Luận Văn Xây dựng chiến lược Marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
    Trang
    1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.1 Mục tiêu chung 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
    1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
    1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
    1.5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu 3
    1.5.2 Giới hạn vùng nghiên cứu 3
    1.5.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu 3
    1.6 Lược khảo tài liệu 3
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU
    2.1 Cơ sở lý luận 5
    2.1.1 Khái niệm chiến lược và chiến lược Marketing 5
    2.1.1.1 Khái niệm chiến lược 5
    2.1.1.2 Khái niệm chiến lược Marketing 5
    2.1.2 Các công cụ xây dựng chiến lược 6
    2.1.2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 6
    2.1.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 7
    2.1.2.3 Ma trận điểm mạnh-điểm yếu và cơ hội-nguy cơ (SWOT) 8
    2.1.2.4 Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) 9
    2.1.3 Khái niệm Marketing và xây dựng chiến lược Marketing 11
    2.1.3.1 Định nghĩa Marketing 11
    2.1.3.2 Nhận thức vai trò của Marketing trong kinh doanh 11




    2.1.3.3 Môi trường Marketing 12
    1.1.3.4 Qui trình xây dựng chiến lược Marketing 12
    2.2 Khung nghiên cứu 15
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 16
    2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 16
    2.3.1.1 Số liệu thứ cấp 16
    2.3.1.2 Số liệu sơ cấp 16
    2.3.2 Phương pháp phân tích 16
    CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN
    VẬT TƯ HẬU GIANG ( HAMACO )
    3.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 17
    3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17
    3.1.2 Nghành nghề lĩnh vực kinh doanh 19
    3.1.3 Cơ cấu tổ chức 21
    3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 22
    3.1.3.2 Các đơn vị kinh doanh trực thuộc HAMACO 23
    3.2 Môi trường vi mô của công ty 25
    3.2.1 Nguồn nhân lực 25
    3.2.2 Hoạt động Marketing 28
    3.2.3 Tài chính 30
    3.2.4 Quản trị chất lượng 33
    3.2.5 Hệ thống thông tin 33
    3.2.6 Nghiên cứu và phát triển 34
    3.2.7 Nhà cung cấp 34
    3.2.8 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) 35
    3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty HAMACO 37




    CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
    CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
    4.1 Xác định mục tiêu Marketing 41
    4.2 Nghiên cứu, phân tích tình hình thị trường 42
    4.2.1 Nghiên cứu và phân tích khách hàng 42
    4.2.2 Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh 44
    4.3 Phân khúc thị trường 50
    4.4 Xác định thị trường mục tiêu 50
    4.4.1 Tình hình an ninh-chính trị 50
    4.4.2 Tình hình kinh tế 51
    4.4.3 Văn hoá-xã hội 52
    4.4.4 Dân số 53
    4.4.5 Cơ sở hạ tầng 53
    4.4.6 Công nghệ và kỹ thuật 55
    4.5 Chiến lược Marketing 57
    4.5.1 Chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ 60
    4.5.2 Chiến lược giá 61
    4.5.3 Chiến lược phân phối 61
    4.5.4 Chiến lược kênh Marketing và truyền thông 61
    4.5.5 Chiến lược con người 62
    4.6 Kế hoạch triển khai chiến lược Marketing trong năm 2012 63
    4.6.1 Kế hoạch triển khai chiến lược phân phối 63
    4.6.2 Kế hoạch triển khai chiến lược truyền thông 64
    4.6.3 Kế hoạch về chi phí 66
    4.7 Kế hoạch theo dõi đôn đốc và thực hiện 70
    4.8 Tóm tắt chương 4 70




    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHIẾN LƯỢC
    MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
    5.1 Căn cứ đề xuất giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing 71
    5.2 Giải pháp về nhân sự 72
    5.3 Giải pháp về nghiên cứu và phát triển 72
    5.4 Tóm tắt chương 73
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    6.1 Kết luận 74
    6.2 Kiến nghị 74
    6.2.1 Kiến nghị với UBND TP Cần Thơ 74
    6.2.3 Kiến nghị với đối với công ty HAMACO 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC





