Luận Văn Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực xi măng của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ giai đoạn 20

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN TÓM TẮT 5
    CHƯƠNG 1. 1
    TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
    1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1
    1.2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    1.2.1. Mục tiêu 2
    1.2.2. Phạm vi 2
    1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
    1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2
    1.3.2. Phương pháp phân tích 3
    1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3
    1.5. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 3
    Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP. Chương này trình bày tóm tắt lý thuyết cơ bản có liên quan đến đề tài. Sau cùng là mô hình nghiên cứu cụ thể cho đề tài “xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty giai đoạn 2010-2015. 4
    CHƯƠNG 2. 5
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP 5
    2.1.GIỚI THIỆU 5
    2.2. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 5
    2.2.1. Chiến lược 5
    2.2.2. Quản trị chiến lược 5
    2.3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 6
    2.3.1 Xác định nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại của tổ chức 7
    2.3.2. Xét lại nhiệm vụ kinh doanh 7
    2.3.3. Nghiên cứu môi trường kinh doanh 7
    2.3.4. Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu 9
    2.3.5. Thiết lập mục tiêu dài hạn 11
    2.3.6. Xây dựng và lựa chọn chiến lược – các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược 11
    2.4. TÓM TẮT 16
    CHƯƠNG 3. 17
    GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ 17
    3.1. GIỚI THIỆU 17
    3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 17
    3.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH XI MĂNG: 19
    3.5. TÓM TẮT 19
    CHƯƠNG 4. 20
    PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ 20
    4.1. GIỚI THIỆU: 20
    4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ. 20
    4.2.1. Hậu cần đầu vào 20
    4.2.1.1. Nguồn nguyên vật liệu chính: 20
    4.2.1.2. Nguồn nguyên vật liệu phụ: 21
    4.2.2. Vận hành 21
    4.2.2.1. Lưu trình sản xuất 21
    4.2.2.2. Quản lý chất lượng trong sản xuất xi măng: 22
    4.2.3. Đầu ra 23
    4.2.4. Hoạt động Marketing 23
    4.2.4.1. Chính sách giá 24
    4.2.4.2. Chính sách sản phẩm 24
    4.2.4.3. Chính sách khuyếch trương sản phẩm 24
    4.2.4.4. Chính sách phân phối sản phẩm 25
    4.2.5. Dịch vụ 25
    4.2.6. Các hoạt động hổ trợ 25
    4.2.6.1. Trình độ công nghệ 25
    4.2.6.2. Chính sách đối với người lao động 27
    4.2.6.3. Hệ thống thông tin: Bao gồm hai khía cạnh: 29
    4.2.6.4. Hệ thống quản lý lý chất lượng: 30
    4.2.6.5. Tình hình tài chính doanh nghiệp: 30
    4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP. 33
    4.3.1. Khách hàng 33
    4.3.2. Nhà cung cấp: 36
    4.3.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: 37
    4.3.4. Sản phẩm thay thế: 38
    4.3.5. Đối thủ cạnh tranh 38
    4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ. 42
    4.4.1. Ảnh hưởng kinh tế 42
    4.4.1.1. Bối cảnh cả nước: 42
    4.4.1.2. Ảnh hưởng của xu hướng tăng trưởng kinh tế 43
    4.4.1.3. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế 45
    4.4.1.4. Rủi ro về tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán 45
    4.4.1.5. Biến động lãi suất ngân hàng: 46
    4.4.2. Yếu tố chính trị - luật pháp: 46
    4.4.3. Yếu tố nhân khẩu học: 47
    4.4.4. Yếu tố văn hóa xã hội: 47
    4.4.5. Yếu tố công nghệ: 47
    4.4.6. Yếu tố tự nhiên: 48
    4.5. TÓM TẮT: 49
    CHƯƠNG 5. 50
    XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ 50
    5.1. XÂY DỰNG MỤC TIÊU: 50
