Thạc Sĩ Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang



    CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ :
    Nước mắm là một trong những loại gia vị tuy không được sử dụng nhiều
    và ồ ạt, nhưng không thể thiếu được trong phần lớn các bữa ăn gia đình người
    Việt Nam , nước mắm có một số tác dụng sau :
    _ Giúp bữa ăn thêm ngon miệng , mỗi món ăn có một loại nước mắm
    riêng tạo ra đặc trưng riêng mà cũng là trung hòa các thành phần dinh dưỡng
    trong các món ăn đó.
    _ Dùng để ướp một số thực phẩm khác như thịt, cá, thức ăn làm tăng
    hương vị và giá trị dinh dưỡng của thức ăn .
    _ Dùng nước mắm tốt, đảm bảo chất lượng có thể giúp bảo vệ sức khỏe
    của người tiêu dùng vì trên thị trường hiện nay nước mắm rất đa dạng , phong
    phú về chủng loại và nhìn chung việc quản lý chất lượng chưa được các cấp có
    thẩm quyền quan tâm đúng mức , thả nổi về quản lý chất lượng.
    _ Nước mắm còn là một món ăn giàu đạm nhưng dễ tiêu.
    Hiện nay nước mắm chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng sản lượng của
    ngành Thủy sản và chủ yếu là phục vụ tiêu dùng trong nước, sản lượng và
    doanh thu xuất khẩu không đáng kể, tuy nhiên việc sản xuất nước mắm cũng
    giúp tạo công ăn việc làm cho ngành thủy sản trong các lĩnh vực đánh bắt, chế
    biến , lưu thông phân phối và đóng góp một phần GDP nhất định cho ngành
    thuỷ sản.
    Việt Nam là một trong số rất ít nước trên thế giới có ngành sản xuất nước
    mắm vàNha Trang là một trong 3 khu vực sản xuất nước mắm nổi tiếng trên
    toàn quốc ( Phú Quốc, Phan Thiết và Nha Trang ), trong đó nước mắm Nha
    Trang được người tiêu dùng biết đến và được sử dụng khá rộng rãi trên mọi
    miền đấtnước .
    Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang mới được chuyển từ DNNN
    sang (Trước đây là Xí nghiệp Thủy sản Nha Trang , trực thuộc Công ty Xuất
    Nhập Khẩu Thủy sản Miền Trung ) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh
    doanhnước mắm từ năm 1977, hiện nay sản phẩm của Công ty Cổ phần Thủy
    sản 584 Nha Trang được tiêu thụ khắp mọi miền của đất nước, được người tiêu
    dùng tín nhiệm . Trên địa bàn thành phố Nha Trang hiện nay công ty là đơn vị
    dẫn đầu về thương hiệu , đóng góp ngân sách cho nhà nước và giải quyết đời
    sống cho người lao động tốt nhất của ngành sản xuất nước mắm tại địa phương.
    Việc chuyển sang hoạt động Công ty Cổ phần từ ngày 01/3/2006 càng
    giúp cho Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang hoạt động thuận lợi hơn
    trong việc hoạch định chiến lược phát triển của công ty , tuy nhiên cùng với quá
    trình hội nhập kinh tế quốc tế , việc nhà nước chủ trương phát triển mạnh mẽ
    các thành phần kinh tế trong nước làm cho áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt ,
    ngoài một số công ty, cơ sở sản xuất trước đây khá nổi tiếng và có thị phần
    trong nước đã tham gia lưu thông trên thị trường như Công ty Cổ Phần Chế Biến
    Thuỷ Hải Sản Liên Thành , Công ty TNHH SX- KD nước mắm Hưng Thịnh,
    HTX Sản Xuất Chế Biến Thực Phẩm Thuận Phát, Công Ty TNHH Trung
    Thành, Công ty cổ phần chế biến dịch vụ Thủy sản Cát Hải thì hiện nay một
    số các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã quan tâm đến lĩnh vực lưu
    thông phân phối nước chấm nói chung và nước mắm nói riêng như : nước mắm
    Chin-Su của Công ty Liên Doanh Công Nghiệp MASAN , hay nước mắm
    KNORRcủa tập đoàn UNILEVER theo hướng bao tiêu toàn bộ sản phẩm của
    các cơ sở tại Phú Quốc .
    Mặc dù Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang đã có một số thành
    công nhất định trên thị trường sản xuất và tiêu thụ nước mắm nhưng việc củng
    cố và phát triển toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh , phát huy được các
    thế mạnh , tiềm năng của công ty đồng thời khắc phục, hạn chế tối đa những
    yếu điểm , khó khăn của công ty nhằm đứng vững và phát triển hơn nữa trên thị
    trường là vấn đề sống còn của công ty trong thời gian đến . Chính vì những lý do
    trên nên tôi đã chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty cổ
    phần Thủy sản 584 Nha Trang đến năm 2010“
    1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .
