Luận Văn Xây dựng chiến lược phát triển cho Xí nghiệp Xuất khẩu Lương thực - công ty AFIEX giai đoạn 2006-201

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng chiến lược phát triển cho Xí nghiệp Xuất khẩu Lương thực - Cty AFIEX
    giai đoạn 2006-2010

    ​ĐẠI HỌC AN GIANG
    KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
    DƯƠNG NGỌC KIM
    XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO
    XÍ NGHIỆP XUẤT KHẨU LƯƠNG THỰC
    CỦA CÔNG TY AFIEX
    GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
    Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
    Long Xuyên, tháng 05 năm 2006
    ĐẠI HỌC AN GIANG
    KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
    XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO
    XÍ NGHIỆP XUẤT KHẨU LƯƠNG THỰC
    CỦA CÔNG TY AFIEX
    GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
    Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
    Sinh viên thực hiện: DƯƠNG NGỌC KIM
    Lớp: DH3KN2 – Mã số sinh viên: DKN021251
    Người hướng dẫn: Thạc sĩ HUỲNH PHÚ THỊNH
    Long Xuyên, tháng 05 năm 2006
    CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
    KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
    Người hướng dẫn: Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh
    Người chấm, nhận xét 1:
    Người chấm, nhận xét 2:
    Luận văn được bảo vệ tại Hồi đồng chấm bảo vệ luận văn
    Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày tháng năm 2006
    i
    LỜI CẢM ƠN
    Trước tiên tôi xin cảm ơn công ty AFIEX đã tạo cơ hội cho tôi thực
    tập trong công ty thời gian qua. Công ty đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài
    này và giúp tôi áp dụng được lý thuyết của mình đã học vào thực tế
    thông qua hoạt động của công ty. Cảm ơn các anh chị trong công ty đã
    nhiệt tình giúp đỡ tôi trong lúc thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến chú
    Phạm Tấn Hòa là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi ở công ty. Mặc dù
    rất bận với công việc thường nhật chú đã rất nhiệt tình hướng dẫn tôi và
    đã bổ sung những thiếu sót về kiến thức của tôi. Cảm ơn chú đã giúp tôi
    tìm hiểu về tình hình hoạt động của xí nghiệp xuất khẩu lương thực
    AFIEX một cách thuận lợi.
    Kế tiếp tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng làm chung đề tài xây
    dựng chiến lược kinh doanh cho bộ phận gạo ở các công ty khác đã giúp
    tôi có thêm thông tin về các công ty cạnh tranh.
    Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản
    trị kinh doanh đã truyền đạt kiến thức cho chúng em trong thời gian qua.
    Đặc biệt là thầy Huỳnh Phú Thịnh đã hướng dẫn em hoàn thành luận
    văn tốt nghiệp này.
    Xin chân thành cảm ơn!
    TÓM TẮT
    Gạo là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và Việt Nam là nước có sản
    lượng xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Theo dự báo thì trong những năm tiếp theo Thái
    Lan sẽ giảm sản lượng xuất khẩu của mình, điều này đã làm cho các doanh nghiệp xuất
    khẩu gạo cạnh tranh khá quyết liệt để tăng thị phần của mình, trước diễn biến của thị
    trường như hiện nay, công ty AFIEX (đang nằm trong tốp 10 doanh nghiệp có sản
    lượng xuất khẩu nhiều nhất nước) phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp để giữ
    vững vị thế cạnh tranh và vươn lên là công ty hàng đầu ngành. Để đề ra được các chiến
    lược kinh doanh phù hợp cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của AFIEX ta phải xem
    xét các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến công ty như thế nào.
    Trước tiên là môi trường nội bộ trong công ty: nhìn chung môi trường nội bộ của
    công ty ở mức trung bình. Qua phân tích ta thấy điểm mạnh quan trọng trong môi
    trường này là công ty có một công suất lớn và hệ thống kho chứa lớn so với các công ty
    trong ngành ở tỉnh ta. Công ty có khả năng huy động vốn khá tốt thông qua uy tín trong
    kinh doanh. Bên cạnh đó công ty còn có các điểm yếu cần khắc phục như: công tác
    marketing rất yếu vì thế thương hiệu gạo AFIEX chưa được người tiêu dùng biết đến
    nhiều; điểm hạn chế tiếp theo là công ty thiếu một đội ngũ nhân viên trẻ và chuyên
    nghiệp để mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường. Sau đó ta phân tích môi trường
    ngành để thấy mối quan hệ của công ty với các khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ
    tiềm ẩn, nhà cung cấp. Qua các yếu tố đã phân tích dựa trên ma trận hình ảnh cạnh tranh
    ta so sánh công ty AFIEX với các công ty khác. Tiếp theo ta phân tích môi trường vĩ mô
    để tìm thấy các cơ hội và đe dọa ảnh hưởng tới công ty. Có các cơ hội công ty cần nắm
    bắt là nhu cầu thế giới ngày càng tăng nhất là nhu cầu của các nước nhập khẩu truyền
    thống của công ty tăng cao như thị trường Philippines và Châu Phi, nhu cầu về gạo chất
    lượng cao trong nước cũng gia tăng do đó công ty cần tận dụng nó để tăng thị phần của
    mình. Ngoài ra còn có các đe dọa mà công ty cần chú ý là chất lượng gạo xuất khẩu
    càng được các khách hàng kiểm tra chặt chẽ.
    Qua phân tích các môi trường ta đề ra mục tiêu cho công ty từ nay đến năm 2010 là:
    - Về khách hàng và thị trường: Giữ được các khách hàng truyền thống như Iran,
    Philippines, Châu Phi và phát triển thêm một số thị trường mới như Nhật Bản, Hàn
    Quốc, Singapore, Về thị trường nội địa chiếm vị trí dẫn đầu, đưa sản phẩm gạo
    AFIEX đến khắp các tỉnh thành.
    - Về sản phẩm: có nhiều dòng sản phẩm khác nhau cho khách hàng lựa chọn, gạo
    AFIEX trong thị trường nội địa trở thành hàng Việt Nam chất lượng cao, ở thị trường
    xuất khẩu được các khách hàng biết đến thương hiệu và chọn dùng.
    Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, công ty cần thực hiện các giải pháp để thực hiện
    các chiến lược sau:
    - Chiến lược thâm nhập thị trường: nhằm làm tăng thị phần của công ty kể cả thị
    trường trong và ngoài nước.
    - Chiến lược phát triển thị trường: quan trọng nhất là những thị trường có giá trị kim
    ngạch cao như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore
    - Chiến lược phát triển sản phẩm: để tồn tại công ty cần có những dòng sản phẩm
    mới để đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng.
    - Chiến lược kết hợp xuôi về phía trước: lập chi nhánh hay văn phòng đại diện ở
    nước ngoài để thuận lợi cho giao dịch và phân phối sản phẩm.
     
Đang tải...