Tiểu Luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho mặt hàng gạo xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu an gian

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    278140805" CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ANGIMEX 1
    278140806" 1.1. Tổng quan về công ty. 1
    278140807" 1.2. Lĩnh vực hoạt động: 1
    278140808" 1.3. Năng lực sản xuất 1
    278140809" 1.4. Quá trình hình thành. 1
    278140810" 1.5. Kết quả xuất khẩu gạo trong các năm gần đây. 2
    1.6. Tầm nhìn và sứ mệnh . 2
    278140811" CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 3
    278140812" 2.1. Yếu tố kinh tế. 3
    278140813" 2.2. Yếu tố nhân khẩu học. 4
    278140814" 2.3. Yếu tố chính trị 4
    278140815" 2.4. Yếu tố tự nhiên. 5
    278140816" 2.5. Yếu tố công nghệ. 6
    278140817" CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP. 8
    278140818" 3.1. Khách hàng. 8
    278140819" 3.2. Đối thủ cạnh tranh. 9
    278140820" 3.2.1. Tổng quan về cạnh tranh trong ngành. 9
    278140821" 3.2.2. Xác định đối thủ cạnh tranh. 9
    278140822" 3.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh. 10
    278140823" 3.3. Đối thủ cạnh trạn tiềm ẩn. 13
    278140824" 3.4. Nhà cung cấp. 14
    278140825" 3.5. Sản phẩm thay thế. 15
    278140826" CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 16
    278140827" 4.1. Chuỗi giá trị của công ty Angimex. 16
    278140828" 4.2. Các hoạt động chủ yếu. 17
    278140829" 4.2.1. Hậu cần đầu vào. 17
    278140830" 4.2.2. Vận hành. 17
    278140831" 4.2.3. Hậu cần đầu ra. 18
    278140832" 4.2.4. Marketing và bán hàng. 18
    278140833" 4.3. Các hoạt động hỗ trợ. 19
    278140834" 4.3.1. Thu mua. 19
    278140835" 4.3.2. Phát triển công nghệ. 19
    278140836" 4.3.3. Quản trị nguồn nhân lực. 19
    278140837" 4.3.4. Cơ sở hạ tầng. 19
    278140838" 4.4. Ma trận đánh giá nội bộ: 23
    278140839" CHƯƠNG V: CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY ANGIMEX 24
    278140840" 5.1. Mục tiêu của công ty đến năm 2015. 24
    278140841" 5.2. Đề ra một số giải nhóm giải pháp chính để thực hiện chiến lược. 25
    278140842" 5.2.1. Chiến lược tích hợp dọc về phí trước. 25
    278140843" 5.2.2. Chiến lược tích hợp dọc về phía sau. 26
    278140844" 5.2.3. Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo cao cấp. 26


    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ANGIMEX1.1. Tổng quan về công ty
    Ngày thành lập: 23 – 7 – 1976
    Tên giao dịch trong nước: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG.
    Tên giao dịch quốc tế: AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY
    Tên viết tắt: ANGIMEX
    Tiền thân: CÔNG TY NGOẠI THƯƠNG AN GIANG.
    Địa chỉ công ty: 01 Ngô Gia Tự - TP.Long Xuyên – An Giang
    Điện thoại: 0763. 842 625, 0763. 841 548, Fax: 0763. 843 239, 0763. 842 625
    Email: >[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    Website: http://www.angimex.com.vn
    Mã số thuế: 1600230737
    1.2. Lĩnh vực hoạt động:


    Sản xuất, chế biến và kinh doanh gạo tiêu thụ nội địa, cung ứng xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp.
    Kinh doanh xe mô tô và phụ tùng qua hệ thống cửa hàng do HONDA Việt Nam ủy nhiệm.
    Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ).
    Liên doanh với Công ty Kitoku Shinryo (Nhật Bản) thành lập Công ty TNHH ANGIMEX – KITOKU, chuyên trồng, sản xuất, chế biến các loại gạo, nếp: Jasmine, Japonica.
    Liên doanh với Sài Gòn CO.OP, Sài Gòn SATRA và AFIEX An Giang, thành lập Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn – An Giang hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, siêu thị.
    1.3. Năng lực sản xuất
    ANGIMEX có năng lực sản xuất 350.000 tấn gạo/năm với hệ thống các nhà máy chế biến lương thực được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, giao thông thuận lợi, sức chứa kho trên 80.000 tấn và hệ thống máy xay xát, lau bóng gạo hiện đại, chất lượng sản phẩm được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
    1.4. Quá trình hình thành
    Vào ngày 23 tháng 7 năm 1976, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 73/QĐ-76, do Chủ tịch tỉnh Trần Tấn Thời ký, thành lập Công ty Ngoại thương An Giang – ANGIMEX. Tháng 9/1976, ANGIMEX chính thức đi vào hoạt động.
    Năm 1979: Công ty đổi tên thành Công ty Liên hiệp Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang, trụ sở tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.
    Năm 1982: Thành lập Trạm giao nhận TP. Hồ Chí Minh (nay là Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh).