    Xây dựng chiến lược Marketing của Cty cổ phần vật tư Hậu Giang.
    Chương 1
    GIỚI THIỆU
    1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
    Trong môi trường cạnh tranh kinh doanh khốc liệt như hiện nay, ngoài
    việc quan tâm đến sản xuất, sản phẩm và dịch vụ các công ty còn quan tâm đến
    hoạt động marketing. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng nếu các công ty muốn
    tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường.
    Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn đi cùng với
    nó là việc tràn ngập các sản phẩm trên thị trường. Có rất nhiều các loại sản phẩm
    cùng thoả mãn một nhu cầu và hàng loạt các sản phẩm thay thế khác. Người tiêu
    dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm mà họ nắm rõ được thông tin về sản phẩm đó.
    Nếu một công ty không quan tâm đến hoạt động marketing thì sản phẩm và dịch
    vụ của họ sẽ ít được người tiêu dùng biết đến, đồng thời họ sẽ bị các công ty
    khác chiếm mất thị trường và dần dần sản phẩm dịch vụ của họ sẽ bị mờ nhạt
    trong tâm trí khách hàng.
    Sau khi nước ta gia nhập WTO, hoạt động marketing ở nước ta trở nên
    sôi động hơn bao giờ hết. Các công ty nhỏ và vừa đã bắt đầu chú ý hơn đến hoạt
    động marketing còn các công ty lớn đã bỏ ra không biết bao nhiêu tiền của cho
    hoạt động này. Có rất nhiều hoạt động marketing đã mang lại thành công rực rỡ
    nhưng cũng có nhiều hoạt động marketing đã làm cho công ty rơi vào tình trạng
    khủng hoảng về tài chính buộc họ phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc xa hơn nữa
    là rơi vào tình trạng sắp phá sản Marketing có vai trò xác định nhu cầu của
    khách hàng, thiết lập và lãnh đạo tiến trình đổi mới, phối hợp với các hoạt động
    nghiên cứu và phát triển khác để thúc đẩy tiến trình thực hiện các sản phẩm mới
    và nó là nhân tố quan trọng nhất tác động đến thành công của một sản phẩm.
    Giúp doanh nghiệp chỉ ra được những xu hướng mới, nhanh chóng trở thành đòn
    bẩy, biến chúng thành cơ hội, giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớn mạnh
    lâu bền của công ty.Tuy nhiên, hoạt động marketing không phải lúc nào cũng
    được như ý xong nếu có một chiến lược marketing phù hợp và gây được ấn
    tượng với thị trường mục tiêu thì hiệu quả của nó mang lại cho công ty là rất lớn

    đó không chỉ là lợi nhuận cho công ty mà nó còn củng cố địa vị, hình ảnh, uy tín,
    của công ty trong tâm trí người tiêu dùng.
    Nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại và đặt cơ sở vững chắc cho
    việc phát triển hoạt động marketing của công ty sau này tôi xin lựa chọn đề tài :
    “Xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang”, qua
    đó xây dựng chiến lược marketing đồng thời đưa ra những biện pháp hữu hiệu
    nhất để hỗ trợ chiến lược Marketing nhằm đem lại những kết quả tốt nhất, mặt
    khác chiếm lĩnh thị phần và đem lại nguồn doanh thu cao nhất.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Xây dựng chiến lược Marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang và
    qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ chiến lược Marketing đã xây dựng.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của Cty năm 2008 đến
    tháng 6 năm 2011.
    - Phân tích các yếu tố của môi trường Marketing tác động đến hoạt động
    kinh doanh của công ty. Đồng thời xác định các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy
    cơ của công ty.
    - Xây dựng chiến lược Marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.
    - Đề ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ chiến lược Marketing.
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu
    - Các yếu tố trong môi trường Marketing ảnh hưởng như thế nào đến hoạt
    động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang? Đâu là điểm mạnh -
    điểm yếu và cơ hội - nguy cơ đối với công ty ?
    - Các chiến lược nào được đề ra sau khi phân tích môi trường Marketing
    của công ty.
    - Giải pháp Maketing nào phù hợp cho công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.

    1.4 Đối tượng nghiên cứu
    - Các sản phẩm chủ yếu của công ty.
    - Các dịch vụ thương mại khác tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.
    1.5 Phạm vi nghiên cứu
    1.5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
    E Hiện nay, công ty cổ phần vật tư Hậu Giang đang phân phối các ngành
    hàng chính như: vật liệu xây dựng (thép, xi măng, cát, đá, gạch, ), gas (gas đốt,
    bếp gas, phụ tùng ngành gas), dầu nhờn, xăng, dầu sản xuất bê tông tươi, vận
    tải hàng hoá thuỷ-bộ, cho thuê văn phòng kho bãi . Tuy nhiên do giới hạn về
    thời gian nên trong đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một vài lĩnh vực kinh
    doanh chính, chủ yếu tập trung nghiên cứu:
    - Các chiến lược Marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.
    - Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hổ trợ thực hiện chiến lược
    Marketing.
    1.5.2 Giới hạn vùng nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang tọa lạc tại số
    184, đường Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, Thành phố
    Cần Thơ và một số chi nhánh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
    1.5.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
    - Thời gian nghiên cứu đề tài từ 9/9 - 25/11/2011.
    - Thời gian của số liệu thứ cấp: Từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2011.
    - Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ tháng 10 năm 2011( phỏng vấn trực tiếp
    các cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng ).
    1.6 Lược khảo tài liệu
    - Võ Thị Mộng Thúy ( 2010), giải pháp Marketing hiệu quả cho công ty
    cổ phần vật tư Hậu Giang. Chuyên đề phân tích hoạt động kinh doanh sau đó để
    xuất các chiến lược Marketing phù hợp với tình hình hiện tại của công ty và các
    giải pháp thực hiện.





    .
    - Trần Đức Phương (2011), phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
    công ty cổ phần vật tư Hậu Giang. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh
    doanh tại công ty, đánh giá tổng hợp các cơ hội, đe dọa, mặt mạnh, mặt yếu tác
    động đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
    - Võ Thị Kim Yến ( 2011 ), giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ
    phần vật tư Hậu Giang. Đề tài phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công
    ty, sau đó xác định các điểm mạnh, yếu và đưa ra những giải pháp nhằm đạt được
    mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...