Thạc Sĩ Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG ĐẾN NĂM 2020

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan .i
    Lời cảm ơn .ii
    Mục lục .iii
    Danh mục các chữ viết tắt .vii
    Danh mục các bảng viii
    Danh mục các hình vẽ ix
    PHẦN MỞ ĐẦU .1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu .1
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
    3.2. Phạm vi nghiên cứu .2
    4. Phương pháp nghiên cứu .2
    4.1. Phương pháp 2
    4.2. Phương pháp thu thập số liệu .2
    4.2.1. Số liệu sơ cấp 2
    4.2.2. Số liệu thứ cấp 2
    5. Mô hình nghiên cứu 2
    6. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan .3
    7. Đóng góp của đề tài 4
    7.1. Về mặt lý luận 4
    7.2. Về mặt thực tiễn .5
    8. Kết cấu của luận văn .5
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH .6
    1.1. Những vấn đề chung về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược .6
    1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh 6
    1.1.2. Khái niệm quản trị chiến lược .7
    1.1.3. Các giai đoạn của quản trị chiến lược 8
    1.1.3.1. Hoạch định (xây dựng) chiến lược .8
    - iv -1.1.3.2. Thực thi chiến lược 9
    1.1.3.3. Đánh giá chiến lược .9
    1.1.4. Các cấp quản trị chiến lược .9
    1.1.4.1. Chiến lược cấp công ty . 10
    1.1.4.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh 10
    1.1.4.3. Chiến lược cấp bộ phận chức năng . 10
    1.1.4.4. Chiến lược toàn cầu 10
    1.2. Quy trình xây dựng chiến lược . 10
    1.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh 10
    1.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô 11
    1.2.1.2. Phân tích môi trường vi mô (Môi trường ngành) 12
    1.2.2. Phân tích môi trường nội bộ 15
    1.2.3. Xác định sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu 18
    1.2.4. Xác định phương án chiến lược tối ưu . 19
    1.2.4.1. Chiến lược cấp doanh nghiệp . 19
    1.2.4.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh 20
    1.3. Các công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh 23
    1.3.1. Giai đoạn thu thập và hệ thống hóa thông tin 23
    1.3.1.1. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) . 23
    1.3.1.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh . 24
    1.3.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ (IFE) . 24
    1.3.2. Giai đoạn kết hợp (ma trận SWOT) . 24
    1.3.3. Giai đoạn quyết định (ma trận QSPM) 25
    Kết luận Chương 1 26
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CỦA
    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG 27
    2.1. Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long . 27
    2.1.1. Sự hình thành và phát triển 27
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức, hoạt động các phòng ban 28
    2.1.3. Tình hình tài chính của Ngân hàng TMCP Kiên Long giai đoạn
    2006 – 2010 31
    2.2. Phân tích môi trường bên trong của Ngân hàng TMCP Kiên Long . 33
    2.2.1. Năng lực tài chính . 33
    - v -2.2.2. Công nghệ . 40
    2.2.3. Nguồn nhân lực . 41
    2.2.4. Cơ cấu tổ chức 45
    2.2.5. Hoạt động marketing . 46
    2.2.6. Hoạt động nghiên cứu và phát triển . 51
    2.2.7. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE) . 52
    2.3. Phân tích môi trường bên ngoài của Ngân hàng TMCP Kiên Long 54
    2.3.1. Môi trường vĩ mô 54
    2.3.1.1. Môi trường toàn cầu . 54
    2.3.1.2. Môi trường kinh tế . 55
    2.3.1.3. Môi trường chính trị pháp luật 62
    2.3.1.4. Môi trường khoa học công nghệ . 64
    2.3.1.5. Môi trường văn hóa xã hội . 65
    2.3.1.6. Môi trường tự nhiên . 67
    2.3.2. Môi trường vi mô 68
    2.3.2.1. Khách hàng 68
    2.3.2.2. Nhà cung cấp . 69
    2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại . 70
    2.3.2.4. Đối thủ tiềm ẩn . 75
    2.3.2.5. Sản phẩm và dịch vụ thay thế . 76
    2.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) 77
    Kết luận Chương 2 79
    CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG ĐẾN NĂM 2020 . 80
    3.1. Định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 80
    3.2. Mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kiên Long đến năm 2020 81
    3.2.1. Mục tiêu tổng quát 81
    3.2.2. Mục tiêu cụ thể . 81
    3.3. Phân tích ma trận SWOT để hình thành chiến lược 82
    3.4. Phân tích ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược 85
    3.4.1. Lựa chọn nhóm chiến lược SO 85
    3.4.2. Lựa chọn nhóm chiến lược WO 87
    3.4.3. Lựa chọn nhóm chiến lược ST 88
    - vi -3.4.4. Lựa chọn nhóm chiến lược WT . 89
    3.5. Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kiên Long
    đến năm 2020 . 90
    3.5.1. Đào tạo nguồn nhân lực 91
    3.5.2. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ 96
    3.5.3. Định vị thương hiệu 98
    3.5.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức 101
    Kết luận Chương 3 102
    KẾT LUẬN . 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, một bước ngoặc lớn với không
    ít những cơ hội và thách thức. Ngân hàng là một lĩnh vực đang hoạt động rất sôi nổi
    trong nền kinh tế nước ta với sự tham gia của các ngân hàng trong và ngoài nước. Năm
    2010, Việt Nam thực hiện các nguyên tắc trong Thoả thuận GATS/WTO cho phép mở
    cửa hoàn toàn dịch vụ ngân hàng, loại bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân
    hàng trong nước, các giới hạn hoạt động ngân hàng (quy mô, tổng số dịch vụ ngân
    hàng được phép ) đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, thực hiện đối xử công
    bằng giữa tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài
    với nhau. Đây thật sự là một thách thức lớn cho hệ thống ngân hàng trong nước trước
    sức ép cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài, nhưng cũng là động lực thúc đẩy để
    các ngân hàng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ.