    Năm 1988: Đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang. ANGIMEX được Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp.
    Năm 1991: Thành lập Công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU.
    Năm 1992: Đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang.
    Năm 1998: Thành lập đại lý ủy nhiệm đầu tiên của Honda Việt Nam.
    Năm 2000: Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ hai của Honda Việt Nam.
    Năm 2004: Thành lập Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin NIIT – ANGIMEX.
    Năm 2005: Khai trương đại lý điện thoại S-Fone – ANGIMEX.
    Năm 2006: Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ ba của Honda Việt Nam.
    Năm 2007: ANGIMEX góp vốn với Công ty TNHH SAGICO kinh doanh bán lẻ qua hệ thống siêu thị.
    Năm 2008: ANGIMEX chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần. Thành lập Nhà máy Gạo an toàn. Thương hiệu gạo Jasmine Châu Phú ra thị trường với sự hợp tác giữa ANGIMEX và Saigon Co.op. Khai trương Trung tâm Bảo dưỡng và Dịch vụ sửa chữa do Honda ủy nhiệm. Tạm ngưng kinh doanh điện thoại.
    Năm 2009: Nhãn hàng gạo An Gia, Mục Đồng của ANGIMEX ra mắt thị trường nội địa. ANGIMEX giới thiệu hai công cụ hỗ trợ cho người nông dân: Phần mềm Tính hiệu quả sản xuất lúa và Dịch vụ Tin nhắn báo giá mua gạo nguyên liệu. Chuyển giao Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin NIIT cho đối tác mới.
    Năm 2010: Khai trương dịch vụ của Trung tâm Honda ANGIMEX “Đổi xe cũ lấy xe mới”. ANGIMEX là nhà phân phối độc quyền sản phẩm phân vi sinh Dasvila tại thị trường An Giang.
    1.5. Kết quả xuất khẩu gạo trong các năm gần đây
    Trong giai đoạn từ 2003 – 2005, sản phẩm gạo xuất khẩu tại Angimex chủ yếu là những loại gạo cấp trung bình thấp 15% và 25% tấm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây công ty đang đẩy mạnh việc chế biến những sản phẩm gạo chất lượng cao 5% tấm, Jasmine và gạo nếp để mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu như: Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia , thị trường Châu Phi, Châu Âu, Canada, Australia chiếm tỷ lệ rất thấp. Năm 2007 Angimex xuất khẩu chiếm 3,11% tổng sản lượng xuất khẩu cả nước, năm 2008 chiếm 2,88% và năm 2009 chiếm 2,16% tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước.
    1.6. Tầm nhìn và sứ mệnh
    Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành một trong năm công ty xuất khẩu gạo hàng đầu cả nước vào năm 2015.
    Sứ mệnh: Angimex không ngừng đa dạng hóa các chủng loại gạo, mở rộng lãnh thổ phân phối nhằm phát triển hơn vị trí hiện tại trên thị trường. Bên cạnh đó Angimex luôn là nơi chia sẻ trách nhiệm ươm mầm và phát triển tài năng cùng xã hội.
    ​ ​ ​ CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ2.1. Yếu tố kinh tế
    Đầu năm 2010, lãi suất cho vay là khoảng 18% - 20%. Vào tháng 4, với sự can thiệp của chính phủ và ngân hàng nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay xuống tối đa là 15%, đối với các trường hợp đặc biệt là 18% [1]. Vào đầu tháng 7, các ngân hàng thương mại đồng thuận giảm lãi suất cho vay xuống còn 12%- 12,5% và hiệp hội phấn đấu vào tháng 9/2010 lãi suất xuống mức khoảng 10,2%-10,5%/năm [2] và theo Standard Chartered, Lãi suất cơ bản sẽ ở mức khoảng 10% trong năm 2011 [3]. Lãi suất cho vay giảm dần dẫn đến chi phí trả lãi vay sẽ giảm và từ đây lợi nhuận của công ty sẽ tăng. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay giảm là điều kiện để công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra, ngân hàng nhà nước còn yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay với các đối tượng trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp hơn các đối tượng khác [4], đây là cơ hội rất thuận lợi cho các công ty xuất khẩu trong đó có công ty xuất khẩu gạo Angimex và đồng thời cũng làm gia tăng lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới.
    Để cân bằng cán cân thương mại, nhà nước buộc phải điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng VND và đồng USD, tỷ giá đồng nội tệ giảm và tỷ giá đồng USD tăng, cụ thể vào ngày 17/8/2010 tỷ giác tăng từ 18.544 VND lên 18.932 VND (tăng gần 2,1%) [5] và ngày 6/9 thì từ 18.932 VND lên 19.500 VND [6] .Theo Standard Chartered cho rằng tỷ giá giữa USD-VND sẽ giữ mức 19.900 vào cuối năm nay (cao hơn mức 19.600 đồng trong báo cáo trước đó). Đến cuối quý một năm 2011, một USD có thể đổi được 20.000 đồng và con số này sẽ là 20.800 đồng vào cuối năm [7], đồng Việt Nam mất giá sẽ không có lợi cho tình hình nhập siêu của nước ta. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Jonathan Pincus, thuộc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định: “Tôi không cho là việc giảm giá đồng nội tệ 2% có thể có nhiều tác động đối với thâm hụt thương mại. Nhưng tôi cho rằng, tiền đồng vẫn đang được định giá cao hơn so với giá trị thực và đây là một bước đi đúng hướng” [8], nhận định cho thấy trong thời gian tới tỷ giá USD/VN còn tăng và sẽ thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng, điều này rất có lợi cho cộng ty xuất khẩu và làm gia tăng lợi nhuận của các công ty trong thời gian tới trong đó có công ty Angimex.


