Thạc Sĩ Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty agifish giai đoạn 2005- 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC Trang
    MỞ ĐẦU
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP . 1
    1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược 1
    1.2. Quy trình quản trị chiến lược 1
    1.3. Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược . 6
    1.3.1. Các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược 6
    1.3.1.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 6
    1.3.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 7
    1.3.1.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh . 8
    1.3.2. Các công cụ để xây dựng chiến lược có thể lựa chọn . 8
    1.3.2.1. Ma trận điểm mạnh- điểm yếu- cơ hội- đe dọa (SWOT) . 8
    1.3.2.2. Ma trận chiến lược chính 9
    1.3.3. Công cụ lựa chọn chiến lược: Ma trận hoạch định CL định lượng (QSPM) 9
    1.4. Vai trò của quản trị chiến lược đối với việc phát triển doanh nghiệp . 10
    Chương 2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SX- KD CỦA AGIFISH . 11
    2.1. Quá trình hình thành . 11
    2.2. Kết quả hoạt động thời gian qua . 11
    2.3. Phân tích các hoạt động của công ty Agifish 12
    2.3.1. Quản trị 12
    2.3.2. Marketing . 13
    2.3.3. Tài chính- kế toán 16
    2.3.4. Sản xuất- tác nghiệp 17
    2.3.5. Nghiên cứu và phát triển 19
    2.3.6. Nhân sự 19
    2.3.7. Hệ thống thông tin . 20
    2.4. Tác động của môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp . 21
    2.4.1. Môi trường tác nghiệp . 21
    2.4.1.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại . 21
    2.4.1.2. Khách hàng . 25
    2.4.1.3. Nhà cung cấp 26
    2.4.1.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn . 27
    2.4.1.5. Các mặt hàng thay thế 29
    2.4.2. Môi trường vĩ mô . 29
    2.4.2.1. Ảnh hưởng kinh tế 29
    2.4.2.2. Ảnh hưởng luật pháp, chính phủ và chính trị . 30
    2.4.2.3. Ảnh hưởng xã hội . 30
    2.4.2.4. Ảnh hưởng tự nhiên 32
    2.4.2.5. Ảnh hưởng của khoa học- công nghệ . 32
    Chương 3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY AGIFISH GIAI ĐOẠN 2005- 2010 . 34
    3.1. Xây dựng các mục tiêu của Agifish đến năm 2010 34
    3.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu 34
    3.1.2. Mục tiêu của Agifish đến năm 2010 . 37
    3.2. Xây dựng các chiến lược 37
    3.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược . 37
    3.2.1.1. Ma trận SWOT . 37
    3.2.1.2. Ma trận chiến lược chính 39
    3.2.2. Phân tích các chiến lược đề xuất . 39
    3.2.2.1. Nhóm chiến lược S-O . 39
    3.2.2.2. Nhóm chiến lược S-T . 40
    3.2.2.2. Nhóm chiến lược W-O . 41
    3.2.2.2. Nhóm chiến lược W-T 41
    3.2.3. Lựa chọn chiến lược 41
    3.3. Các giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược . 46
    3.3.1. Giải pháp về quản trị 46
    3.3.2. Giải pháp về marketing 48
    3.3.2.1. Giải pháp về sản phẩm . 48
    3.3.2.2. Giải pháp về giá 49
    3.3.2.3. Giải pháp về phân phối . 50
    3.3.2.4. Giải pháp về chiêu thị . 51
    3.3.3. Giải pháp về sản xuất- tác nghiệp- quản lý chất lượng . 54
    3.3.3.1. Giải pháp về nguyên liệu 54
    3.3.3.2. Giải pháp về sản xuất- thiết bị 55
    3.3.3.3. Giải pháp về quản lý chất lượng . 56
    3.3.4. Giải pháp về nghiên cứu- phát triển 57
    3.3.5. Giải pháp về tài chính- kế toán 57
    3.3.6. Giải pháp về nhân sự . 58
    3.3.7. Giải pháp về hệ thống thông tin . 59
    3.4. Kiến nghị . 59
    3.4.1. Về phía Nhà nước 59
    3.4.2. Về phía ngành 60
    3.4.3. Các tổ chức khác 60
    KẾT LUẬN

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    An Giang là tỉnh có hệ thống sông ngòi chằng chịt, lại nằm ở vị trí đầu nguồn của sông
    Mekong đoạn chảy ngang Việt Nam nên rất thích hợp để phát triển nghề nuôi cá tra, cá ba
    sa. Đó là điều kiện thuận lợi để các công ty thủy sản ở An Giang như Agifish, Afiex, Nam
    Việt phát triển mạnh theo hướng chế biến và xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cá tra, cá ba
    sa. Nhờ đó, trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay, chế biến thủy sản đã trở thành một
    hướng đi mới đầy triển vọng của An Giang, giúp tỉnh thoát khỏi tình trạng phụ thuộc hoàn
    toàn vào xuất khẩu gạo. Riêng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
    (Agifish), với lợi thế về nhiều mặt, cộng thêm vai trò là đơn vị đi tiên phong trong việc
    xuất khẩu cá tra, cá basa, nên đã trở thành một trong những công ty hàng đầu của ngành
    trong nhiều năm liền.