    Có thể nói, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay mặc dù đã đạt đến
    một trình độ nhất định nhưng chưa thể sánh kịp với các ngân hàng nước ngoài ở các
    phương diện như: năng lực, trình độ quản lý, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin
    ngân hàng Là một thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng thương
    mại cổ phần (TMCP) Kiên Long đang từng bước phát triển và tự khẳng định mình trên
    thị trường tài chính trong nước. Qua 15 năm hình thành và phát triển, ngân hàng ngày
    càng lớn mạnh, mạng lưới chi nhánh được mở rộng, chất lượng dịch vụ ngày càng
    được nâng cao. Tuy nhiên, so với các ngân hàng ra đời sớm hơn, Ngân hàng TMCP
    Kiên Long vẫn tồn tại một số điểm yếu: quy mô vốn tự có nhỏ, sản phẩm dịch vụ ít đa
    dạng, công nghệ ngân hàng chưa phát triển, năng lực cạnh tranh yếu, cùng với những
    rủi ro từ sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân
    hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long đến năm 2020” nhằm giúp ngân hàng nhận
    diện được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược
    kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển bền vững.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chiến lược kinh doanh.
    - Phân tích môi trường bên trong để xác định điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng
    TMCP Kiên Long.
    - Phân tích môi trường bên ngoài để xác định cơ hội và nguy cơ đối với ngân hàng
    - 2 -TMCP Kiên Long.
    - Xây dựng chiến lược kinh doanh và đề xuất những giải pháp thực hiện các chiến
    lược đã lựa chọn.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
    TMCP Kiên Long.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kiên Long giai đoạn 2006 - 2010.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1. Phương pháp
    + Phương pháp chuyên gia được sử dụng để phân tích các ma trận:
    - Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)
    - Ma trận hình ảnh cạnh tranh
    - Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)
    - Ma trận QSPM
    + Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp: thống kê, so sánh, tổng hợp
    4.2. Phương pháp thu thập số liệu
    4.2.1. Số liệu sơ cấp
    Phỏng vấn 10 chuyên gia là các Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng của Ngân
    hàng TMCP Kiên Long, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại
    khác.
    4.2.2. Số liệu thứ cấp
    - Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kiên
    Long giai đoạn 2006 – 2010.
    - Số liệu được thu thập từ Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục
    thống kê,
    5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng của môn học Quản trị chiến lược trong
    chương trình đào tạo thạc sĩ kinh tế. Sau đó sử dụng ma trận EFE, ma trận hình ảnh
    cạnh tranh, ma trận IFE và ma trận chiến lược SWOT tiến hành phân tích cơ hội, nguy
    cơ, điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng TMCP Kiên Long từ năm 2006 đến năm
    2010. Thông qua quá trình phân tích để xây dựng chiến lược kinh doanh, và cuối cùng
    - 3 -là lựa chọn chiến lược tối ưu bằng ma trận QSPM.

    6. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
    Nghiên cứu về chiến lược kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ
    loại hình doanh nghiệp nào, trong đó có ngành ngân hàng. Vì vậy đề tài này đã thu hút
    được sự quan tâm của rất nhiều tác giả.
    - Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng Đầu tư và
    Phát triển Chi nhánh Bắc Sài Gòn đến năm 2015của tác giả Bùi Ngọc Lan do TS.
