Luận Văn Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến 2015

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. lý do chọn đề tài
    Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày nay, môi trường
    kinh doanh rộng lớn, môi trường cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn, với
    nhiều cơ hội để phát triển doanh nghiệp.
    Những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm
    2009 là không nhỏ. Mức độ ấy có thể gây thiệt hại lớn hơn so với chúng ta
    nghĩ nếu các nhà quản lý, hoạch định không đi sâu phân tích những tác động,
    hậu quả để tìm ra giải pháp [15].
    Tại Diễn đàn doanh nghiệp lớn và triển vọng kinh tế Việt Nam 2009,
    nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhận định: “Tôi thấy trong kinh tế vĩ mô,
    chúng ta chưa đi sâu phân tích các vấn đề, chưa nhận thức đủ mức tác động
    tới nền kinh tế trong nước, do đó sẽ khó ứng phó với những biến động khi xảy
    ra. Đối với doanh nghiệp thì lại càng khó khăn hơn vì họ khó dự báo được
    tình hình ở tầm vĩ mô” [9] và trong giai đoạn hiện nay là giai đoạn nền kinh tế
    đang có dấu hiệu phục hồi, Trong 6 tháng đầu năm vừa qua Việc thoát đáy
    (trong quý I) đã được khẳng định và nền kinh tế đang có những tín hiệu phục
    hồi tích cực được thể hiện trên nhiều mặt. Một số chỉ tiêu chủ yếu của nền
    kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá và nhanh, duy trì tháng sau cao so
    với tháng trước, quý sau cao hơn so với quý trước.
    Cụ thể: nếu quý I, GDP chỉ tăng 3,14 % thì quý II tăng 4,46%, quý III
    tăng 5,76% [9].
    Điều này vừa tạo cơ hội phát triển kinh doanh đồng thời cũng chứa
    đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa đến sự phát triển của doanh nghiệp.
    Với điều kiện thị trường có nhiều biến động như hiện nay không kể đến
    những yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của
    doanh nghiệp là lựa chọn hướng đi đúng, xác định, xây dựng một chiến lựơc
    phát triển doanh nghiệp một cách hợp lý và kịp thời.




    - 2 -
    Từ khi thành lập (2007) đến nay dưới sự quản lý, điều hành của ban
    giám đốc của công ty, Công ty TNHH thiết kế Thăng Hoa được biết đến qua
    các sản phẩm tranh thư pháp chữ việt và thiết kế, với sự thay đổi và phát triển
    nền kinh tế đến nay cũng có nhiều đơn vị tham gia vào lĩnh vực này, do đó
    đòi hỏi công ty phải nổ lực hơn nữa để đứng vững trên thị trường.
    Với môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và cạnh tranh gay gắt,
    đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, với nhận
    thực về tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược phát triển công ty
    và mong muốn góp phần vào sự phát triển công ty tôi chọn đề tài “Xây dựng
    chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến năm 2015”
    nhằm đưa kiến thức lý luận vào thực tiễn kinh doanh, để làm bài báo cáo.
    2. Mục đích đề tài
    Nhiệm vụ của đề tài là thực hiện một số mục đích cụ thể như sau.
    ¾ Tìm hiểu về lịch sử phát triển tranh thư pháp của một số nước có
    nền thư pháp lâu đời.
    ¾ Đánh giá rõ thực trạng của công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa.
    ¾ Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa
    trong lĩnh vực tranh thư pháp.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu: công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa
    Phạm vi nghiên cứu: địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và Miền đông
    Nam bộ, tập trung phân tích thực trạng giai đoạn 2007 đến 2008. Đề xuất giải
    pháp và kiến nghị tập trung giai đoạn 2010-2015.
    4. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
    Tình hình nghiên cứu trong nước: Trong nước hiện có Viện Nghiên
    Cứu Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững, và các bộ ngành cũng thực hiện




    - 3 -
    các công trình nghiên cứu chiến lược phát triển, các đề tài, dự án chiến lược
    phát triển.
    Tổng cục du lịch Việt Nam: “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch
    giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030” được tập trung vào các vấn đề:
    Xây dựng sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá, đầu tư cơ sở vật chất kỹ
    thuật, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hợp
    tác và hội nhập quốc tế, phát triển tổ chức lãnh thổ về du lịch [10].
    Từ nay đến cuối năm 2009, Tổng cục Du lịch đưa ra 7 nội dung và là
    mục tiêu hướng đến cần giải quyết. Trong đó, chủ động sử dụng kinh phí đã
    được phân bổ, tăng cường xúc tiến tại thị trường lớn Trung Quốc, lập đề án
    thành lập kênh truyền hình cáp chuyên về Du lịch, thi sáng tác biểu tượng và
    khẩu hiệu cho ngành Du lịch giai đoạn 2011 - 2015, tăng cường bầu chọn cho
    vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới [10].
    “Dự án xây dựng chiến lược phát triển tài ngành tài nguyên và môi
    trường”
    Mục tiêu: nghiên cứu sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các quan điểm,
    mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, các kịch bản phát triển cũng như các giải
    pháp đột phá của ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011 - 2020 và
    xây dựng Chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn
    2011 - 2020 (trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), đồng thời góp phần xây
    dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020 [10].
    Nhiệm vụ: (1)Phân tích, đánh giá tổng quan việc thực hiện các chiến
    lược 10 năm (2001-2010), kế hoạch 5 năm (2006-2010) trong lĩnh vực tài
    nguyên và môi trường; (2)Nghiên cứu, xây dựng các kịch bản phát triển của
    ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011-2020; (3)Nghiên cứu kinh
    nghiệm phát triển ngành tài nguyên và môi trường của một số nước trên thế
    giới; (4)Nhận dạng cơ hội, thách thức và đề xuất các quan điểm, mục tiêu,
    nhiệm vụ và các giải pháp phát triển ngành tài nguyên và môi trường giai
    đoạn 2011-2020 và (5)Tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển ngành tài




