Thạc Sĩ Xây dựng chiến lược kinh doanh viễn thông cho Tổng Công ty Điện lực TP.HCM đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
    VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
    1.1. Tổng quan về ngành viễn thông
    1.1.1. Khái niệm về viễn thông
    Theo quan điểm của Pete Moulton: “Viễn thông là khoa học của sự truyền đạt
    thông tin qua một khoảng cách dài sử dụng công nghệ điện thoại hoặc công nghệ vô
    tuyến, nó liên quan đến việc sử dụng các công nghệ vi điện tử, công nghệ máy tính
    và công nghệ máy tính cá nhân để truyền, nhận và chuyển mạch âm thanh, dữ liệu,
    hình ảnh qua các phương tiện truyền dẫn khác nhau như cáp đồng, cáp quang và
    truyền dẫn điện từ”.
    Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng định nghĩa: “Viễn thông là tất cả
    sự chuyển tải, truyền dẫn hoặc thu phát các ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, âm thanh,
    hình ảnh, giọng nói, dữ liệu thông qua các dây dẫn, sóng vô tuyến, cáp quang, các
    phương tiện vật lý hoặc các hệ thống điện từ khác”. Dịch vụ viễn thông được chia
    thành hai nhóm: Dịch vụ viễn thông cơ bản và Dịch vụ giá trị gia tăng. Dịch vụ viễn
    thông cơ bản bao gồm tất cả các dịch vụ viễn thông công cộng và tư nhân cung cấp
    truyền dẫn thông tin đến thiết bị đầu cuối của khách hàng. Dịch vụ viễn thông giá trị
    gia tăng là những dịch vụ viễn thông mà nhà cung cấp “bổ sung thêm các giá trị”
    cho các thông tin của khách hàng qua việc nâng cao hình thức hoặc nội dung của
    thông tin hoặc cung cấp nhằm lưu trữ và khôi phục thông tin.
    Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông được Quốc Hội Nước
    Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 25/5/2002, các khái
    niệm thuộc lĩnh vực viễn thông được đề cập gồm thiết bị viễn thông, thiết bị mạng,
    thiết bị đầu cuối, điểm kết cuối, dịch vụ viễn thông, đường truyền dẫn, tài nguyên
    thông tin (kho số viễn thông, phổ tần số vô tuyến điện, tài nguyên internet, quỹ đạo
    vệ tinh), sóng vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến. Dịch vụ viễn thông được định nghĩa
    là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các
    dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông. Dịch vụ viễn
    thông cũng được phân chia thành dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông
    giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông còn bổ sung thêm
    dịch vụ kết nối internet, dịch vụ truy nhập internet và dịch vụ ứng dụng internet.
    1.1.2. Các trường phái phát triển viễn thông trên thế giới
    Nhìn vào lịch sử phát triển viễn thông của các nước trên thế giới, đặc biệt là
    trong giai đoạn mở cửa thị trường viễn thông, ta thấy trên thế giới có hai trường


    2
    phái chính về phát triển viễn thông là trường phái Mỹ và trường phái Tây Âu.
    Trường phái Mỹ chủ trương phân chia trách nhiệm và quyền lợi cho nhiều nhà khai
    thác, tạo cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực viễn thông cơ bản, tách rời cơ quan
    quản lý hoạt động kinh doanh viễn thông và cơ quan quản lý Nhà nước về viễn
    thông. Trong khi đó, trường phái Tây Âu chủ trương chỉ tạo cạnh tranh ở lĩnh vực
    cung cấp dịch vụ gia tăng, vẫn giữ độc quyền ở mạng cố định, chậm hơn trong việc
    tách biệt rõ ràng giữa cơ quan quản lý kinh doanh viễn thông và cơ quan hoạch định
    chính sách. Tiêu biểu cho trường phái Mỹ gồm: Mỹ và các nước nói tiếng Anh như
    Anh, Úc, New Zealand, ; Đại diện cho trường phái Tây Âu là Pháp, Đức, Tây Ban
    Nha và các nước Tây Âu không nói tiếng Anh khác.
