Thạc Sĩ Xây dựng chiến lược phát triển của Ngân hàng Quốc Tế Việt nam đến năm 2015

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu


    Thị trường tài chính Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển cả về qui mô,
    hình thức, chất lượng và cấu trúc tham gia thị trường. Theo lộ trình gia nhập WTO và
    Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Việt nam cam kết thực hiện đối xử công bằng giữa
    các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài về các dịch vụ ngân hàng theo
    hướng loại bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước. Tuy
    nhiên, so với các ngân hàng nước ngoài, hệ thống NHTM Việt Nam còn yếu kém về
    nhiều mặt như nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, công nghệ kỹ thuật, chất
    lượng và loại hình dịch vụ, cũng như khả năng chống đối rủi ro. Điều này đòi hỏi mỗi
    NHTM phải có giải pháp thích hợp để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, làm
    chủ được thị trường tài chính trong nước và vươn ra thị trường tài chính quốc tế.
    Trong đó, việc hình thành những ngân hàng lớn, hoạt động đa năng, có khả năng thích
    ứng trước những thay đổi nhanh chóng trong thế giới hiện đại đã và đang trở thành
    một nhu cầu nhất thiết và là một xu thế tất yếu.
    Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nước cũng như giữa ngành
    ngân hàng với các tổ chức tài chính trong nước đang diễn ra gay gắt. Trên thị trường
    tài chính ngân hàng ngày càng xuất hiện nhiều quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, các
    ngân hàng đô thị mới được cấp phép thành lập và thị trường chứng khoán Việt Nam
    đang diễn ra rất sôi động. Tất cả tạo nên nhiều kênh đầu tư tài chính hơn cho doanh
    nghiệp và dân cư chọn lựa. Các định chế tài chính này cạnh tranh trực tiếp với ngân
    hàng về huy động vốn và đầu tư và sự cạnh tranh trong chính ngành ngân hàng diễn ra
    cũng rất khốc liệt.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, để tồn tại và phát triển bền vững, các
    NHTM Việt Nam phải xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp với đặc điểm cụ
    thể của chính ngân hàng mình trong từng giai đoạn phát triển.
    Với những lý do đã nêu và là một cán bộ đang công tác tại Ngân hàng Quốc tế
    Việt Nam (VIB Bank), tôi xin chọn đề tài : “ Xây dựng chiến lược phát triển của
    Ngân hàng Quốc Tế Việt nam đến năm 2015
    ” với mong muốn góp phần vào sự phát
    triển bền vững của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB Bank) trên thị trường nội địa
    và trong xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu và khu vực.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng chiến lược phát triển của Ngân
    hàng Quốc Tế Việt Nam đến năm 2015 và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược
    phát triển này nhằm góp phần đưa Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam trở thành một trong
    những ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu thị trường trong thời gian tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của chiến lược phát triển của một tổ chức.
    - Đánh giá các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng
    Quốc Tế VIB Bank. Qua đó, xây dựng chiến lược phát triển của Ngân hàng Quốc Tế
    đến năm 2015.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong việc phân tích hoạt động một
    tổ chức (Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam) trong mối tương quan với môi trường bên
    ngoài và môi trường bên trong nhằm xây dựng chiến lược phát triển của một tổ chức.
    Vì vậy, phạm vi ứng dụng của luận văn tại một tổ chức cụ thể, điển hình là một tổ
    chức hoạt động trong một ngành đặc thù – ngành ngân hàng.
    Do giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như độ dài của luận văn, tác giả
    không đi sâu vào các tính toán chi tiết hay xây dựng các quy trình thực hiện chiến lược
    cụ thể, luận văn chỉ dừng lại ở các lý luận và các phương pháp mang tính định hướng
    và ứng dụng. Đây cũng là nhược điểm của luận văn mà tác giả rất mong muốn trong
    tương lai có thể tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chi tiết và sâu hơn liên quan đến
    chiến lược phát triển của ngân hàng.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu của luận văn chủ yếu sử dụng các mô hình lý thuyết
    về xây dựng chiến lược phát triển của một tổ chức và ứng dụng cụ thể vào việc xây
    dựng chiến lược phát triển của ngân hàng TMCP Quốc Tế đến năm 2015. Ngoài ra,
    luận văn còn sử dụng cơ sở lý luận của các môn học : quản trị marketing, quản trị ngân
    hàng, quản trị nhân sự và kết hợp kiến thức thực tế của tác giả.
    Phương pháp thu thập thông tin bao gồm :
    - Thông tin thứ cấp bao gồm các số liệu về môi trường, thông tin xã hội và các
    số liệu tài chính của ngành cũng như của các ngân hàng được thu thập thông qua các
    tạp chí thống kê, tạp chí ngành và các báo cáo thường niên của các ngân hàng.
    - Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua những cuộc phỏng vấn, thảo luận và
    tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, các nhà quản trị của các ngân hàng thương
    mại.
    Việc phân tích và xử lý số liệu sử dụng các phương pháp so sánh và tổng hợp
    số liệu, phân tích thống kê mô tả,
    6. Bố cục của luận văn :
    Bố cục của luận văn bao gồm các nội dung chính sau :
    Lời mở đầu
    Chương 1. Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển của một tổ chức
    Chương 2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của Ngân
    hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB Bank)
    Chương 3. Xây dựng chiến lược phát triển của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam
    đến năm 2015
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục



    MỤC LỤC
    Lời mở đầu.

