Luận Văn Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 201

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Môn quản trị chiến lược

    Mục lục
    534485752" MỞ ĐẦU 3
    534485753" PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 6
    534485754" I.Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển. 6
    534485755" 1)Tổng quan về công ty:. 6
    534485756" 2) Cơ cấu vốn điều lệ :. 8
    534485757" 3) Lịch sử thành lập và phát triển của công ty:. 8
    534485758" II. Chức năng hoạt động, nhiệm vụ:10
    534485759" 1) Chức năng hoạt động:. 10
    534485760" 2) Phương châm hoạt động của công ty:. 11
    534485761" “Chất lượng-Uy tín:Sự sống còn của công ty”;11
    534485762" 3) Chứng nhận:. 12
    534485763" III.Bộ máy tổ chức và nhân sự:12
    534485764" 1) Sơ đồ tổ chức và bố trí dân sự:. 12
    534485765" 2) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.14
    534485766" 3) Nguồn nhân lực của công ty cổ phần thủy sản số 1:. 17
    534485767" IV. Cơ sở vật chất, kỹ thuật:19
    534485768" 1. Hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty:. 19
    534485769" 2) Trình độ kỹ thuật công nghệ. 20
    534485770" V. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty:20
    534485771" 1) Doanh thu và lợi nhuận :. 20
    534485772" 2). Sản lượng sản xuất:. 22
    534485773" 3) Cơ cấu thị trường và doanh số xuất khẩu:. 24
    534485774" 4) Kinh doanh nội địa:. 27
    534485775" PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI. 29
    534485776" I. Môi trường vĩ mô (macro environment):29
    534485777" 1).Môi trường kinh tế (Economic environment). 29
    534485778" 2) Môi trường Chính trị-Pháp luật:. 38
    534485779" 3. Môi trường văn hóa-xã hội:. 51
    534485780" 4) Môi trường dân số (demographics environment):. 55
    534485781" * Tuy nhiên, dân số Việt Nam bắt đầu già hóa vào năm 2010 dẫn đến nền kinh tế nói chung và ngành thủy hải sản nói riêng sẽ không còn nhiều lực lượng lao động trẻ để khai thác.58
    534485782" 5) Môi trường công nghệ:. 60
    534485783" 6) Môi trường tự nhiên. 61
    534485784" II.Môi trường vi mô (micro environment):65
    534485785" 1) Đối thủ cạnh tranh:. 65
    534485786" 2. Nhà cung cấp:. 77
    534485787" 3. Khách hàng:. 79
    534485788" 4. Sản phẩm thay thế:. 81
    534485789" III. Môi trường kinh doanh quốc tế:82
    534485790" 1)Thị trường Nhật bản:. 82
    534485791" 2) Thị trường EU:. 99
    534485792" 3. Thị trường Hàn Quốc:. 104
    534485793" PhẦn III: Phân tích môi trưỜng bên trong cỦa công ty 110
    534485794" I.Phân tích dây chuyền giá trị của công ty:110
    534485795" 1) Các hoạt động chủ yếu:. 110
    534485796" 2) Các hoạt động hỗ trợ:. 121
    534485797" 2.2 Trình độ kỹ thuật công nghệ. 141
    534485798" II. Các vấn đề khác trong phân tích môi trường nội bộ:143
    534485799" 1.Phân tích tài chính:. 143
    534485800" 2. Phân tích văn hóa tổ chức công ty:. 148
    534485801" PHẦN IV: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 150
    534485802" I. Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào. 150
    534485803" 1) Các thông tin đã thu thập:. 150
    534485804" 2) Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh :. 157
    534485805" II.Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp:158
    534485806" III.Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định:162
    LỜI CÁM ƠN˜™
    Đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020” là đề tài do nhóm thực hiện từ tháng 09 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 với sự hướng dẫn tận tình của GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân và sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tại công ty cổ phần thủy sản số 1.
    Do đây là đề tài rộng, phức tạp thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy hải sản và hạn chế về thời gian thực hiện và thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu nên còn thiếu nhiều nội dung và có nhiều sai sót. Kính mong Quý thầy cô, các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
    Nhóm thực hiện đề tài:
    Danh sách nhóm:

    MỞ ĐẦU
    1. Ý nghĩa :
    Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, thì cạnh tranh là sự sống còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược ở đây được hiểu: “là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài”.Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hiện nay thì phải có chiến lược kinh doanh của mình và phải làm tốt công tác quản trị chiến lược; Ngược lại, nếu không có chiến lược hoặc áp dụng một chiến lược sai lầm thì sẽ bị thất bại. Và trong việc xây dựng chiến lược thì bước hoạch định chiến lược là điều rất quan trọngnhất:“Một quốc gia, một tổ chức không có chiến lược giống như một con tàu không có bánh lái, không biết đi về đâu”.
    Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, ngành thủy sản là một trong những ngành thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình phát triển của các doanh nghiệp trong ngành nói riêng và toàn ngành nói chung đã trở nên khó khăn hơn. Trước tiên phải kể đến việc các công ty Việt Nam bị xử thua trong vụ kiện bán phá giá và bị áp đặt các mức thuế chống phá giá rất cao đồng thời ngành thủy sản đang chịu những rào cản thương mại ngày càng gắt gao hơn từ các thị trường quốc tế. Kết quả đó đã làm cho hoạt động của các công ty trong ngành trở nên cực kỳ khó khăn. Ngoài ra còn có sự biến động của nền kinh tế toàn cầu cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp trong ngành phải thay đổi để tồn tại. Không nằm ngoài xu thế này, công ty cổ phần Thủy Sản số 1 cũng đang nỗ lực vượt qua và khẳng định vị thế của mình.
    Với mong muốn có thể xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp cho công ty Sejoco nhóm đã chọn đề tài “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY THỦY SẢN SỐ 1 (SEAJOCO VIỆT NAM ) TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
    Bằng cách vận dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường kết hợp với những kiến thức thu được trong thực tế nhóm hi vọng đề tài này sẽ giúp ích cho công ty cổ phần thủy sản số 1 trong những chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Dựa trên cơ sở lý luận về quản trị chiến lược, từ đó vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu thực trạng hoạt động của công ty cổ phần thủy sản số 1 để xây dựng chiến phát triển của công ty đến năm 2020.
    Với việc chọn đề tài này, nhóm mong muốn đạt được mục tiêu sau: Có cái nhìn tổng quát về hệ thống hoạch định chiến lược nói chung và quản trị chiến lược nói riêng. Phân tích cụ thể các yếu tố quyết định đến sự thành công trong tương lai của công ty Seajoco , từ đó xây dựng được một chiến lược phát triển hợp lý cho công ty giúp công ty tạo được một vị thế trên thị trường. Qua đây cũng là cơ hội cho nhóm tập sự với những số liệu có được vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống khi thiết lập chiến lược cho một công ty. Hy vọng đây sẽ là bệ phóng để công ty vươn ra chiếm lĩnh thị trường thủy sản thế giới sau này.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: công ty cổ phần thủy sản số 1. Ở đây, nhóm xin nghiên cứ về thực trạng phát triển của công ty trong thời gian vừa qua- sự tác động của môi trường đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tình hình hoạt động của công ty thời gian qua và kế hoạch, định hướng phát triển trong thời gian tới để xây dựng chiến lược phát triển cho công ty đến năm 2020.
    Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu đối chiếu so sánh hoạt động công ty với một số công ty trong ngành chế biến thủy hải Việt Nam.
    Thời gian nghiên cứu số liệu lấy từ 2005 - 2008 .

    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
    Để thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập cả dữ liệu sơ cấp lẫn dữ liệu thứ cấp, trong đó dữ liệu thứ cấp đóng vai trò quan trọng.
    + Dữ liệu thứ cấp:
    Được lấy từ nhiều nguồn như: công ty thủy sản seajoco, các wesite của công ty, tổng công ty thủy sản Việt Nam , Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản , Trung tâm xúc tiến thương mại, các sách báo, tạp chí và internet
    + Dữ liệu sơ cấp:
    Để thu được dữ liệu, nhóm đã phỏng vấn một số thành viên của công ty, bao gồm: Chị Oanh phó giám đốc phụ trách kinh doanh, anh Kỳ - phó phòng tổ chức hành chính, anh Khang ,chị Trâm quản đốc của phân xưởng 2, 3 và một số công nhân trong phân xưởng sản xuất
    4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
    Đối với các dữ liệu thu được, nhóm áp dụng chủ yếu là các phương pháp định tính sau:
    Phương pháp mô tả.
    Phương pháp so sánh.
    Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê đơn giản, tính toán các chỉ số tài chính.
    Phương pháp chuyên gia

    5. Bố cục của đề tài
    Đề tài được chia thành các phần chính sau:
    Mở đầu:
    Trình bày các vấn đề: ý nghĩa đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.

    Phần 1:. Giới thiệu tổng quan công ty
    Trong chương này, nhóm xin giới thiệu sơ qua lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổng phần thủy hải sản số 1-Seajoco, lĩnh vực kinh doanh chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 2005 -2008

    Phần 2: Phân tích môi trường bên ngoài
    Trong chương này, nhóm phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, bao gồm môi trường vĩ mô (để xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài- EFE) và môi trường vi mô (để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh).

    Phần 3: Phân tích môi trường bên trong
    Trong chương này, nhóm tiến hành phân tích sức mạnh nội bộ của công ty để làm căn cứ xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ (IFE),

    Phần 4: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty Sejoco Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.
    Trong chương này, nhóm sử dụng ma trận SWOT và ma trận chiến lược chính để xây dựng các chiến lược mà công ty có thể lựa chọn. Tiếp đó, nhóm sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) để lựa chọn các chiến lược tốt nhất để công ty thực hiện.

    Kết luận:
    Trình bày những kết quả nghiên cứu chính mà nhóm rút ra từ đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...