    Đinh Công Tiến hướng dẫn năm 2008 cho thấy các điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và
    nguy cơ của ngân hàng này. Tuy nhiên trong quá trình phân tích, tác giả chưa đi sâu
    vào phân tích năng lực tài chính và hoạt động Marketing của ngân hàng. Bên cạnh đó,
    các giải pháp được đưa ra chưa phù hợp với chiến lược được ưu tiên lựa chọn mà
    mang tính dàn trải cho từng bộ phận chức năng.
    - Luận văn thạc sĩXây dựng chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp in bao bì
    Khatoco đến năm 2015của tác giả Hồ Thị Hoàng Hà được sự hướng dẫn của PGS.TS.
    Nguyễn Thị Kim Anh năm 2009 cũng đã xây dựng được chiến lược kinh doanh cho Xí
    nghiệp in bao bì Khatoco thông qua công cụ kiểm soát chiến lược Upstair. Tuy nhiên,
    Thực hiện đánh giá
    bên trong, chỉ ra điểm
    mạnh và điểm yếu
    Lựa chọn
    chiến lược để
    theo đuổi
    Chính
    sách bộ
    phận
    Phân bổ
    nguồn
    lực
    Đo
    lường và
    đánh giá
    mức độ
    thực
    hiện
    HOẠCH ĐỊNH
    CHIẾN LƯỢC
    THỰC THI
    CHIẾN LƯỢC
    ĐÁNH GIÁ
    CHIẾN LƯỢC
    Nêu ra
    nhiệm vụ
    hiện tại,
    mục tiêu
    và chiến
    lược
    Xem
    xét lại
    nhiệm
    vụ của
    công
    ty
    Đặt ra
    mục tiêu
    dài hạn
    Đặt ra
    mục tiêu
    thường niên
    Thực hiện đánh giá
    bên ngoài, chỉ ra cơ
    hội và thách thức
    - 4 -trong quá trình phân tích môi trường nội bộ, tác giả chỉ tập trung phân tích tình hình tài
    chính và nhân sự của xí nghiệp, bỏ qua các yếu tố khác như Marketing, cơ cấu tổ chức,
    khoa học công nghệ, .
    - Luận văn thạc sĩMột số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân
    hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á tại Thành phố Cần Thơ đến năm 2020của
    tác giả Phan Anh Thuấn với người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Nguyễn Thị Liên
    Diệp năm 2011 đã xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho ngân hàng một
    cách khá thuyết phục, nhất là phần giải pháp mang tính thực tiễn cao, áp dụng cho
    từng chiến lược cụ thể. Tuy nhiên, đề tài chủ yếu nghiên cứu tại địa bàn TP Cần Thơ
    nên rất khó vận dụng kết quả nghiên cứu cho các địa bàn khác vì điều kiện kinh tế - xã
    hội và tốc độ phát triển khác nhau.
    - Luận văn thạc sĩĐịnh hướng phát triển cho Trung tâm du lịch suối khoáng nóng
    Tháp Bà Nha Trang đến năm 2020của tác giả Nguyễn Thị Hồng Bắc do PGS.TS.
    Nguyễn Thị Liên Diệp hướng dẫn năm 2011 cho thấy tác giả đã đầu tư nghiêm túc cho
    phương pháp phỏng vấn chuyên gia, đảm bảo tính khách quan của đề tài nghiên cứu.
    Tác giả cũng đã thực hiện đầy đủ các bước của quy trình xây dựng chiến lược kinh
    doanh. Tuy nhiên, cũng như tác giả Bùi Ngọc Lan, các giải pháp được đưa ra chưa gắn
    với từng chiến lược cụ thể.
    Tóm lại, hầu hết các đề tài nghiên cứu về xây dựng chiến lược đã vận dụng được
    các lý thuyết về quản trị chiến lược nói chung để xây dựng chiến lược cụ thể cho từng
    đơn vị. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để tác giả vận dụng trong việc xây dựng
    chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Kiên Long. Bên cạnh đó, hiện nay chưa
    có đề tài nghiên cứu về xây dựng chiến lược cho ngân hàng này, vì vậy lựa chọn chiến
    lược và đưa ra được giải pháp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đến năm 2020
    là mang tính cấp thiết và thiết thực.
    7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
    7.1. Về mặt lý luận
    Ngày nay, quản trị chiến lược là một môn học không thể thiếu đối với các khóa học
    lãnh đạo của bất cứ ngành kinh doanh nào, đặc biệt là ngân hàng. Trong xu thế phát
    triển của kinh tế thị trường, cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu, ngành ngân hàng
    đang là một ngành có tốc độ phát triển cao và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vì thế,
    nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng nói chung và Ngân hàng
    TMCP Kiên Long nói riêng là một khía cạnh mới mà các chuyên gia cũng như các nhà
    - 5 -nghiên cứu đang quan tâm. Đề tài đã khẳng định thêm giá trị của lý thuyết quản trị
    chiến lược khi áp dụng nghiên cứu ở lĩnh vực ngân hàng, những lý thuyết này là nền
    tảng để xây dựng và lựa chọn các chiến lược kinh doanh tối ưu, từ đó tìm ra giải pháp
    để thực thi các chiến lược này, góp phần cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng
    trong thời gian tới.