    Tuy nhiên, vài năm gần đây, tình hình phát triển của ngành chế biến cá tra, cá basa ở An
    Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung đã trở nên khó khăn hơn. Trước tiên phải kể đến
    việc các công ty Việt Nam bị xử thua trong vụ kiện bán phá giá cá da trơn vào thị trường
    Mỹ và bị áp đặt các mức thuế chống phá giá rất cao. Kết quả đó đã làm cho hoạt động của
    các công ty trong ngành trở nên cực kỳ khó khăn vì cho đến thời điểm xảy ra vụ kiện, Mỹ
    là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá da trơn Việt Nam. Thứ hai là sự biến động lên xuống
    bất thường của sản lượng và giá cá nguyên liệu. Thứ ba là áp lực cạnh tranh ngày càng gay
    gắt do sự lớn mạnh của nhiều đối thủ cạnh tranh.
    Với việc môi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn, nếu chỉ dựa vào các ưu thế trước
    đây mà không kịp thời thay đổi thì Agifish sẽ không thể đứng vững ở vị trí hiện tại. Với
    mong muốn có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp cho công ty Agifish, tôi
    đã chọn đề tài “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY AGIFISH
    GIAI ĐOẠN 2005- 2010
    ” để viết Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Như phần lý do chọn đề tài đã đề cập, môi trường kinh doanh của công ty Agifish đang
    biến đổi rất nhanh chóng và sức ép cạnh tranh đang ngày càng gia tăng. Với việc chọn đề
    tài này, tác giả mong muốn đạt được hai mục tiêu sau:
    (1) Phân tích cụ thể các yếu tố quyết định đến sự thành công trong tương lai của công
    ty Agifish, từ đó xây dựng được một chiến lược phát triển hợp lý cho công ty trên
    cơ sở xây dựng được những lợi thế cạnh tranh lâu bền.
    (2) Xây dựng các giải pháp để triển khai thành công các chiến lược đã đề ra.
    Mục tiêu cao nhất của tác giả là giúp công ty tạo được một vị thế cạnh tranh thuận lợi
    trên thương trường. Hy vọng đây sẽ là bệ phóng để công ty vươn ra chiếm lĩnh thị trường
    thủy sản thế giới sau này.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    (1) Khi thực hiện đề tài này, tác giả chủ yếu thu thập các dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp
    tuy có nhưng không nhiều và chưa có điều kiện tiến hành một số nghiên cứu sơ cấp cần
    thiết. Do vậy, ở một số chỗ (nhất là khi phân tích đối thủ cạnh tranh và phân tích tiềm năng
    của các thị trường nhập khẩu chủ yếu), phần số liệu minh họa chưa được chi tiết lắm.
    (2) Do đề tài được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn cuối năm cũ, đầu năm mới, là thời
    điểm rất bận rộn đối với doanh nghiệp nên tác giả không thể tổ chức quá nhiều cuộc phỏng
    vấn chuyên sâu đối với các thành viên của công ty. Vì thế, ở một số chỗ, bên cạnh ý kiến
    của công ty, tác giả xin phép được thêm vào một vài ý kiến đánh giá chủ quan của mình.