    Bên cạnh đó, Tăng trưởng GDP năm 2011 dự kiến tăng 7,2%, Việt Nam cùng với Indonesia và Ấn Độ là 3 nước Châu Á duy nhất có mức tăng trưởng năm 2011 cao hơn năm 2010 [9]. Tăng trưởng GDP tăng cho thấy thu nhập và mức sống của người dân tăng vì vậy nhu cầu của mỗi người dân cũng được nâng cao. Để đáp ứng được nhu cầu đó các doanh nghiệp phải ra sức thay đổi và đáp ứng ngày càng cao cho khách hàng.
    Dự kiến lạm phát năm 2011 ở mức 10,5% [10], ở mức lạm phát này tương đối cao vì vậy giá nguyên liệu đầu vào công nghiệp tăng (xi măng, thép, ga, phân bón ) và giá các mặt hàn thiết yếu tăng (gạo, muối, sữa, đường ). Đây là cơ hội cũng như thách thức đối với các công ty, trong đó có công ty Angimex.
    2.2. Yếu tố nhân khẩu học
    Hiện nay, cơ cấu dân số Việt Nam được các nhà nhân khẩu học trong và ngoài nước phân tích và nhận định là “cơ cấu dân số vàng”. Dân số Việt Nam vừa bước vào giai đoạn có nhiều người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có tay nghề rất khan hiếm, cả nước chỉ có 13,3% nhân lực có tay nghề. Trong dó, 2,6% đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% trung cấp, 1,6% cao đẳng, 4,2% đại học và 0,2% trên đại học. [11] Tín hiệu này cho thấy nguồn nhân lực có tay nghề đang bị cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường. Cuộc cạnh tranh này càng gay gắt hơn khi giai đoạn cơ cấu dân số vàng bắt đầu cũng là dấu hiệu báo tin dân số nước ta đang già hóa. Theo dự báo, nước ta sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số vào năm 2015 [12]. Từ đây có thể cho thấy rằng, vấn đề nguồn nhân lực là một thách thức cho Angimex và các công ty trong ngành trong vấn đề chiêu mộ và giữ chân nhân tài trong hiện tại và thời gian sắp tới.
    2.3. Yếu tố chính trị
    Chính phủ đã thành lập quỹ đầu tư, hỗ trợ nhằm mục đích nâng cao chất lượng lúa gạo, đảm bảo thu nhập cho nông dân. Quỹ này sẽ hoạt động ngay trong năm 2010, bảo đảm những hỗ trợ sẽ đến tận tay người dân. Ngoài ra, quỹ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân vay không lãi suất (hoặc hỗ trợ lãi suất) để đầu tư xây dựng hệ thống liên hoàn gồm: sấy lúa, xay xát, kho bảo quản . hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo. Bên cạnh đó, VFA sẽ hỗ trợ máy tính cho hơn 1.300 xã trồng lúa, mỗi xã 2-3 máy tính kết nối Internet để nông dân truy cập thông tin phục vụ sản xuất lúa. [13]



