Luận Văn Xây dựng chiến lược kinh doanh cho DNTN Đang - Trại Cá Sấu Long Xuyên trong giai đoạn 2008 – 2014

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC– & —​ ​ Chương 1. MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Lý do chọn đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu . 2
    1.5. Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu . 3
    Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Cơ sở lý thuyết 4
    2.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh . 4
    2.1.2. Định nghĩa quản trị chiến lược 5
    2.1.3. Quy trình quản trị chiến lược . 5
    2.1.3.1. Xác định lại nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại của doanh nghiệp . 6
    2.1.3.2. Xét lại nhiệm vụ kinh doanh 6
    2.1.3.3. Thực hiện nghiên cứu môi trường để xác định cơ hội và đe dọa chủ yếu 6
    2.1.3.4. Thiết lập mục tiêu dài hạn . 13
    2.1.3.5. Xây dựng và lựa chọn chiến lược . 13
    2.2. Các công cụ xây dựng và lựa chọn chiến lược . 13
    2.2.1. Các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược 13
    2.2.1.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 13
    2.2.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) . 14
    2.2.1.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh . 14
    2.2.2. Các công cụ để xây dựng các chiến lược khả thi có thể chọn lựa . 15
    2.2.2.1. Ma trận SWOT . 15
    2.2.2.2. Ma trận các yếu tố bên trong – bên ngoài (IE) 16
    2.2.3. Công cụ để lựa chọn chiến lược: Ma trận QSPM (Ma trận hoạch định chiến lược định lượng) 16
    2.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài 16
    Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 19
    3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu . 21
    Chương 4. TỔNG QUAN VỀ DNTN ĐANG 22
    4.1. Giới thiệu chung về DNTN Đang . 22
    4.2. Lịch sử hình thành và phát triển của DNTN Đang . 22
    4.3. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 23
    4.4. Giới thiệu về ngành kinh doanh cá sấu 23
    4.5. Bản tuyên bố nhiệm vụ, hình ảnh, giá trị và cam kết của DNTN Đang . 25
    4.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của DNTN Đang (2005 – 2007) . 26
    4.7. Tình hình đàn cá sấu của DNTN Đang qua các năm (Từ 2004 đến 2008) . 27
    Chương 5. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DNTN ĐANG 29
    5.1. Phân tích môi trường nội bộ của DNTN Đang 29
    5.1.1. Các hoạt động chủ yếu của DNTN Đang 29
    5.1.1.1. Hoạt động cung ứng đầu vào . 29
    5.1.1.2. Vận hành . 30
    5.1.1.3. Các hoạt động đầu ra 31
    5.1.1.4. Hoạt động marketing . 32
    5.1.1.5. Dịch vụ khách hàng . 36
    5.1.2. Các hoạt động hỗ trợ của DNTN Đang 37
    5.1.2.1. Quản trị nguồn nhân lực . 37
    5.1.2.2. Phát triển công nghệ 38
    5.1.2.3. Hoạt động mua sắm . 39
    5.1.2.4. Cấu trúc hạ tầng của DNTN Đang . 40
    5.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của DNTN Đang( IFE) 45
    5.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp đến DNTN Đang . 45
    5.2.1. Khách hàng 45
    5.2.2. Đối thủ cạnh tranh 49
    5.2.3. Các đối thủ tiềm ẩn . 54
    5.2.4. Sản phẩm thay thế 55
    5.2.5. Nhà cung cấp . 55
    5.3. Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô . 56
    5.3.1. Yếu tố chính trị - pháp luật 56
    5.3.2. Yếu tố văn hóa, xã hội 58
    5.3.3. Yếu tố khoa học công nghệ 59
    5.3.4. Yếu tố kinh tế . 60
    5.3.5. Yếu tố dân số . 62
    5.3.6. Điều kiện tự nhiên . 62
    5.3.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của DNTN Đang . 63
    Chương 6. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DNTN ĐANG GIAI ĐOẠN 2008 – 2014 64
    6.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược 64
    6.1.1. Căn cứ đề ra mục tiêu 64
    6.1.2. Mục tiêu của DNTN Đang từ 2008 - 2014 . 65
    6.2. Xây dựng các phương án chiến lược 66
    6.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược 66
    6.2.1.1. Ma trận SWOT . 66
    6.2.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài (IE) 67
    6.2.2. Phân tích các chiến lược đề xuất . 68
    6.2.2.1. Nhóm chiến lược S-O . 68
    6.2.2.2. Nhóm chiến lược S-T 68
    6.2.2.3. Nhóm chiến lược W- O . 69
    6.2.2.4. Nhóm chiến lược W-T 69
    6.2.3. Lựa chọn chiến lược ma trận QSPM . 70
    CHƯƠNG 7. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 74
    7.1. Các giải pháp thực hiện chiến lược . 74
    7.1.1. Giải pháp về quản trị . 74
    7.1.2. Giải pháp về Marketing . 75
    7.1.3. Giải pháp về tài chính – kế toán 76
    7.1.4. Giải pháp về nhân sự 76
    7.1.5. Giải pháp về sản xuất 77
    7.1.6. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái . 77
    7.2. Ước lượng tài chính cho các chiến lược được chọn . 78
    7.2 1. Chiến lược phát triển du lịch sinh thái . 78
    7.6.2. Chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu 80
    CHƯƠNG 8. KẾT LUẬN . 81
    8.1. Kết luận 81
    8.2. Hạn chế 81
    8.3. Đề xuất nghiên cứu tiếp theo 82



