Thạc Sĩ Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty lương thực Long An đến năm 2015

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Danh mục các từ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    Danh mục các phụ lục
    Mở đầu
    1- Lý do chọn đề tài.
    2- Mục tiêu của đề tài
    3- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
    4- Phạm vi của đề tài
    5- Các phương pháp thực hiện đề tài
    6- Bố cục luận văn
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1
    1.1 Tổng quan về quản trị chiến lược 1
    1.1.1 Khái niệm về chiến lược .1
    1.1.2 Khái niệm về quản trị chiến lược 1
    1.1.3 Vai trò của quản trị chiến lược đối với việc phát triển doanh nghiệp .2
    1.1.4 Qui trình quản trị chiến lược toàn diện 3
    1.1.5 Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược 5
    1.2 Tổng quan về ngành lương thực . 10
    1.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ gạo trên thế giới và xu hướng tiêu thụ . 11
    1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo của Việt Nam 13
    1.2.3 Giới thiệu về Hiệp hội lương thực Việt Nam (Việt Nam Food
    Association - VFA) 15
    1.2.4 Tầm quan trọng trong xây dựng chiến lược đối với ngành lương thực 17
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LƯƠNG
    THỰC LONG AN TRONG THỜI GIAN QUA . 20
    2.1 Giới thiệu tổng quát về Công ty lương thực Long An . 20
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty lương thực Long An 20
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 20
    2.1.3 Cơ sở vật chất và kỹ thuật . 22
    2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . 23
    2.1.5 Các thành tích thể hiện hiệu quả và uy tín doanh nghiệp . 25
    2.2 Phân tích các yếu tố nội bộ tại Công ty lương thực Long An 25
    2.2.1 Nguồn nhân lực 25
    2.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh . 26
    2.2.3 Hoạt động marketing 27
    2.2.4 Hoạt động quản lý tài chính 28
    2.2.5 Hệ thống thông tin 30
    2.2.6 Văn hoá doanh nghiệp 30
    2.2.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) . 31
    2.3 Phân tích môi trường bên ngoài 33
    2.3.1 Môi trường vĩ mô 33
    2.3.2 Môi trường vi mô 37
    2.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) . 45
    CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC
    LONG AN ĐẾN NĂM 2015 49
    3.1 Sứ mạng và mục tiêu phát triển của công ty 49
    3.1.1 Xác định sứ mạng . 49
    3.1.2 Xác định mục tiêu . 49
    3.2 Dự báo xu thế tiêu thụ gạo đến năm 2015 . 54
    3.3 Xây dựng và lựa chọn chiến lược . 56
    3.2.1 Ma trận SWOT . 56
    3.2.2 Lựa chọn các chiến lược thích hợp . 59
    3.3 Các giải pháp thực hiện chiến lược . 72
    3.3.1 Giải pháp tăng cường các hoạt động marketing 72
    3.3.2 Giải pháp tăng cường đầu tư . 74
    3.3.3 Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực . 74
    3.3.4 Giải pháp về hệ thống thông tin 76
    3.4 Kiến nghị 77
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    MỞ ĐẦU
    1 – Lý do chọn đề tài.
    Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay và khi Việt Nam đã chính
    thức được công nhận là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO),
    nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng đang
    đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn và thử thách. Khả
    năng tăng sản lượng của một số mặt hàng trong đó có mặt hàng gạo đã đạt đến
    ngưỡng khó tăng thêm vì diện tích canh tác lúa nước là 1,5 - 1,9 triệu ha ở đồng
    bằng sông Cửu Long tương ứng cho lượng xuất khẩu khoảng 4,5 - 5 triệu tấn/năm.
    Muốn tăng thêm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo này chúng ta phải chủ động
    tăng giá trị xuất khẩu bằng nhiều cách:
    - Tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường tiềm năng để ký được hợp đồng giá
    cao hơn thị trường truyền thống.
    - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo cao cấp 5% và 10% tấm và gạo đặc sản (gạo thơm
    và nếp) vì loại gạo này giá cao hơn gạo cấp trung bình 15% và cấp thấp 25% tấm từ
    50 - 100 USD/tấn.
    - Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thường chỉ tập trung quan tâm đến sản xuất
    (Production orientation) và chú trọng tới việc cạnh tranh để bán được hàng (Sales
    orientation) không quan tâm đến việc gắn sản xuất với thị trường, không chủ động
    trong việc nên tập trung sản xuất loại gạo nào bán cho thị trường nào luôn ở trạng
    thái bị động, ở tư thế đợi khách hàng đến mua, không có thương hiệu riêng của
    mình để tạo lợi thế trong cạnh tranh. Khi phải tự vận động trong điều kiện nền kinh
    tế thị trường các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chiến lược nhất
    là trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới. “Một quốc gia, một tổ
    chức không có chiến lược cũng giống như con tàu không có bánh lái, sẽ không biết
    đi về đâu”. [‘’] Giáo sư Rolf Dubs giảng viên đại học ST Gallen, Thụy Điển nhận
    định rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đầu tư tới giá trị
    chiến lược. Các doanh nghiệp thường bị cuốn vào vòng xoáy của công việc phát
    sinh hàng ngày liên quan đến sản xuất, mua hàng, khách hàng, quản lý công nợ
    phát sinh đến đâu giải quyết đến đó chứ không hề được hoạch định một cách bài
    bản. Công tác xây dựng chiến lược không được quan tâm hầu như không có cuộc
    hợp chuyên đề bàn về vấn đề chiến lược để đánh giá, điều chỉnh chiến lược phù hợp
    với biến động thực tế của nền kinh tế thị trường (Kênh thông tin kinh tế tài chính và
    thị trường chứng khoán ngày 27/09/2008).
    Với môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và cạnh tranh gay gắt đòi hỏi
    các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp trên cơ sở phát huy điểm
    mạnh, khắc phục điểm yếu tận dụng thời cơ và hạn chế mối đe doạ. Với mong
    muốn góp phần vào sự phát triển của Công ty lương thực Long An, tôi chọn đề tài
    “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Lương Thực Long An đến năm
    2015” để làm luận văn.
    2 - Mục tiêu của đề tài.
    Đề tài được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
    + Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh; khái niệm về
    chiến lược và quản trị chiến lược, quy trình xây dựng và lựa chọn chiến lược làm cơ
    sở cho đề tài.
    + Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đánh giá
    các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.
    + Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho công ty đến năm 2015.
    + Đề xuất các giải pháp nhằm triển khai thành công các chiến lược đề ra.
    3 - Ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
    Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc giúp Công ty Lương Thực Long An định
    hướng chiến lược kinh doanh, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng lợi nhuận,
    giúp công ty giữ vững và phát triển được vị thế và hiệu quả kinh doanh của mình
    trước tình hình kinh doanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
    4 - Phạm vi của đề tài.
    Nghiên cứu chủ yếu các hoạt động bên trong doanh nghiệp như vấn đề quản lý
    sản xuất, kinh doanh, marketing, quản lý tài chính, nguồn nhân lực và các yếu tố
    của môi trường bên ngoài tác động đến công ty.
    5 – Các phương pháp thực hiện đề tài.
    a) Phương pháp định lượng:
    - Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu theo trình tự thời gian lấy từ các
    nguồn Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam,
    Công ty Lương Thực Long An
    - Phương pháp lấy ý kiến của các chuyên gia: Từ các chuyên gia trong lĩnh
    vực kinh doanh lương thực ở Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood II),
    một số công ty thành viên, Ban giám đốc và lãnh đạo phòng ở Công ty Lương Thực
    Long An.
    - Phương pháp phân tích: Trên cơ sở thông tin và số liệu thu thập dùng phần
    mềm SPSS 12.0 xử lý.
    b) Phương pháp định tính:
    - Phương pháp tổng hợp: Nhận định môi trường bên trong và bên ngoài
    doanh nghiệp, các cơ hội và nguy cơ để định hướng phát triển sản phẩm
    - Phương pháp suy luận logic: Kết quả phân tích và các thông tin được tổng
    hợp để đề ra các giải pháp phù hợp.
    6 - Bố cục luận văn.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này có 75 trang, 21 bảng, 15 hình, 04
    phụ lục, kết cấu trong 3 chương.
    - Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
    - Chương II: Thực trạng hoạt động của Công ty Lương Thực Long An trong
    thời gian qua.
    - Chương III: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Lương Thực Long
    An đến năm 2015.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...