    5.2. XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC: 50
    5.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược 50
    5.2.1.1. Ma trận SWOT: 50
    SWOT 51
    5.2.1.2. Lưới Sự nhạy cảm về giá/ Mức quan tâm đến sự khác biệt : 53
    5.2.1.3. Ma trận sô lượng lợi thế cạnh tranh và Giá trị của lợi thế : 54
    5.2.1.3. Ma trận SPACE 54
    5.2.1.4. Ma trận chiến lược chính: 56
    5.2.1.5. Ma trận các yếu tố bên ngoài – bên trong (IE): 57
    5.2.2. Lựa chọn sơ bộ các phương án chiến lược: 57
    5.3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC: 58
    5.4. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC 61
    5.4.1. Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại: 61
    5.4.2. Chiến lược kết hợp về phía sau: 62
    5.4.3. Chiến lược chi phí thấp (1). 62
    Chương 6. 64
    KẾT LUẬN 64
    TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 66


    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1. Cách sử dụng ma trận SPACE 14
    Bảng 2.2. Mô hình ma trận SWOT 16
    Bảng 4.1. Một số máy móc, thiết bị chính của Công ty 26
    Bảng 4.2. Cơ cấu người lao động qua các năm 2006 – 2009 27
    Bảng 4.3. Trình độ người lao động tính đến ngày 04/05/2009 27
    Bảng 2.1. Cách sử dụng ma trận SPACE 14
    Bảng 2.2. Mô hình ma trận SWOT 16
    Bảng 4.1. Một số máy móc, thiết bị chính của Công ty 26
    Bảng 4.2. Cơ cấu người lao động qua các năm 2006 – 2009 27
    Bảng 4.3. Trình độ người lao động tính đến ngày 04/05/2009 27
    Bảng 4.4. Tỷ lệ chi trả cổ tức qua các năm 2006 - 2009 29
    Bảng 4.5. Các chỉ số tài chính cơ bản của một số công ty trong ngành 31
    Bảng 4.6. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (Ma trận IFE) 32
    Bảng 4.7. Các yếu tố thể hiện phạm vi kinh doanh của Xi măng Cần Thơ 34
    Bảng 4.8. Danh sách những khách hàng lớn của Công ty 35
    Bảng 4.9. Danh sách những nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào chính của Công ty 36
    Bảng 4.10. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Xi măng Cần Thơ 41
    Bảng 4.11. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Ma trận EFE) 48
    Bảng 5.1. Ma trận SWOT của Công ty Xi măng Cần Thơ 51
    Bảng 5.2. Các yếu tố của ma trận SPACE 54
    Bảng 5.3. Các chiến lược đề xuất ở mỗi ma trận 57
    Bảng 5.4. Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung 58
    Bảng 5.5. Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược tăng trưởng tích hợp 59
    Bảng 5.6. Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược chi phí thấp 60
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 2.1. Mô hình quản trị chiến lược 6
    Hình 2.2. Mô hình năm tác lực của Michael E. Porter 8
    Hình 2.3. Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh trnah 8
    Hình 2.4. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp 9
    Hình 2.5. Lưới Sự nhạy cảm về giá/Mức độ quan tâm đến sự khác biệt. 12
    Hình 2.6. Ma trận Số lượng LTCT và giá trị của Lợi thế 13
    Hình 2.7. Ma trận chiến lược chính 15
    Hình 3.3. Doanh thu hoạt động kinh doanh xi măng từ năm 2006 đến 2009 19
    Hình 4.1. Biến động giá cả nguyên vật liệu chính qua các năm 20
    Hình 4.2. Quy trình sản xuất xi măng Cần Thơ 21
    Hình 4.3. Mô hình xác định đơn vị kinh doanh 33
    Hình 4.4. Các rào cản và lợi nhuận 37
    Hình 4.5. Cung cầu xi măng dự báo đến năm 2015 42
    Hình 4.6. Tăng trưởng GDP và CPI qua các năm 43
    Hình 4.7. Dự báo nhu cầu tiêu thụ và tốc độ phát triển ngành xi măng giai đoạn 2005 - 2020 44
    Hình 5.1. Lưới Sự nhạy cảm về giá/Mức độ quan tâm đến sự khác biệt. 53
    Hình 5.2. Ma trận Số lượng LTCT và giá trị của Lợi thế 54
    Hình 5.3. Ma trận SPACE của công ty Xi măng Cần Thơ. 55
    Hình 5.4. Ma trận chiến lược chính của Xi măng Cần Thơ. 56
    Hình 5.5. Ma trận IE của Xi măng Cần Thơ. 57



    CHƯƠNG 1.
    TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
    Xây dựng là ngành đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam do nước ta đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế. Triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng là nhân tố hỗ trợ tích cực cho ngành xi măng phát triển. Theo thống kê của Bộ Công Thương - TCT xi măng, tốc độ đô thị hóa nước ta nhanh, trung bình khoảng 30% – 33%/năm, cùng với việc phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng dẫn đến tốc độ tăng trưởng của ngành xi măng duy trì ổn định và dự kiến ở mức trên 11%/năm từ nay đến năm 2015. Những năm trước đây, vai trò chi phối tập trung chủ yếu ở Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và ngành xi măng chịu sự quản lí và điều tiết của nhà nước nên mức độ cạnh tranh trong ngành còn ở mức thấp. Tuy vậy, cạnh tranh trong ngành sẽ gia tăng mạnh khi các dự án mới đi vào hoạt động. Ngành xi măng từ tình trạng thiếu hụt xi măng trước đây sẽ chuyển sang dư thừa năng lực sản xuất kể từ năm 2010. Tổng Công ty Xi măng Việt Nam dự báo, sản lượng cung xi măng vượt cầu trong cả nước năm 2010 sẽ là 4.96 triệu tấn, năm 2011 là 5.78 triệu tấn và đến năm 2015 là 4.62 triệu tấn. Bối cảnh này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các công ty trong ngành.
    Ðồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm khoảng 12% diện tích và 20% dân số cả nước, đây là thị trường hoạt động chủ yếu của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ. ÐBSCL là vùng châu thổ trù phú, giàu tiềm năng, nhưng sự phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng. Một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển này là kết cấu hạ tầng kinh tế, giao thông vận tải còn nhiều yếu kém. Với mục tiêu đến hết năm 2010, ĐBSCL có được hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, giao thông vận tải tương đối hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển và tạo ra một bước chuyển biến đột phá trong giai đoạn sau năm 2010, nhiều dự án cầu đường (đường xi măng), khu công nghiệp, công trình trọng điểm ở ĐBSCL đang được triển khai. Các tỉnh, thành phố trong vùng ra sức thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ lớn về phát triển kinh tế: vừa tập trung sản xuất, vừa nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Do đó, ĐBSCL là khu vực tiêu thụ một lượng xi măng khá lớn. Hằng năm, khối lượng xi măng này chiếm khoảng 15% tổng lượng tiêu thụ xi măng trên cả nước. Theo thống kê của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, vùng ĐBSCL có một số nhà máy và trạm nghiền xi măng với tổng công suất khoảng 5.042.000 tấn/năm, so với nhu cầu tiêu thụ xi măng của toàn vùng đến năm 2020 dự báo vẫn còn thiếu 3.530.000 tấn. Ngoài ra, xi măng sản xuất tại vùng ĐBSCL còn cung ứng một phần cho vùng Đông Nam Bộ. Để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ xi măng, các công ty trong ngành gấp rút đầu tư công nghệ, hoàn thiện các trạm nghiền xi măng. Thành phố Cần Thơ là địa phương có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Nhu cầu tiêu thụ xi măng của Thành phố Cần Thơ và ĐBSCL đang tăng mạnh. Bối cảnh đó là cơ hội để các công ty sản xuất xi măng ở Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung khẳng định thương hiệu và mở rộng qui mô sản xuất.