    Các nghiên cứu trước đây : Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang
    chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần từ ngày 01/3/2006 ,
    trước đây là một xí nghiệp trực thuộc Công Ty XNK Thủy Sản Miền Trung là
    một doanh nghiệp nhà nước , xí nghiệp chưa có một chiến lược kinh doanh hoàn
    chỉnh, đúng bài bản mà chỉ mới đề cập tới kế hoạch sản xuất kinh doanh cho
    từng năm và các giải pháp mang tính cấp thiết phục vụ ngắn hạn chứ chưa mang
    tính chiến lược trung và dài hạn. Do vậy, với một nghiên cứu nghiêm túc dựa
    trên các cơ sở lý thuyết về quản trị chiến lược sẽ giúp công ty có một định
    hướng và chiến lược phù hợp với tiến trình phát triển của Công ty Cổ phần Thủy
    sản 584 Nha Trang sau này .
    1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .
    _ Mục tiêu chung : Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần
    Thủy sản 584 Nha Trang trước mắt cho đến năm 2010.
    _ Mục tiêu cụ thể :
    a_ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công
    ty dựa theo các lý thuyết về quản trị chiến lược từ đó xác định , nhận biết các
    điểm mạnh, điểm yếu, xác định năng lực cốt lõi và khả năng cạnh tranh của
    công ty trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nước nắm .
    b_ Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài để xác định cơ hội và nguy
    cơ đối với công ty .
    c_ Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của
    Công ty Cổ Phần Thủy sản 584 Nha Trang đến năm 2010 .
    d_ Đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm triển khai chiến lược kinh
    doanh nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh của công ty trong ngành sản xuất nước
    mắm và phát triển bền vững của Công ty .
    1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ( Reasearch questions)
    a_Công ty đang ở vị trí nào trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh
    trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nước mắm ?
    b_ Công ty có lợi thế cạnh tranh trong ngành sản xuất và kinh doanh nước
    mắm hay không ?
    c_ Những yếu tố rào cản nào trong phân tích lợi thế cạnh tranh ?
    d_ Cần làm gì để phát huy lợi thế cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy
    sản 584 Nha Trang ?
    1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (Scope of study)
    Nước mắm là một sản phẩm truyền thống của người Việt Nam , có rất
    nhiều nhà sản xuất lớn nhỏ trên khắp cả nước tham gia hoạt động sản xuất và
    phân phối trên toàn quốc , mỗi khu vực có một đ ặc điểm sản phẩm riêng, có
    phân khúc thị trường khá riêng biệt , phục vụ cho một một số đối tượng khác
    nhau.
    Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang là một trong những doanh
    nghiệp vừa tham gia sản xuất vừa tham gia lưu thông phân phối nước mắm và
    mắm chai có thương hiệu “ Nước mắm 584 Nha Trang “ trên thị trường cả nước,
    do hạn chế về thời gian nghiên cứu tác giả chỉ chọn nghiên cứu lĩnh vực hoạt
    động sản xuất và kinh doanh mặt hàng nước mắm của Công ty Cổ phần Thủy
    sản 584 Nha Trang và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước mắm có
    thương hiệu Nha Trang hoặc sản phẩm tương tự như nước mắm Nha Trang để
    quan sát, đánh giá và từ đó đề xuất xây dựng chiến lược phát triển của Công ty
    Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang đến năm 2010.
    1.6 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN :
    _ Đối tượng nghiên cứu : Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang , môi
    trường ngành chế biến nướ c mắm và những tác động của môi trường vĩ mô đối
    với hoạt động của ngành .
    a_ Cơ sở lý thuyết : Dựa trên lý thuyết về quản trị chiến lược : Phân tích
    môi trường PEST, mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter , chuỗi giá trị
    ( Value Chain ), ma trận EFE, IFE , ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT
    để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty . Tác giả nghiên cứu cơ
    sở lý thuyết về xây dựng chiến lược cụ thể sau :
    _ Phân tích môi trường vĩ mô : sử dụng phân tích PEST .
    _ Phân tích môi trường tác nghiệp : Sử dụng mô hình 5 tác lực của
    Michael Porter .
    _ Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của công ty so với các đối thủ cạnh
    tranh : Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh.
    _ Phân tích môi trường nội bộ công ty : Phân tích các yếu tố cơ sở vật
    chất , các yếu tố Marketing, các yếu tố nghiên cứu và phát triển, các yếu tố về
    tài chính và phân tích các yếu tố về nguồn nh ân lực trong công ty .
