Luận Văn Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần An Xuyên giai đoạn 2010 – 2014

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh An Giang. Hiện nay, tỉnh An Giang có rất nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra, cá basa, An Xuyên cũng là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Ngoài ngành nghề chế biến thủy sản, An Xuyên còn được biết đến với các ngành nghề khác như: sản xuất máy chuyên dụng và lắp đặt các trang thiết bị cho nhà máy chế biến thủy sản; chế biến và mua bán bột cá.
    Trong những năm qua, môi trường kinh doanh của nhóm ngành thủy sản này luôn biến đổi nhanh chóng, chính những sự biến đổi này sẽ đem đến cho công ty An Xuyên những cơ hội để phát triển và cả những thách thức mà công ty cần phải vượt qua. Vì thế, để tồn tại và phát triển, công ty cần phải chú trọng đến việc quản trị chiến lược cho công ty mình, nên việc “Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần An Xuyên giai đoạn 2010 – 2014” là hết sức cần thiết để công ty có thể tăng thêm thị phần và vị thế cạnh tranh trong tương lai.
    Sau khi phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài và môi trường nội bộ của công ty, các cơ hội và đe dọa cũng như các điểm mạnh và điểm yếu của công ty đã được xác định. Để có thể phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu nhằm chủ động nắm bắt được cơ hội và né tránh đe dọa, các chiến lược phát triển đã được đề xuất.
    ã
    Đầu tiên, thông qua lưới chiến lược kinh doanh GE, mục tiêu chiến lược cho từng ngành của công ty đã được xác định như sau: Công ty nên củng cố, giữ vững và đầu tư vào ngành chế biến thủy sản và ngành cơ khí thủy sản; công ty nên duy trì ngành bột cá bởi vì công ty có thể sử dụng lợi nhuận của ngành này để đầu tư vào các ngành khác.
    ã
    Tiếp theo, ma trận Phạm vi hoạt động & Lợi thế cạnh tranh và lưới Sự nhạy cảm về giá/Mức quan tâm đến sự khác biệt được sử dụng để lựa chọn chiến lược cạnh tranh tổng quát cho mỗi đơn vị kinh doanh của công ty. Sau đó, sẽ sử dụng ma trận SWOT và ma trận chiến lược chính để xây dựng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh. Cuối cùng, sử dụng ma trận QSPM để đánh giá và xếp hạng các phương án chiến lược khả thi, từ đó lựa chọn được chiến lược tốt nhất cho công ty, bao gồm:

    Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa và tích hợp dọc về phía sau (ngành chế biến thủy sản).

    Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa (ngành chế biến bột cá).

    Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa và phát triển sản phẩm (ngành cơ khí).
    Để đảm bảo thực hiện thành công chiến lược và đạt được các mục tiêu đã xác định, các biện pháp kiểm tra, đánh giá chiến lược cũng đã được đề xuất.
    Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần An Xuyên giai đoạn 2010 – 2014
    GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh i
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 2.1. Các chỉ số tài chính quan trọng .11
    Bảng 2.2. Ma trận SWOT 16
    Bảng 3.1. Các bước nghiên cứu .18
    Bảng 3.2. Cơ cấu mẫu khảo sát khách hàng 20
    Bảng 3.3. Cơ cấu mẫu khảo sát công nhân viên 21
    Bảng 3.4. Thông tin về chuyên gia 22
    Bảng 4.1. Tình hình doanh thu theo cơ cấu ngành nghề qua 3 năm .25
    Bảng 4.2. Tình hình lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh theo cơ cấu ngành nghề qua 3 năm 26
    Bảng 5.1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty ngành chế biến thủy sản .34
    Bảng 5.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ngành chế biến thủy sản .37
    Bảng 5.3. Mức độ hài lòng của công nhân viên đối với công ty họ làm việc 40
    Bảng 5.4. Các chỉ số tài chính quan trọng .41
    Bảng 5.5. Ma trận đánh giá nội bộ ngành chế biến thủy sản .42
    Bảng 5.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty ngành chế biến bột cá .45
    Bảng 5.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ngành sản xuất bột cá .46
    Bảng 5.8. Ma trận đánh giá nội bộ của ngành sản xuất bột cá .48
    Bảng 5.9. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty ngành cơ khí .51
    Bảng 5.10. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ngành cơ khí 52
    Bảng 5.11: Mức độ hài lòng của công nhân viên đối với công ty họ làm việc 54
    Bảng 5.12. Ma trận đánh giá nội bộ của ngành cơ khí thủy sản 55
    Bảng 6.1: Mục tiêu của công ty .56
    Bảng 6.2. Đánh giá mức hấp dẫn của ngành chế biến thủy sản và vị thế cạnh tranh của SBU (1) 57
    Bảng 6.3. Đánh giá mức hấp dẫn của ngành sản xuất bột cá và vị thế cạnh tranh của SBU (2) 57
    Bảng 6.4. Đánh giá mức hấp dẫn của ngành cơ khí thủy sản và vị thế cạnh tranh của SBU (3) 58
    Bảng 6.5. Ma trận SWOT của ngành chế biến thủy sản 61
    Bảng 6.6. Ma trận QSPM của ngành chế biến thủy sản – Nhóm chiến lược tập trung.62
    Bảng 6.7. Ma trận SWOT của ngành sản xuất bột cá 62
    Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần An Xuyên giai đoạn 2010 – 2014
    GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh ii
    Bảng 6.8. Ma trận SWOT của ngành cơ khí thủy sản 63
    Bảng 6.9. Ma trận QSPM của ngành cơ khí – Nhóm chiến lược tập trung .63
    Bảng 6.10. Nhu cầu vốn cho chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu (ngành thủy sản)
    .64
    Bảng 6.11. Nhu cầu vốn cho chiến lược thâm nhập tích hợp dọc về phía sau (ngành thủy sản) 64
    Bảng 6.12. Nhu cầu vốn cho chiến lược thâm nhập thị trường nội địa (ngành bột cá).64
    Bảng 6.13. Nhu cầu vốn cho chiến lược thâm nhập thị trường nội địa (ngành cơ khí).65
    Bảng 6.14. Nhu cầu vốn cho chiến lược phát triển sản phẩm (ngành cơ khí) .65
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...