    (3) Do hoạt động của công ty rất đa dạng (về thị trường, về khách hàng, về sản
    phẩm ), thời gian nghiên cứu lại ngắn, nên ở phần xây dựng các biện pháp triển khai
    chiến lược, tác giả xin phép không đi sâu vào chi tiết (nhất là biện pháp về tài chính). Sau
    này, nếu có điều kiện, tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện thêm.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
    Để thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập cả dữ liệu sơ cấp lẫn dữ liệu thứ cấp, trong đó
    dữ liệu thứ cấp đóng vai trò quan trọng.
    4.1.1. Dữ liệu thứ cấp
    Được lấy từ nhiều nguồn như: công ty Agifish, công ty Afiex, Chi cục thủy sản An
    Giang, Cục thống kê An Giang, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang, Hiệp
    hội nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh An Giang, Trung tâm xúc tiến thương mại Cần
    Thơ, các báo, tạp chí và internet.
    4.1.2. Dữ liệu sơ cấp
    Để thu được dữ liệu, tác giả đã phỏng vấn một số thành viên của công ty, bao gồm:
    Hội đồng quản trị- Ban giám đốc (tổng giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật,
    phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh), Giám đốc các đơn vị trực thuộc (Xí nghiệp 7, 8),
    các trưởng phòng (tổ chức- hành chính, kế toán), thư ký Hội đồng quản trị và một số nhân
    viên có liên quan của công ty Agifish. Ngoài ra, tác giả cũng tổ chức một buổi họp ở công
    ty Agifish, với đối tượng tham gia là các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban tổng
    giám đốc để thảo luận và lựa chọn các chiến lược thích hợp nhất cho công ty.
    Đối với các đối tượng khác, tác giả đã phỏng vấn và thảo luận với đại diện của Chi cục
    thủy sản An Giang, Cục thống kê An Giang (phòng Nông nghiệp), Hiệp hội nghề nuôi và
    chế biến thủy sản tỉnh An Giang và Bộ môn Thủy sản- trường Đại học An Giang để ghi
    nhận các ý kiến đánh giá của họ.
    4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
    Đối với các dữ liệu thu được, tác giả áp dụng các phương pháp xử lý sau: so sánh, tổng
    hợp, phân tích, thống kê đơn giản, tính toán các chỉ số tài chính.
    5. Bố cục của đề tài
    Đề tài được chia thành các phần chính sau:
    Mở đầu: trình bày các vấn đề: lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
    nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết của việc xây dựng chiến lược doanh nghiệp. Chương này
    trình bày những phần lý thuyết có liên quan đến đề tài để độc giả có thể theo dõi và hiểu rõ
    nội dung của đề tài, bao gồm: các khái niệm cơ bản về chiến lược, quy trình quản trị chiến
    lược và các công cụ cần thiết để xây dựng chiến lược.
    Chương 2: Đánh giá hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty Agifish. Trong
    chương này, tác giả tiến hành phân tích sức mạnh nội bộ của công ty để làm căn cứ xây
    dựng ma trận các yếu tố nội bộ (IFE), phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, bao
    gồm môi trường vĩ mô (để xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài- EFE) và môi trường vi
    mô (để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh).
    Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty Agifish giai đoạn 2005 -
    2010
    .Trong chương này, tác giả sử dụng ma trận SWOT và ma trận chiến lược chính để
    xây dựng các chiến lược mà công ty có thể lựa chọn. Tiếp đó, tác giả sử dụng ma trận
    hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) để lựa chọn các chiến lược tốt nhất để
    công ty thực hiện và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm triển khai chiến lược.
    Kết luận: trình bày những kết quả nghiên cứu chính mà tác giả rút ra từ đề tài.
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    Quản trị chiến lược là một môn khoa học kinh tế còn tương đối mới mẻ ở nước ta. Thực
    tế hiện nay, có rất ít công ty Việt Nam tiến hành xây dựng chiến lược phát triển một cách
    nghiêm túc, khoa học. Đề tài này hy vọng góp thêm một ít kinh nghiệm thực tiễn vào việc
    vận dụng quản trị chiến lược vào Việt Nam, từ đó góp phần tạo nên những kinh nghiệm
    quản trị chiến lược của riêng Việt Nam.
    Bên cạnh đó, thủy sản đã được Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt
    Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ
    này, toàn ngành nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng phải có chiến lược phát triển
    thích hợp. Đề tài này hy vọng cung cấp một điển hình để các doanh nghiệp nghiên cứu, rút
    kinh nghiệm để xây dựng chiến lược của riêng mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...