    [1] Minh Đức.11/04/2010. Lãi suất cho vay VND sẽ phổ biến dưới 15%/năm [trực tuyến]. Đọc từ: http://vneconomy.vn/20100411105151870p0c6/lai-suat-cho-vay-vnd-se-pho-bien-duoi-15nam.htm (Đọc ngày 03.09.2010)

    [2] Minh Đức.25/06/2010. Sẽ giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7 [trực tuyến]. Đọc từ: http://vneconomy.vn/20100625084414501p0c6/se-giam-lai-suat-cho-vay-vnd-tu-dau-thang-7.htm (Đọc ngày 03/09/2010). Tài liệu đã dẫn

    [3] Nhật Minh. 8/9/2010. Standard Chartered dự báo tiền đồng sẽ tiếp tục giảm giá [trực tuyến]. Đọc từ ebank.vnexpress.net/GL/Ebank/Tin-tuc/Nha-dau-tu/2010/09/3BA20220/ (Đọc ngày 7/11/2010). Tài liệu đã dẫn

    [4] Minh Đức.25/06/2010. Tài liệu đã dẫn

    [5] Kiều Oanh. 20/08/2010. Giới chuyên gia dự báo xu hướng tỷ giá USD/VND [trực tuyến]. Đọc từ: http://vneconomy.vn/20100819032443753P0C6/gioi-chuyen-gia-du-bao-xu-huong-ty-gia-usdvnd.htm (Đọc ngày 03/09/2010). Tài liệu đã dẫn

    [6] Không tác giả. Không ngày tháng. Đọc từ: http://www.acb.com.vn/tygia (Đọc ngày 06/09/2010)

    [7] Nhật Minh. Tài liệu đã dẫn

    [8] Kiều Oanh. Tài liệu đã dẫn

    [9] L.Thanh. 29/10/2010. Standard Chartered: Dự báo tỷ giá lên 20.800 đồng/USD vào cuối năm 2011 [trực tuyến]. Đọc từ:http://dvt.vn/20101029022625565p0c6 .y-gia-len-20800-dongusd-vao-cuoi-nam-2011.htm (Đọc ngày 07/11/2010). Tài liệu đã dẫn

    [10] L.Thanh. Tài liệu đã dẫn

    [11] Hạ Anh. 22/07/2010. Việt Nam có dân số vàng nhưng nguồn nhân lực “lấm lem” [trực tuyến]. Vietnamnet. Đọc từ: http://vietnamnet.vn/giaoduc/201007/viet-nam-co-dan-so-vang-nhung-nguon-nhan-luc-lam-lem-923912/ (đọc ngày 04/09/2010).

    [12] Nguyễn Bá Thủy. 08/07/2010. Dân số Việt Nam năm 2010: Cơ hội và thách thức. [trực tuyến].
    Trang Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đọc từ: http://www.na.gov.vn/htx/vietnamnet/default.asb?newid=40463#pcscozub0p11 (Đọc ngày 04/09/2010)

    [13] Vân trường – P. Nguyên. 23/01/2010. Xuất khẩu gạo năm 2010: Khó khăn mới, đối thủ mới. [trực tuyến]. Đọc từ: http://tuoitre.vn/Kinh-te/360113/Xuat-khau-gao-nam-2010-Kho-khan-moi-doi-thu-moi.html. (Đọc ngày: 04/11/2010)
     
Đang tải...