    _ Đánh giá các yếu tố bên ngoài : Sử dụng ma trận EFE.
    _ Đánh giá các yếu tố nội bộ : Sử dụng ma trận IFE .
    _ Hình thành các phương án chiến lược : Sử dụng ma trận SWOT .
    b_ Nguồn dữ liệu dự kiến :
    _ Nguồn dữ liệu thứ cấp : Sử dụng sốli ệu thống kê của BộThủy Sản
    (FICen), số liệu tình hình sản xuất kinh doanh từ năm 1996 -2006của Công ty
    Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang , sử dụng nguồn dữ liệu của Báo Sài Gòn
    Tiếp Thị trong điều tra Hàng Việt Nam Chất Lượng cao năm 2006 , truy cập từ
    Internet và một số cơ sở sản xuất kinh doanh khác.
    _ Nguồn dữ liệu sơ cấp :
    Thu thập qua các bảng câu hỏi thăm dò ý kiến gửicác chuyên gia là
    giám đốc, phó giám đốc phụ trách công tác sản xuất -kinh doanh, các trưởng
    phó phòng trong công ty, một số các đại lý tiêu thụ sản phẩm lớn của công ty,
    một số nhà cung cấp cùng ngành
    1.7 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
    _ Chứng minh các lý thuyết về quản trị chiến lược có giá trị trong thực
    tiễn áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thủy sản 584 Nha Trang .
    _ Tìm ra được cơ sở và căn cứ khoa học nhằm cung cấp thông tin cơ bản
    về thực trạng cũng như nguyên nhân và các vấn đề tồn tại về lợi thế cạnh tranh
    trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
    _ Kết quả của nghiên cứu là tài liệu cơ bản để công ty có thể có một
    chiến lược kinh doanh thích hợp và là cơ sở chocác nghiêu cứu tiếp theo về sau,
    đặc biệt là qua đó cho phép công ty có cơ sở để áp dụng phương pháp quản trị
    toàn diện doanh nghiệp sau này


    CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC .
    2 .1 CÁC QUAN NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC .
    2.1.1 KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN LÝ CHIẾN L ƯỢC .
    2.1.1.1 Định nghĩa về chiến lược :
    Thuật ngữ “chiến lược” có thể nói xuất phát từ lĩnh vực quân sự , những
    yếu tố chiến lược cơ bản đầu tiên gồm có mục tiêu, nhiệm vụ, những điểm
    mạnh, điểm yếu . Trong kinh doanh “chiến lược “ được sử dụng khi các tổ chức
    phải cạnh tranh nhau .
    Chiến lược kinh doanh và chiến lược quân sự có điểm giống nhau là cùng
    hướng tới sự thành công , nhìn chung chiến lược được hiểu là những kế hoạch
    được thiết lập hoặc những hành động được thực hiện nhằm đạt tới các mục tiêu
    của tổ chức .
    Theo Alfred Chandler( Trường Havard) : “ Chiến lược là tiến trình xác
    định các mục tiêu cơ bản dài hạn của công ty, lựa chọn cách thức hoặc phương
    hướng hànhđộng và phân bố các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu
    đó “.
    Theo William J.Gluek :” Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống
    nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục
    tiêu cơ bản của công ty sẽ được thực hiện “.
    Theo Michael E. Porter :” Thứ nhất, chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có
    giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt. Thứ hai, chiến lược là sự
    chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh. Thứ ba, chiến lược là việc tạo ra sự phù
    hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty “.
    Như vậy có thể hiểu chiến lược là một chương trình hành động tổng quát,
    xác định các mục tiêu dài hạn, cơ bản của doanh nghiệp, lựa chọn đường lối
    hoạt động và các chính sách điều hành việc thu nhập, sử dụng và bố trí các
    nguồn lực để tạo hợp lực đạt các mục tiêu cụ thể, làm tăng sức mạnh một cách
    hiệu quả nhất và giành được lợi thế bền vững , tạo giá trị gia tăng cao.
    Từ định nghĩa trên, để xây dựng một chiến lược của doanh nghiệp đòi
    hỏi:
    Một là, xác định chính xác các mục tiêu dài hạn dựa vào dự báo xu
    hướng phát triển kinh doanh và môi trường một các khoa học. Mục tiêu đề ra
    trong chiến lược phải hiện thực, cụ thể , có khả năng đạt tới được, đo lường được
    và tính phù hợp giữa các mục tiêu.
    Hai là, phải phân tích có chọn lựa tối ưu các đường lối hoạ t động, xây
    dựng chính xác hệ thống các chính sách và tìm kiếm những phương pháp kích
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...