    - 4 -
    nguyên và môi trường 2011-2020 và Kế hoạch phát triển ngành giai đoạn
    2011- 2011 [10].
    Quyết định Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hoá đến năm
    2020 của thủ tướng chính phủ ký ngày (6/5/2009) [13] gồm có:
    Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch văn hoá 5 năm và hàng
    năm phù hợp với Chiến lược phát triển văn hoá và kế hoạch phát triển kinh tế
    - xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định
    kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược
    này vào năm 2015 và tổng kết vào đầu năm 2021 [13].
    Tổ chức các hình thức thích hợp để học sinh, sinh viên nâng cao kiến
    thức về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, di sản văn hoá dân tộc, tham quan bảo
    tàng, di tích lịch sử - văn hoá.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các ngành và các địa phương đưa kế
    hoạch phát triển văn hoá vào kế hoạch định kỳ của ngành, địa phương; chủ trì,
    phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch huy động các
    nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển văn hoá.
    Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và cơ chế quản lý tài chính
    trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính
    đầu tư cho văn hoá; xây dựng các chính sách khuyến khích các thành phần
    kinh tế - xã hội đầu tư cho văn hoá [13].
    Xây dựng các chế độ, chính sách đối với cán bộ ngành văn hoá, trí
    thức, văn nghệ sĩ, đối với các tập thể, cá nhân tham gia xã hội hoá các hoạt
    động văn hoá.
    Cũng trong phê duyệt của thủ tướng chính phủ “Chiến lược phát triển
    khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010” ký ngày (31/12/2003) chiến
    lược được phân công cho các ban ngành và bộ thực hiện bao gồm [13]:




    - 5 -
    Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch khoa học và công nghệ 5
    năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
    và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội.
    Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế gắn kết giữa khoa học và công
    nghệ với giáo dục và đào tạo, cơ chế phối hợp giữa các trường đại học với các
    viện nghiên cứu trong công tác giảng dạy chuyên môn và nghiên cứu khoa
    học.
    Huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển khoa
    học và công nghệ, đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
    trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực khoa học và công
    nghệ ưu tiên, trọng điểm.
    Xây dựng các chính sách, chế độ đối với cán bộ khoa học và công
    nghệ; xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức khoa học
    và công nghệ.
    Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và chế độ quản lý tài chính
    trong lĩnh vực khoa học và công nghệ để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
    chính đầu tư cho khoa học và công nghệ [13].
    Tình hình nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh: Tại Thành Phố Hồ Chí
    Minh có rất nhiều trường cao đẳng, đại học và các trường đó có khá nhiều đề
    tài nghiên cứu liên quan đến xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh,
    bên cạnh những luận văn thạc sĩ còn có các đề tài tốt nghiệp liên quan đến vấn
    đề xây dựng và phát triển, như đề tài “xây dựng chiến lược kinh doanh cho
    chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
    2007-2015”[19]
    Hay đề tài “Chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp thương mại mặt đất
    Tân Sơn Nhất đến năm 2015”[5] đề tài đưa ra Cơ sở lý luận về chiến lược
    kinh doanh của doanh nghiệp, Phân tích môi trường kinh doanh của Xí nghiệp




    - 6 -
    thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất, Chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp
    thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất đến năm 2015, cho đến thời điểm hiện tại ở
    Thành Phố Hồ Chí Minh chưa có một đề tài nào để xây dựng chiến lược phát
    triển cho công ty TNHH Thăng Hoa, hiện nay trong công ty cũng chưa có một
    đề tài nào nghiên cứu có liên quan và đây cũng là một lý do hình thành đề tài.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn: công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa,
    sách tham khảo, mạng internet.
    Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong quá trình thực
    hiện đề tài này gồm:
    Hệ thống hoá lý luận, tìm hiểu lịch sử phát triển thư pháp của các nước
    Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của báo
    cáo.
    Phân tích đánh giá thực trạng phát triển của công ty TNHH Thiết Kế
    Thăng Hoa.
    Phân tích môi trường bên trong, bên ngoài, xây dựng ma trận SWOT
    hình thành ma trận QSPM, tổng hợp các chiến lược và lựa chọn chiến lược
    thông qua ma trận QSPM.
    Các phương pháp cụ thể gồm: Phương pháp điều tra, Phương pháp tổng
    hợp, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh.
    6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Ý nghĩa khoa học đối với kết quả nghiên cứu của luận án này là:
    ¾ Đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
    công ty TNHH Thăng Hoa.
    ¾ Đưa ra những kết luận từ nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt
    động của công ty Thăng Hoa ở địa bàn TP Hồ Chí Minh.




    - 7 -
    ¾ Xây dựng các quan điểm và kiến nghị một số giải pháp có tính
    khả thi nhằm tăng cường phát triển công ty TNHH Thăng Hoa tại
    TP Hồ Chí Minh bền vững.
    7. Những đóng góp mới của báo cáo nghiên cứu
    Báo cáo tìm hiểu lịch sử phát triển tranh thư pháp của các nước: Trung
    Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
    Đánh giá thực trạng hoạt động của công ty trong thời gian vừa qua, và
    xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến năm
    2015.
    8. Kết cấu của báo cáo:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo báo cáo có 63 trang, 2
    sơ đồ, 13 bảng và được kết cấu thành 3 chương
    Chương 1: Tổng quan về phát triển doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng và xu hướng xây dựng chiến lược phát triển
    công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến năm 2015.
    Chương 3 : Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế
    Thăng Hoa đến 2015.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...