    Mỗi trường phái trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trường
    phái Tây Âu thì thích hợp với những quốc gia có trình độ viễn thông thấp, cần sự ổn
    định để tập trung phát triển mạng lưới. Trong khi đó, trường phái Mỹ thì phù hợp
    với những nước đã có mạng lưới viễn thông phát triển, mật độ điện thoại trên 100
    dân đạt mức khá trở lên (ít nhất từ 30 máy/100 dân). Đối với các nước ở khu vực
    Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, lựa chọn con đường phát - 20 -
    triển viễn thông của họ là vận dụng cả hai trường phái sao cho phù hợp với hoàn
    cảnh thực tế của mình. Riêng đối với Việt Nam do đặc thù của ngành viễn thông,
    chúng ta cũng không thể áp dụng hoàn toàn một mô hình phát triển nào của nước
    ngoài. Những dịch vụ cần phát triển đa dạng để phục vụ nhu cầu người dân như
    dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ internet thì có thể áp dụng theo trường phái Mỹ.
    Ngược lại, những dịch vụ cần ổn định để phát triển và đảm bảo nhu cầu quản lý, an
    ninh quốc phòng như lĩnh vực di động, cố định và điện thoại quốc tế thì cần thận
    trọng hơn và có thể vận dụng một phần theo trường phái Tây Âu.
    1.1.3. Lịch sử phát triển ngành viễn thông Việt Nam
    Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam đến nay có thể được chia
    làm 04 giai đoạn gồm: Giai đoạn phục vụ, giai đoạn kinh doanh độc quyền, giai
    đoạn mở cửa tạo cạnh tranh và giai đoạn chuẩn bị hội nhập quốc tế.
    Cùng với quá trình đổi mới mở cửa thị trường của đất nước, ngành viễn
    thông Việt Nam đã đi từ một ngành chủ yếu đóng vai trò phục vụ (thời kỳ kháng
    chiến phục vụ thông tin liên lạc cho chiến trường, thời kỳ trước 1986 phục vụ công
    tác quản lý, điều hành của Đảng và Nhà nước) sang định hướng thị trường thông qua
    việc thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Xa hơn nữa, để chuẩn bị
    cho tiến trình hội nhập quốc tế, ngành viễn thông đã dần dần giảm được tình trạng
    độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp các doanh nghiệp viễn
    thông Việt Nam tập dượt, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông khác
    trên thế giới. Có thể nói, ngành viễn thông Việt Nam luôn luôn đồng hành với quá


    3
    trình phát triển của đất nước, mọi giai đoạn phát triển của đất nước đều có sự đóng
    góp không nhỏ của ngành viễn thông Việt Nam.
    1.1.4. Vai trò của ngành viễn thông trong nền kinh tế - xã hội của Việt Nam
    Theo quan điểm của Bộ Bưu chính Viễn thông trong bản dự thảo chiến lược
    phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định
    hướng đến năm 2020, ngành viễn thông Việt Nam có 05 vai trò chính gồm:
    (1).Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế; (2).Viễn thông là
    ngành có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế; (3).Viễn thông là công cụ hỗ trợ
    công tác quản lý đất nước; (4).Viễn thông góp phần mở rộng hợp tác quốc tế và đẩy
    nhanh quá trình hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước; (5).Viễn thông góp phần
    phát triển văn hoá xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường.
    1.2. Khái niệm, quá trình hình thành và thực hiện chiến lược
    1.2.1. Khái niệm chiến lược
    Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, bao gồm việc xác định
    các mục tiêu dài hạn cơ bản của doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động và
    các chính sách điều hành việc thu thập, sử dụng và bố trí nguồn lực để đạt được các
    mục tiêu cụ thể, làm tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và giành được lợi thế
    bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
    Chiến lược là phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn.
    Chiến lược là cách chớp thời cơ, huy động nguồn lực để thoả mãn mong đợi
    của khách hang, đồng thời tiếp tục phát triển nguồn lực doanh nghiệp cho tương lai,
    đạt vị trí cạnh tranh cao.