    Sau hơn 5 năm cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ đã từng bước lớn mạnh và đang có nhiều triển vọng phát triển. Trong ngắn hạn, sự tăng trưởng của ngành xi măng đã đem lại cho công ty nhiều cơ hội kinh doanh. Mặc dù vậy, như đã đề cập, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng trong những năm tới xu hướng gia tăng nhanh của lượng cung xi măng trên cả nước cùng với sự hấp dẫn của thị trường xi măng tại ĐBSCL. Trong tương lai, công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa các doanh nghiệp trong ngành. Một là do, quá trình gia tăng năng lực sản xuất của các Công ty trong khu vực: xi măng Tây Đô; Xi măng Hà Tiên 1; Xi măng Hà Tiên 2, mặc khác là sự gia nhập thị trường của các Công ty Xi măng ngoài khu vực: Công ty Xi măng Hoàng Mai (Nghệ An), Công ty Xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa) Để tận dụng tốt các cơ hội trước mắt cũng như phòng ngừa những đe dọa, Công ty cần thiết phải hoạt động dựa trên một chiến lược đúng đắn phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh. Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực xi măng của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015”.
    1.2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu
    Đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ” hướng tới các mục tiêu sau đây:
     Nhận diện các cơ hội, đe dọa quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng, cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty.
     Xây dựng một bản hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp cho Công ty giai đoạn 2010-2015, trên cơ sở hạn chế khắc phục những điểm yếu và phát huy các điểm mạnh hiện có nhằm tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh để duy trì sự phát triển bền vững và ổn định.
    1.2.2. Phạm vi
    - Giới hạn ngành nghề kinh doanh: Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực: sản xuất - kinh doanh xi măng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh xăng dầu, đóng tàu, nhưng ngay từ ban đầu công ty đã xác định xi măng là mặt hàng chủ lực. Để đưa công ty ngày càng phát triển thì sự quan tâm đúng mức đến lĩnh vực kinh doanh xi măng là không thể thiếu. Hơn nữa, mỗi lĩnh vực kinh doanh của Công ty có những yếu tố độc lập riêng biệt. Trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng.
    1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
     Thu thập dữ liệu thứ cấp: ghi nhận từ các nguồn sau
    o Các báo cáo, tài liệu của công ty và các đối thủ cạnh tranh.
    - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 – 2008, (phòng Kế hoạch – Tài vụ).
    - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 – 2009, (phòng Kế hoạch – Tài vụ).
    - Bản cáo bạch Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ năm 2008, (phòng Kế hoạch – Tài vụ).
    - Giới thiệu hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ năm 2009, (phòng Kinh doanh).
    - Báo cáo chi tiết về các tỷ số tài chính, như: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, , (phòng Kế hoạch – Tài vụ).
    - Tài liệu hoạch định kế hoạch và phương hướng hoạt động của Công Ty giai đoạn sau năm 2009, (phòng Kinh doanh, bộ phận Marketing).
    - Các tài liệu về khách hàng nhà cung cấp, đối tác, nhà tài trợ, (phòng Kinh doanh, bộ phận Marketing).
    o Tìm hiểu thông tin trên báo chí, truyền hình, mạng Internet Chủ yếu là mạng internet, với các trang web: http://www.stox.vn; http://www.cucgiamdinh.gov.vn; http://www.gso.gov.vn; http://www.ximangcantho.vn.
    o Tham khảo nghiên cứu trước đây: chuyên đề của sinh viên thực tập (năm học 2008 – 2009) tại Công ty với đề tài “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ”.
     Thu thập dữ liệu sơ cấp:
    o Phương pháp quan sát: chú ý các hoạt động diễn ra hằng ngày thông qua việc tiếp xúc trực tiếp nhân viên trong công ty.
    o Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các trưởng phòng (phòng Kinh doanh, Phòng Tổ chức, bộ phận Marketing) để tìm hiểu đối tượng khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như các chính sách về nhân sự mà Công ty đang thực hiện.
