    - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động, môi trường kinh doanh của ACB, từ đó phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược phù hợp cho sự phát triển của ACB trong 10 năm tới.
    - Xây dựng các giải pháp thực hiện các chiến lược đã lựa chọn.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận của quản trị chiến lược.
    - Nghiên cứu thực trạng hoạt động của ACB. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược phát triển cho ACB trong 10 năm tới.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Chủ yếu dựa vào kiến thức của các môn học kinh tế như: quản trị chiến lược, lý thuyết tài chính tiền tệ, quản trị marketing, quản trị nhân sự, quản trị tài chính và vận dụng những hiểu biết thực tế.
    Việc phân tích các số liệu theo phương pháp duy vật lịch sử và thống kê mô tả dựa vào các số liệu thống kê, các số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và của các Ngân hàng thương mại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...