Thạc Sĩ Xây dựng chiến lược Marketing cho EASY DREAM

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 16/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    I.1 CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ marketing DỊCH VỤ
    - Bản chất và đặc điểm cơ bản của Dịch vụ: Dịch vụ là mọi biện pháp hay
    lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy
    được và không dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó
    (1)
    . Việc thực hiện dịch vụ
    có thể có và cũng có thể không liên quan đến hàng hóa dưới dạng vật chất của
    nó. Dịch vụ có 4 đặc điểm cần được chú ý đến khi xây dựng các chương trình
    Marketing: Tính không sờ thấy được; Tính không thể tách rời khỏi nguồn
    gốc; Tính không ổn định về chất lượng; Tính không lưu giữ được
    - Phân loại Dịch vụ:
    Nguồn dịch vụ là người hay máy? Dịch vụ có nguồn gốc là con
    người có những dịch vụ cần có nhân lực chuyên nghiệp (kế toán, tư vấn về
    các vấn đề quản lý) hay những chuyên gia hành nghề (quét dọn, chăm sóc
    vườn hoa ); Những dịch vụ có nguồn gốc là máy móc, bao gồm những dịch
    vụ cần máy tự động (máy tự động rửa ô tô, máy tự động bán hàng ), hay
    những thiết bị có người điều khiển, trình độ tay nghề tương đối thấp (taxi ),
    hay những thiết bị cần sự điều khiển của những chuyên gia có trình độ cao
    (máy bay, máy tính điện tử )
    Khách hàng có nhất thiết phải có mặt khi cung ứng dịch vụ cho
    họ không?
    Động cơ mua dịch vụ của khách hàng là gì?
    Động cơ của người cung ứng dịch vụ là gì?
    - Phạm vi phổ biến và tầm quan trọng của marketing trong lĩnh vực dịch
    vụ: Các Công ty Dịch vụ thường lạc hậu so với các công ty sản xuất trong
    việc sử dụng thực tế Marketing. Ngày nay, khi tình hình cạnh tranh ngày càng
    quyết liệt, chi phí tăng, nhịp độ tăng năng suất giảm và chất lượng dịch vụ
    ngày một sút kém, ngày càng có nhiều tổ chức dịch vụ bắt đầu quan tâm đến
    Marketing. ngân hàng cũng là một lĩnh vực hoạt động mà trong một thời gian
    tương đối ngắn marketing đã trở nên phổ biến.Lúc đầu các ngân hàng hình
    dung marketing là một sự kết hợp các biện pháp kích thích với thái độ niềm
    nở, nhưng bây giờ họ đã có những bộ phận marketing, những hệ thống thông
    tin, lập kế hoạch và kiểm tra.
    I.2 DỊCH VỤ TRẢ GÓP
    I.2.1 Thị trường tài chính
    I.2.1.1 lịch sử hình thành thị trường tài chính
    tài chính ra đời và tồn tại trong điều kiện kinh tế - xã hội khi mà ở đó
    xuất hiện nền sản xuất hàng hóa. lịch sử phát triển của xã hội đã cho thấy,
    khi phân công lao động xã hội phát triển, chế độ tư hữu xuất hiện, thì dẫn đến
    sự ra đời của một nền sản xuất dựa trên cơ sở trao đổi hàng hóa và tiền tệ trở
    thành một phương tiện không thể thiếu được cho chính sự tồn tại và phát triển
    của nền sản xuất đó(2)

    Sự xuất hiện tiền tệ đã nhanh chóng thúc đẩy các hoạt động giao lưu
    kinh tế, đồng thời làm nên cuộc cách mạng trong công nghiệp phân phối: từ
    phân phối bằng hiện vật sang phân phối bằng giá trị. Trong nền kinh tế hàng
    hóa tiền tệ, sản phẩm sản xuất ra để bán. Hàng hóa khi trao đổi trên thị trường
    cần phải biểu thị giá cả của nó. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá
    trị.
    Khi hàng hóa thực hiện giá trị phải gắn liền với sự vận động của tiền tệ
    đồng thời phát sinh thu nhập cho người cung cấp hàng hóa. Các khoản thu
    nhập này, trải qua quá trình phân phối, tạo ra nguồn tài chính hay quỹ tiền tệ
    của các chủ thể kinh tế. Sự liên tục của quá trình sản xuất hàng hóa luôn luôn
    đòi hỏi các quỹ tiền tệ phải được tạo lập, phân phối, sử dụng và đây chính là
    cơ sở làm nảy sinh thị trường tài chính
    I.2.1.2 Định nghĩa thị trường tài chính
    Thị trường tài chính là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn
    ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá
    nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt
    động kinh tế. Một hệ thống thị trường tài chính hoàn chỉnh phải bao gồm hệ
    thống thị trường tiền tệ hoạt động chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng, kho
    bạc nhà nước, các công ty tài chính và thị trường vốn, trong đó thị trường
    chứng khoán giữ vai trò quan trọng(3)
    Thị trường tài chính là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống
    tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài
    chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của
    một quốc gia.
    I.2.1.3 Vai trò, Chức năng thị trường tài chính
    - Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến
    người kinh doanh, giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư
    sinh lời đến những người có cơ hội đầu tư sinh lời.
    - Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung nguồn vốn để đáp
    ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh.
    4

    - Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không
    chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư.
    Người cho vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải
    tính toán sử dụng vốn vay đó hiệu quả nhất do họ phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi
    cho người cho vay đồng thời phải tạo thu nhập và tích lũy cho chính bản thân
    mình
    - Thị trường tài chính tạo thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở
    cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành
    trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các
    ngành sản xuất kinh doanh trong nước.
    - Thị trường tài chính cho phép thực hiện các chứng từ có giá, bán cổ
    phiếu, trái phiếu, đổi tiền
    I.2.1.4 Các hình thức của thị trường tài chính
    Cấu trúc thị trường tài chính gồm: Thị trường nợ và thị trường vốn cổ
    phần, Thị trường cấp một và thị trường cấp hai, Thị trường tiền tệ và thị
    trường vốn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...