    1.3.2. Phương pháp phân tích
    - Phương pháp so sánh: so sánh hoạt động kinh doanh của công ty với kết quả hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh.
    - Phương pháp phân tích xu hướng: phân tích, so sánh kết quả hoạt động của công ty qua các năm hoạt động, môi trường kinh doanh. Từ đó đưa ra những dự liệu cho tương lai.
    - Phương pháp qui nạp: nhận định từ những vấn đề nhỏ, chi tiết đi đến kết luận chung cho vấn đề cần phân tích.
    - Phương pháp phân tích ma trận:
    Ma trận SWOT được sử dụng chủ yếu trong việc xây dựng chiến lược nhằm xây dựng một tập hợp chiến lược có thể lựa chọn từ việc kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp cũng như những cơ hội nguy cơ từ môi trường bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.
    Bên cạnh đó một số ma trận khác cũng được sử dụng: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận SPACE, ma trận chiến lược chính, ma trận QSPM. Các công cụ Lưới “sự nhạy cảm về giá /Mức độ quan tâm đến sự khác biệt, ma trận “Số lượng lợi thế cạnh tranh và Giá trị của lợi thế sẽ được dùng trong quá trình xây dựng chiến lược.
    1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Hiện tại, thị trường tiêu thụ xi măng tại ĐBSCL còn rất tiềm năng, nhưng trong tương lai vẩn tồn tại những khó khăn nhất định trước xu hướng phát triển chung của ngành xi măng cả nước và sự xâm nhập của các Công ty ngoài khu vực. Trên cơ sở phân tích đánh giá môi trường kinh doanh và tiềm lực nội bộ của doanh nghiệp, nghiên cứu tập trung thể hiện những vấn đề quan trọng nhất về điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, đe dọa gây ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ, cung cấp cho doanh nghiệp những phương án chiến lược và các giải pháp thực hiện trước những bối cảnh chung của thị truờng.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tham khảo để Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ lựa chọn chính xác các phương án kinh doanh để đứng vững và phát triển bằng chính năng lực của mình.
    1.5. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. Chương này trình bày các vấn đề: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của đề tài.
    Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP. Chương này trình bày tóm tắt lý thuyết cơ bản có liên quan đến đề tài. Sau cùng là mô hình nghiên cứu cụ thể cho đề tài “xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty giai đoạn 2010-2015.
    Chương 3. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ. Chương này sẽ cung cấp thông tin về Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ.
    Chương 4. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ. Nội dung chính của chương này là tiến hành phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến doanh nghiệp. Việc phân tích các yếu tố này theo trình tự sau: (1) Phân tích môi trường nội bộ Công ty để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu làm căn cứ xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ (ma trận IFE); (2) phân tích môi trường bên ngoài Công ty bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (ma trận EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh. Kết quả của của các quá trình này là đưa ra các CƠ HỘI và THÁCH THỨC đối với Công ty trong lĩnh vực xi măng, đồng thời đưa ra các ĐIỂM YẾU và ĐIỂM MẠNH.
    Chương 5. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO LĨNH VỰC XI MĂNG CÙA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ. Chương này sẽ đưa ra những căn cứ xây dựng mục tiêu và đề ra các mục tiêu từ tổng quát đến chi tiết. Tiếp theo, sử dụng một số công cụ để xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể như sau: dùng các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược bao gồm các ma trận IFE, EFE, IE, ma trận hình ảnh cạnh tranh; dùng các công cụ để xây dựng các chiến lược khả thi có thể chọn lựa đó là: ma trận SWOT, ma trận chiến lược chính. Công cụ để lựa chọn chiến lược: ma trận QSPM. Phần cuối chương này đề xuất những giải pháp để thực hiện chiến lược.
    Chương 6. KẾT LUẬN. Đây là chương cuối cùng của báo cáo nghiên cứu, trình bày những kết quả chính thu được từ đề tài, những hạn chế của nghiên cứu, cuối cùng có thể đề xuất hay kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện và phát triển đề tài ở mức độ cao hơn.
    Download
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...