    7.2. Về mặt thực tiễn
    Đối với ngành ngân hàng hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về trình độ
    công nghệ, chất lượng dịch vụ cũng như nguồn nhân lực. Nghiên cứu đề tài về xây
    dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kiên Long là một cơ hội để ta có
    một cái nhìn toàn cảnh hoạt động của ngân hàng. Việc phân tích các yếu tố thuộc về
    môi trường bên ngoài như môi trường vĩ mô và môi trường vi mô; phân tích các yếu tố
    thuộc về môi trường bên trong như năng lực tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, sản
    phẩm dịch vụ . giúp tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của ngành ngân hàng, thấy
    được những cơ hội và nguy cơ, từ đó có những giải pháp hợp lý để xây dựng, lựa chọn
    chiến lược kinh doanh cho ngân hàng và có những bước phát triển bền vững trong
    tương lai.
    8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày 3
    chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh
    - Chương 2: Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của Ngân hàng Thương
    mại Cổ phần Kiên Long
    - Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
    Kiên Long đến năm 2020
    - 6 -CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
    1.1. Những vấn đề chung về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược
    1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh
    “Chiến lược” là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos” dùng trong quân
    sự, nhà lý luận quân sự thời cận đại Clawzevit cũng cho rằng: Chiến lược quân sự là
    nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế. Một xuất bản của từ điển Larous coi: chiến lược là
    nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để giành chiến thắng [11].
    Học giả Đào Duy Anh, trong từ điển tiếng Việt đã viết: “chiến lược là các kế hoạch
    đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận”. Như vậy, trong lĩnh vực quân
    sự, thuật ngữ chiến lược nói chung đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm
    giành thắng lợi của một cuộc chiến tranh [11].
    Thập kỷ 60, thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và
    thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh” ra đời. Quan niệm về chiến lược kinh doanh phát
    triển theo thời gian và người ta tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau.
    Năm 1962, Chandler định nghĩa chiến lược như là “việc xác định các mục tiêu,
    mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động
    cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này” [11].
    Năm 1980, Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn “Chiến lược là mô
    thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành
    động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ” [11].
    Theo Fred R. David, “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài
    hạn. Chiến lược kinh doanh có thể bao gồm: sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt
    động, hình thức sở hữu, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu,
    thanh lý, liên doanh .” [3].
    Định nghĩa về chiến lược của Michael E. Porter, theo ông, 1) Chiến lược là sự sáng
    tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt. Cốt lõi của thiết
    lập vị thế chiến lược là việc lựa chọn các hoạt động khác với đối thủ cạnh tranh (cũng
    có thể là hoạt động khác biệt hoặc cách thực hiện hoạt động khác biệt; 2) Chiến lược là
    sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh. Điểm cốt lõi là chọn những gì cần thực hiện và
    những gì không thực hiện; 3) Chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt
    động của công ty. Sự thành công của chiến lược phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các
    hoạt động và sự hội nhập, hợp nhất của chúng. Theo Michael E. Porter, chiến lược là
    sự tạo ra vị thế độc đáo và có giá trị bao gồm sự khác biệt hóa, sự lựa chọn mang tính

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Thị Kim Anh (2009), Quản trị chiến lược, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
    2. Nguyễn Thị Hồng Bắc (2011), Định hướng phát triển cho Trung tâm du lịch suối
    khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang đến năm 2020, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường
    Đại học Nha Trang.
    3. Fred R. David (sách dịch) (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê.
    4. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2010), Chiến lược và chính sách kinh
    doanh, NXB Lao động – Xã hội.
    5. Hồ Thị Hoàng Hà (2009), Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp in bao bì
    Khatoco đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang.
    6. Nguyễn Quốc Hương (2005), Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
    Thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Kinh
    tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
    7. Dương Quốc Khánh (2006), Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ
    phần Phương Nam đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế
    TP. Hồ Chí Minh.
    8. Bùi Ngọc Lan (2008), Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng đầu tư và
    phát triển chi nhánh Bắc Sài Gòn đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường
    Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
    9. Từ Tiến Phát (2005), Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ
    phần Á Châu giai đoạn 2006 – 2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh
    tế TP. Hồ Chí Minh.
    10. Michael E. Porter (sách dịch) (2009), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ.
    11. Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm (2009), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại
    học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    12. Phan Anh Thuấn (2011), Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của
    Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á tại Thành phố Cần Thơ đến năm 2020,
    Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ.
    13. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Quản trị chiến lược, NXB Thống kê.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...