Thạc Sĩ Xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đến năm 2015

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần
    phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tương lai.
    Trước hết, đó là những kế hoạch ngắn hạn cho những mục tiêu trước mắt và xa hơn,
    các chiến lược phải được xây dựng để phù hợp với mục tiêu dài hạn. Với những ngành
    nghề có tính cạnh tranh cao và có vốn đầu tư ban đầu lớn thì việc xây dựng chiến lược
    phát triển là rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình hoạt động của doanh
    nghiệp.
    Ngành ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, có tầm quan trọng đặc biệt
    trong quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước nhưng cũng rất nhạy cảm đối với các
    biến động của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và quốc tế. Vì thế, hoạt
    động của các ngân hàng thương mại luôn được quan tâm, kiểm tra chặt chẽ. Bên cạnh
    đó, áp lực cạnh tranh nội bộ ngành ngày càng gay gắt cùng với quá trình hội nhập nền
    kinh tế đất nước đang diễn ngày càng sâu rộng . Yêu cầu đặt ra cho mỗi ngân hàng là
    phải tự xây dựng chiến lược cho riêng mình để có thể hoạt động ổn định và phát triển
    trên cơ sở tận dụng được các cơ hội và hạn chế những rủi ro của quá trình hội nhập.
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn hiện là một ngân hàng thương mại nhỏ, mới khẳng
    định thương hiệu trong hai năm gần đây trên cơ sở tái cấu trúc hoạt động của Ngân
    hàng TMCP Quế Đô. Hơn lúc nào hết, việc hoạch định và xây dựng chiến lược phát
    triển cho ngân hàng đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của Ban điều hành nhằm xác
    định các mục tiêu, định hướng cơ bản cho hoạt động kinh doanh và các giải pháp triển
    khai thực hiện có hiệu quả, góp phần đưa Ngân hàng TMCP Sài Gòn phát triển mạnh,
    an toàn, bền vững; từng bước xây dựng thương hiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
    trở thành một thương hiệu có uy tín trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
    Là một thành viên của SCB, tôi mong muốn góp phần vào sự phát triển của SCB
    và rất tâm đắc để chọn đề tài “ Xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP
    Sài Gòn (SCB) đến năm 2015

    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận văn này là xây dựng chiến lược kinh doanh cho
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm đưa Ngân
    hàng TMCP Sài Gòn thành một trong những Ngân hàng thương mại vững mạnh tại
    Việt Nam .
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý thuyết về quản trị chiến
    lược, hoạt động kinh doanh của SCB và một số ngân hàng TMCP tại thành phố Hồ Chí
    Minh, ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài
    Gòn.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu luận văn này là lý thuyết của các môn học :
    Quản trị chiến lược, Quản trị sản xuất và điều hành doanh nghiệp, Lý thuyết hệ thống,
    Quản trị marketing, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Quản trị học .
    Phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu là phương pháp duy vật lịch sử, thống kê
    mô tả đồng thời kết hợp với việc phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp
    chuyên gia .để làm sáng tỏ và cụ thể hoá nội dung nghiên cứu của luận văn.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ giới hạn trong ngành ngân hàng. Đồng
    thời, các số liệu phân tích chủ yếu là tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn và một số Ngân
    hàng thương mại cổ phần khác cùng với số liệu báo cáo thống kê, phân tích của Ngân
    hàng Nhà nước giai đoạn 2001-2005.
    6. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận văn
    gồm 3 chương :
    Chương 1 : Lý luận chung về chiến lược kinh doanh
    Chương 2 : Phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng của Ngân hàng TMCP Sài
    Gòn .
    Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
    (SCB) đến 2015.

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

    1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh 1
    1.1.1 Khái niệm 1
    1.1.2 Vai trò 2
    1.1.3 Các chiến lược kinh doanh trong thực tiễn . 3
    1.2 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh 4
    1.2.1 Xác định sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp 5
    1.2.2 Nghiên cứu môi trường 6
    1.2.3 Phân tích nội bộ 8
    1.2.4 Xây dựng và lựa chọn chiến lược . 9
    Kết luận chương 1 . 13

    CHƯƠNG 2 " class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">HÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB) .[/B]
    2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn 14
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 14
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức, điều hành . 15
    2.1.3 Sản phẩm dịch vụ . 17
    2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của SCB giai đoạn 2002-2005 18
    2.1.4.1 Nguồn vốn . 18
    2.1.4.2 Tổng dư nợ cho vay 19
    2.1.4.3 Lợi nhuận kinh doanh . 20
    2.2 Phân tích môi trường kinh doanh của SCB 20
    2.2.1 Môi trường vĩ mô . 20
    2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế . 20
    2.2.1.2 Các yếu tố chính trị, pháp luật . 23
    2.2.1.3 Các yếu tố văn hoá, xã hội . 25
    2.2.1.4 Các yếu tố công nghệ, kỹ thuật . 25
    2.2.2 Môi trường tác nghiệp . 26
    2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh . 26
    2.2.2.2 Khách hàng . 29
    2.2.2.3 Đối thủ tiềm ẩn . 30
    2.2.3 Nhận định cơ hội và thách thức 31
    2.2.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 31
    2.2.5 Ma trận hình ảnh cạnh tranh . 33
    2.3 Phân tích các yếu tố nội bộ . 34
    2.3.1 Phân tích nguồn nhân lực 34
    2.3.2 Phân tích năng lực tài chính . 36
    2.3.3 Hoạt động marketing . 37
    2.3.4 Công nghệ thông tin . 40
    2.3.5 Cơ cấu tổ chức - điều hành 40
    2.3.6 Nghiên cứu và phát triển . 41
    2.3.7 Nhận định điểm mạnh và điểm yếu 41
    2.3.8 Ma trận đánh giá nội bộ 42
    Kết luận chương 2 . 43

    [B]CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN ĐẾN NĂM 2015 [/B] . 44
    3.1 Xây dựng mục tiêu phát triển SCB đến năm 2015
    3.1.1 Mục tiêu phát triển hệ thống NHTM việt Nam đến năm 2015 44
    3.1.2 Mục tiêu phát triển của SCB giai đoạn 2006-2015 . 45
    3.2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh của SCB . 46
    3.2.1 Phân tích ma trận kết hợp SWOT của SCB 46
    3.2.2 Lựa chọn chiến lược kinh doanh của SCB 48
    3.3 Các giải pháp thực hiện chiến lược . 51
    3.3.1 Nâng cao năng lực tài chính 51
    3.3.2 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng . 53
    3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực . 54
    3.3.4 Hoàn thiện hoạt động marketing 56
    3.3.5 Kiện toàn bộ máy tổ chức, quy trình nghiệp vụ 60
    3.4 Các kiến nghị 60
    3.4.1 Đối với chính phủ . 60
    3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 61
    3.4.3 Đối với Hội đồng quản trị, Ban điều hành SCB 62
    [B]Kết luận chương 3 . 62
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC [/B]
     
Đang tải...