    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA MỘT TỔ CHỨC

    1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của chiến lược .1
    1.1.1. Khái niệm .1
    1.1.2. Tầm quan trọng của chiến lược 2
    1.1.3. Các yêu cầu của chiến lược 3
    1.1.4. Một số đặc điểm của chiến lược 3
    1.2. Quy trình xây dựng chiến lược 4
    1.2.1. Các giai đoạn của quá trình xây dựng chiến lược 4
    1.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược 5
    1.2.2.1. Xác định nhiệm vụ kinh doanh 5
    1.2.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài 6
    a. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 7
    b. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 8
    1.2.2.3. Phân tích môi trường bên trong . 8
    1.2.2.4. Phân tích và lựa chọn chiến lược 9
    a. Thiết lập mục tiêu của tổ chức 9
    b. Quy trình hình thành chiến lược tổng quát .9
    c. Lựa chọn chiến lược .12
    Kết luận chương 1

    Chương 2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB Bank)
    2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB Bank)
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Quốc Tế 14
    2.1.2. Tầm nhìn và sứ mạng của Ngân hàng Quốc Tế 14
    .2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Quốc Tế 16
    2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế từ năm 2001 – 2005 16
    2.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của Ngân hàng
    Quốc Tế
    2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng
    Quốc Tế 18
    2.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô 18
    a. Đánh giá cơ hội (O) 18
    b. Đánh giá nguy cơ (T) 23
    c. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 28
    2.2.1.2. Phân tích môi trường vi mô (Phân tích đối thủ cạnh tranh) . 29
    2.2.2. Phân tích môi trường nội bộ Ngân hàng Quốc Tế 30
    a. Đánh giá điểm mạnh (S) . 30
    b. Đánh giá điểm yếu (W) 38
    c. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) 44
    Kết luận chương 2.

    Chương 3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015
    3.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Quốc Tế đến năm 2015
    3.1.1. Cơ sở xây dựng mục tiêu phát triển của Ngân hàng Quốc Tế đến năm 2015 47
    3.1.2. Mục tiêu tổng quát 47
    3.1.3. Mục tiêu cụ thể 47
    3.2. Xây dựng chiến lược 48
    3.2.1. Phân tích ma trận SWOT của Ngân hàng Quốc Tế 48
    3.2.2. Sử dụng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược 50
    3.3. Các giải pháp thực hiện chiến lược 55
    3.4. Kiến nghị 64
    3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 64
    3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước . 64

    Kết luận chương 3
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Tiếng Việt

    1. ACB Ngân hàng Á Châu
    2. CNTT Công nghệ thông tin
    3. CSTT Chính sách tiền tệ
    4. EAB Ngân hàng Đông Á
    5. DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ
    6. NHNN Ngân hàng Nhà nước
    7. NHTM Ngân hàng thương mại
    8. NH TMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần
    9. NHTW Ngân hàng Trung ương
    10. PTSP KHCN Phòng phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân
    11. PTSP KHDN Phòng phát triển sản phẩm khách hàng doanh nghiệp
    12. Sacombank Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
    13. TCTD Tổ chức tín dụng
    14. TTCK Thị trường chứng khóan
    15. VIB Bank Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam
    16. VCB Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam

    Tiếng Anh

    1. ATM Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tự động)
    2. BTA: Bilateral Trade Agreement (Hiệp định thương mại song phương)
    3. EFE External Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài)
    4. IFEInternal Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong )
    5. GDP Gross of Domestic Product (Tổng sản lượng nội địa)
    6. OTC Over The Couter (Thị trường phi tập trung)
    7. QSPM Quantitative Strategic Planning Matrix (Ma trận hoạch định chiến lược có
    thể định lượng)
    8. SWOT Strengths - Weakness , Opportunity – Threats (Ma trận điểm mạnh –điểm
    yếu, cơ hội – đe dọa)
    9. WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)


    DANH MỤC BIỂU ĐỒ & BẢNG BIỂU



    I. Biểu đồ

    Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản từ năm 2001 – 2005 17
    Biểu đồ 2. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ năm 2001 – 2005 17
    Biểu đồ 3. Tốc độ tăng trưởng Tổng dư nợ từ năm 2001 – 2005 17
    Biểu đồ 4. Tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận trước thuế từ 2001 – 2005 17


    II. Bảng biểu

    Bảng số 1.1. Ma trận SWOT 10
    Bảng số 1.2. Ma trận QSPM 11


    Bảng số 2.1. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản từ năm 19
    2001 - 2005
    Bảng số 2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngòai (EFE) 28
    Bảng số 2.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 29
    Bảng số 2.4. Bảng so sánh khả năng tài chính của một số 39
    NH TMCP
    Bảng số 2.5. Bảng so sánh số dư huy động vốn và dư nợ tín 43
    dụng của một số NH TMCP thời điểm 31/12/05
    Bảng số 2.6. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của VIB 43


    Bảng số 3.1 Ma trận SWOT 48
    Bảng số 3.2 Ma trận QSPM – nhóm S/O 50
    Bảng số 3.3 Ma trận QSPM – nhóm S/T 51
     
Đang tải...