    1.2.2. Các cấp chiến lược
    Căn cứ theo phạm vi sử dụng, chiến lược được chia thành các cấp: chiến lược
    cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (Strategic Business Unit - SBU),
    chiến lược cấp bộ phận chức năng (Funtion Strategiy).
    * Chiến lược cấp công ty: Là loại chiến lược tổng thể giúp ta xác định được lĩnh
    vực kinh doanh của doanh nghiệp, đối với mỗi lĩnh vực kinh doanh, chiến lược cấp
    công ty trả lời cho doanh nghiệp câu hỏi nên mở rộng lĩnh vực kinh doanh nào hay
    cần phải điều chỉnh lại các lĩnh vực kinh doanh nào của mình.
    Các chiến lược cấp công ty thường vận dụng để mở rộng lĩnh vực kinh doanh
    như: Chiến lược hợp nhất theo chiều dọc ( về phía trước hoặc về phía sau), Chiến
    lược đa dạng hoá kinh doanh,chiến lược kết hợp đa dạng hoá và hợp nhất, chiến
    lược rút lui.
    Các chiến lược cấp công ty thường vận dụng để điều chỉnh lại lĩnh vực kinh
    doanh như: Xác định lại lĩnh vực kinh doanh, chiến lược kết hợp lại, chiến lược bố
    trí lại thị trường.


    4
    * Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: Là loại chiến lược nhằm trả lời cho doanh
    nghiệp duy nhất một câu hỏi: “Cạnh tranh bằng cách nào?”. Đó là tổng thể các cam
    kết và hành động giúp doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các
    năng lực cốt lõi của mình vào những thị trường cụ thể.
    Michael Porter đã đề xuất ba dạng chiến lược cạnh tranh phổ quát sau:
    - Chiến lược chi phí thấp.
    - Chiến lược khác biệt hóa.
    - Chiến lược trọng tâm.
    Chúng có thể được áp dụng ở cấp độ đơn vị chiến lược để tạo ra lợi thế cạnh
    tranh và phòng thủ chống lại các tác động bất lợi từ năm áp lực cạnh tranh.
    * Chiến lược cấp bộ phận chức năng: Là loại chiến lược đề cập đến các bộ phận
    tác nghiệp. Chiến lược cấp bộ phận chức năng liên quan đến các quy trình tác nghiệp
    của các hoạt động kinh doanh và các bộ phận của chuỗi giá trị. Loại chiến lược này
    nhằm vào phát triển và phối hợp các nguồn lực mà thông qua đó các chiến lược
    được thực hiện một cách hiệu quả. Các loại chiến lược chức năng thường gặp là:
    Chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược
    nghiên cứu và phát triển.
    1.2.3. Quá trình hình thành và thực hiện chiến lược
    Quá trình quản trị chiến lược gồm ba giai đoạn là thiết lập chiến lược, thực
    hiện chiến lược và đánh giá chiến lược.
    * Giai đoạn thiết lập chiến lược gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định
    các cơ hội và nguy cơ đến tổ chức từ bên ngoài, chỉ rõ các điểm mạnh và điểm yếu
    bên trong, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược thay thế và chọn ra
    những chiến lược đặc thù để theo đuổi. Các vấn đề trong hình thành chiến lược bao
    gồm việc quyết định ngành kinh doanh nào nên rút ra, việc phân phối các nguồn lực
    ra sao, nên hay không nên phát triển hoạt động hay mở rộng, tham gia vào thị trường
    thế giới hay không, liên kết hay hình thành một liên doanh và làm cách nào để tránh
    một sự nắm quyền khống chế của đối thủ.
    * Giai đoạn thực hiện chiến lược đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập các mục tiêu
    hàng năm, đặt ra các chính sách khuyến khích nhân viên và phân phối tài nguyên để
    các chiến lược lập ra có thể được thực hiện. Thực hiện chiến lược gồm có việc phát
    triển một văn hoá hỗ trợ cho chiến lược, tạo ra một cơ cấu tổ chức hiệu quả phù hợp
    với chiến lược được chọn, định hướng lại các hoạt động tiếp thị, nghiên cứu phát
    triển, chuẩn bị các ngân quỹ, bố trí lại nguồn nhân lực, lựa chọn các chính sách
    khuyến khích các cá nhân hoạt động.
