Tiểu Luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho nhà máy xay xát Sanh Lợi tại An Giang

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1/ Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

    Tên nhà máy: Nhà máy xay xát Sanh Lợi
    Trụ sở: Ấp Trung 3, Thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, An Giang
    Tổng vốn đầu tư 2.603 triệu đồng, trong đó:
    Vốn tài trợ của dự án: 1.396 triệu đồng, chiếm 53,63% để xây dựng nhà bao che và thiết bị.
    Vốn hợp tác xã: 1.207 triệu đồng, chiếm 46,37% trong đó góp vốn đối ứng 10%, phần còn lại mua mặt bằng làm nền móng và máy sấy.
    Nhà máy xay xát Sanh Lợi đươc hình thành theo dự án “Nghiên cứu và phát triển công nghệ sau thu hoạch”. Nhà máy là một bộ phận của hợp tác xã, do đó mọi hoạt động của nhà máy đều chịu sự quản lý của hợp tác xã, nhà máy được triển khai xây dựng vào đầu năm 2005 trên cơ sở của hợp đồng số 256/DA-AO do hai bên ký ngày 13/8/2002 giữa doanh nghiệp cơ điện nông nghiệp III (AGROMAS) đại diện của Chính phủ Áo và Hợp tác xã Sanh Lợi.
    Nhà máy có tư cách pháp nhân đầy đủ theo qui định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, có điều lệ tổ chức hoạt động, chịu trách nhiệm hữu hạn về kết quả sản xuất kinh doanh, được hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính, có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo qui định của Luật doanh nghiệp và Nghị quyết của Đại hội cổ đông.
    Nhà máy được xây dựng và đưa vào hoạt động ngày 14/04/2005 với diện tích tổng cộng là: 2.340 m2, trong đó:
    - Kho chứa trấu: 1000 m2
    - Nhà : 240 m2
    - Nhà xưởng: 1100 m2
    Nhà máy được xây dựng trên khu đất được mua lại của nông dân xã Tân Hòa, huyện Phú Tân, nhà máy nằm sát sông Vàm Nao thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường thủy góp phần làm giảm chi phí vận chuyển cho nông dân, và hàng sáo.
    Nhà máy được thiết kế với công suất khoảng 2,5 tấn/giờ
    Nhà máy có 2 lò sấy, đây là hệ thống sấy tĩnh đảo chiều gió do Đại học Lâm Nông thiết kế với công suất 16 tấn/mẻ, thời gian trung bình 20-30 giờ/mẻ. Với 2 lò trong nhà máy có thể phục vụ nhu cầu trong năm khoảng 1920 tấn và tỷ lệ hao hụt sau là 18%. Hoạt động của máy gắn liền với hoạt động của nhà máy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển từ qúa trình sang quá trình xay xát.

    1.2/ Chức năng, nghĩa vụ, phương thức hoạt động
    Chức năng
    Tổ chức sản xuất kinh doanh, chế biến lương thực, hỗ trợ xã viên trong việc gắn kết trồng trọt nếp làm nguyên liệu đưa vào nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
    Nghĩa vụ
    Quản lý và sử dụng tài sản của dự án đúng theo qui định và có hiệu quả.
    Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước những người góp vốn về kết quả hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm do doanh nghiệp làm ra.
    Đăng ký và tổ chức thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của bộ luật lao động.
    Thực hiện các qui định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy.
    Thực hiện các qui định của Nhà nước về tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo qui định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo.
    Chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo qui định của pháp luật, tuân thủ các qui định về thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
    Đảm bảo về trách nhiệm hoàn trả vốn tài trợ và các khoản vay khác, thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật và các nội dung đã thỏa thuận nêu trong hợp đồng số 256/DA-AO.
    Phương thức hoạt động
    Hoạt động sản xuất-kinh doanh:
    ã Thu mua nếp của xã viên và nông dân trong khu vực.
    ã Tổ chức -xay xát.
    ã kinh doanh gạo nếp, phụ phẩm, phế phẩm.
    Hoạt động gia công: nhà máy thực hiên , xay xát, lau bóng theo yêu cầu cho các hàng sáo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...