Luận Văn Xây dựng chiến lược kinh doanh cho nhà máy xay xát Tân Mỹ Hưng giai đoạn 2006-2011

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 7/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu

    1.1. Sự cần thiết của đề tài
    Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thương trường thì việc quan trọng và cần thiết nhất là phải hướng doanh nghiệp mình đi trên một con đường đúng đắn và phù hợp với sự thay đổi thường xuyên và đột ngột của môi trường nhằm đạt được sự thích nghi cao độ, đảm bảo sự bền vững cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này, không gì khác hơn, các doanh nghiệp phải xác định và xây dựng một chiến lược kinh doanh thật đúng đắn cho chính doanh nghiệp mình, bởi vì chiến lược kinh doanh chính là cơ sở, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
    Với việc xây dựng chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ môi trường hoạt động của mình, từ đó có thể nhận thấy rõ những cơ hội, điểm mạnh, nguy cơ và điểm yếu, qua đó giúp doanh nghiệp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, hạn chế điểm yếu và giảm thiểu nguy cơ cho hoạt động của doanh nghiệp mình. Bởi vậy, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, muốn kinh doanh thắng lợi doanh nghiệp phải hiểu rõ các yếu tố của môi trường kinh doanh, để có thể đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, chỉ khi nào làm được như vậy thì sản phẩm-dịch vụ của doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh lại sản phẩm-dịch vụ của đối thủ không chỉ trong nội địa mà còn các nước trong khu vực, để nhằm mục tiêu hướng đến một tương lai tốt đẹp cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
    Hiện nay, nhà máy xay xát Tân Mỹ Hưng hoạt động không hiệu quả với nhiều nguyên nhân khác nhau từ khâu quản lý, nguyên liệu đầu vào, sản xuất, sản phẩm đầu ra. Nhà máy đang đứng trước bờ vực thẳm của sự phá sản, để giúp nhà máy thoát khỏi tình trạng trên em vận dụng kiến thức học ở nhà trường xây dựng một chiến lược cho nhà mày để nhà máy hoạt động có hiệu quả hơn, thoát khỏi tình trạng phải đóng của như hiện nay. Nên em đã chọn đề tài "Xây dựng chiến lược hoạt động cho nhà máy xay xát Tân Mỹ Hưng giai đoạn 2006-2010"
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Như đã phân tích ở phần lý do chọn đề tài, do môi trường kinh doanh của ngành ngày một khó khăn. Vì vậy, với việc “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho nhà máy xay xát Tân Mỹ Hưng”, em hy vọng đạt được các mục tiêu sau:
    (1) Nhận biết được các điểm mạnh, điểm yếu đồng thời thấy được các cơ hội và thách thức của nhà máy.
    (2) Giúp nhà máy khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách và mở cửa hoạt động trở lại bình thường.
    (3) Tiến hành cổ phần hóa vào đầu năm 2010
    1.3. Phạm vi nghiên cứu
    Thời gian nghiên cứu: từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2010
    Không gian nghiên cứu: Nội bộ nhà máy, vùng nguyên liệu thị trấn Phú Mỹ
    Đối tượng nghiên cứu: Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài này chỉ dừng lại ở một số vấn đề cơ bản, không đi sâu phân tích môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp mà chỉ đi sâu vào phân tích môi trường vi mô của nhà máy, để từ đó tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh khôi phục lại nhà máy.
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    Bước 1: Thu thập số liệu
    Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách quan sát thực tế, phỏng vấn ban lãnh đạo, công nhân viên, Riêng các số liệu về đối thủ cạnh tranh thì được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi.
    Các số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua các bản kế toán, báo cáo tài chính, những biên bản hợp đồng của nhà mới với công ty Agromas, tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, cục thống kê,
    Bước 2: Phương pháp xử lý số liệu
    (1) Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đưa ra nhận xét.
    (2) Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình hoạt động của nhà máy.
    (3) Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia (phòng kinh tế huyện Phú Tân, phòng kinh tế Tỉnh) để tìm hướng giải quyết.
    (4) Phương pháp phân tích ma trận SWOT: là kỹ thuật để phân tích và sử lý kết quả nghiên cứu của môi trường hoạt động bằng cách kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, từ đó đề ra chiến lược một cách khoa học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...