    * Giai đoạn đánh gía chiến lược gồm việc đo lường xác định thành tích của cá nhân
    và tổ chức đồng thời đưa ra những hành động điều chỉnh cần thiết. Đánh giá chiến
    lược được thực hiện sau khi chiến lược được thảo ra, trong khi thực hiện ta tập trung
    vào diễn tiến của những hệ thống thứ yếu. Kiểm tra sự hoạt động tập trung của cá
    nhân, nhóm công tác về các yếu tố: lượng, chất, thời gian và chi phí.


    5
    1.2.4. Phân đoạn chiến lược
    Phân đoạn chiến lược là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong quy
    trình thiết lập chiến lược. Phân đoạn chiến lược một mặt cho phép xác định các đối
    thủ cạnh tranh cũng như nhu cầu cụ thể trên thị trường. Mặt khác lựa chọn chiến
    lược thích hợp với từng phân đoạn và hình thành các chính sách chức năng và cơ
    cấu thực hiện chiến lược.
    Việc phân đoạn chiến lược cho phép xác định các cặp “sản phẩm - thị
    trường” đồng nhất về hành vi cạnh tranh và công nghệ.
    Có hai khía cạnh liền với nhau tạo điều kiện cho việc phân đoạn là: Thị
    trường (khách hàng và nhu cầu) và sản phẩm (công nghệ và chi phí).
    Việc phân đoạn chiến lược xác định rõ các SBU, giúp đưa ra các chiến lược
    cụ thể và là căn cứ để tiến hành các điều chỉnh cần thiết về hoạt động, tổ chức.
    * Phương pháp phân đoạn chiến lược
    Phân tách: Coi doanh nghiệp như một chủ thể lớn và tìm cách phân chia những
    đoạn chiến lược khác nhau cấu thành nên hoạt động của doanh nghiệp.
    Các tiêu chuẩn phân tách : Loại khách hàng, chức năng sử dụng, chu trình phân
    phối, cạnh tranh, công nghệ, cấu trúc chi phí.
    Tập hợp: Hướng tới việc tập hợp các sản phẩm dịch vụ khác nhau của doanh nghiệp
    thành những phân đoạn chiến lược.
    Các tiêu chuẩn tập hợp : Sự thay thế, sự chia sẻ các nguồn lực.
    1.3. Phân tích môi trường kinh doanh
    Môi trường kinh doanh bao gồm yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài
    có thể tác động tới hoạt động kinh doanh, hiệu quả và năng xuất kinh doanh.
    Khi xem xét mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường, có hai cách tiếp
    cận như sau:
    Cách 1: Tiếp cận từ trong ra ngoài, tức là xuất phát từ điểm mạnh và điểm
    yếu của mỗi doanh nghiệp để tận dụng chớp được thời cơ và hạn chế tối đa nguy cơ
    từ môi trường của doanh nghiệp.
    Cách 2: Tiếp cận từ ngoài vào, tức là xuất phát từ những thời cơ và nguy cơ
    của môi trường để phát huy các điểm mạnh và hạn chế điểm yếu tối đa của doanh
    nghiệp.
    Vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để chớp thời cơ và làm hạn chế nguy cơ ảnh
    hưởng tiêu cực của môi trường đối với doanh nghiệp? Để trả lời câu hỏi này, ta cần
    làm rõ một số vấn đề sau:
    + Môi trường vĩ mô: Gồm các yếu tố khách quan không thuộc quyền chi phối của
    doanh nghiệp, tổ chức nhưng có ảnh hưởng đến môi trường vi mô và hoàn cảnh nội
    bộ, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với tổ chức mà không có liên quan trực tiếp đến
    lợi nhuận của doanh nghiệp.
    + Môi trường vi mô (Môi trường cạnh tranh): Bao gồm các yếu tố bên ngoài tổ chức,
    định hướng sự cạnh tranh trong ngành, liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành
    những mục tiêu của doanh nghiệp. Các lực lượng tác dụng trong môi trường vi mô
     
Đang tải...