    TÓM TẮT
    – & —​ Môi trường kinh doanh ngày nay đang biến động nhanh chóng. Điều đó đem đến nhiều cơ hội cũng như rủi ro cho doanh nghiệp. Vì thế, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải đánh giá đúng khả năng của mình và linh hoạt xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp.
    Qua quá trình thực tập tại DNTN Đang, nhận thấy rằng trên hai lĩnh vực hoạt động của mình là: Hoạt động sản xuất kinh doanh cá sấu và thương mại – du lịch tham quan cá sấu. Doanh nghiệp đã thể hiện sức mạnh của mình qua các khía cạnh sau: có quy mô đàn cá sấu và quota xuất khẩu lớn; quản lý nguồn nguyên và kiểm soát tồn kho tốt; mối quan hệ với các đối tượng hữu quan tốt; có khả năng tài chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh; Đồng thời, DNTN Đang cũng đang từng bước khắc phục các điểm yếu của mình đó là: kênh phân phối nội địa chưa mạnh; chưa có thương hiệu; nghiên cứu và phát triển kém; chưa có công nghệ sản xuất các sản phẩm từ da cá sấu; để nâng cao năng lực kinh doanh trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang tận dụng những cơ hội từ bên ngoài như: nhà nước có chính sách ưu đãi và sự hỗ trợ của các hiệp hội kinh doanh cá sấu; vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho du lịch và nuôi cá sấu; thị trường xuất khẩu hiện tại còn nhiều tiềm năng và thị trường mới chưa khai phá; mục tiêu phát triển du lịch trong dài hạn của chính phủ; nhằm tránh các nguy cơ xảy ra như: cạnh tranh không lành mạnh về giá của các đối thủ; chính sách kiểm soát giá của chính phủ; lực cạnh tranh cao do có nhiều trại cá sấu xâm nhập ngành; Đây là điều cấp thiết nhất hiện nay.
    Để thực hiện được các điều đó, tác giả đã sử dụng các công cụ xây dựng chiến lược khả thi bao gồm: ma trận SWOT, ma trận IE. Sau đó, dùng ma trận định lượng QSPM để lựa chọn chiến lược tốt nhất thông qua số điểm hấp dẫn của từng chiến lược. Các chiến lược được chọn bao gồm: Hai ma trận cấp đơn vị kinh doanh (Chiến lược phát triển du lịch sinh thái và chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu) và một chiến lược cấp chức năng (Chiến lược liên kết) nhằm giải quyết các hoạt động đầu vào.
    Để thực hiện thành công các chiến lược đề xuất và cân đối các nguồn lực của DNTN Đang, tôi đã đưa ra các giải pháp theo dây chuyền giá trị và giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái như sau:
    - Giải pháp về quản trị: Thành lập các bộ phận chuyên môn như: bô phận Markeitng, nhân sự, nhóm công nghệ thông tin, ban cung ứng và phòng kinh doanh.
    - Giải pháp về Marketing: Chủ yếu xoay quanh cải tiến, phát triển chiến lược 4P mà hiện tại doanh nghiệp chưa được hoàn thiện.
    - Giải pháp về tài chính - kế toán, giải pháp về nhân sự, giải pháp về sản xuất: Một mặt tăng cường các hoạt động đầu vào, vận hành sản xuất và chuẩn bị nguồn lực để thâm nhập thị trường xuất khẩu.
    - Giải pháp phát triển du lịch sinh thái: DNTN Đang cần tiến hành hoạch định địa điểm, ngân sách, nhân sự và tạo mối liên hệ với các đối tác công ty cung ứng dịch vụ tour du lịch.
    Với các chiến lược và giải pháp trên, tôi hi vọng sẽ giúp DNTN Đang phát triển bền vững trong tương lai và nâng cao thương hiệu cá sấu Long Xuyên.


    Chương 1
    MỞ ĐẦU
    ​ 1.1. Lý do chọn đề tài
    DNTN Đang hiện hoạt động trên 2 lĩnh vực chính là hoạt động sản xuất kinh doanh cá sấu và thương mại du lịch.
    Ngành gây nuôi và kinh doanh cá sấu được xem là ngành công nghiệp mới đầy triển vọng năm 2004. Tuy nhiên, những năm gần đây thị trường cá sấu gặp nhiều khó khăn như: đầu ra bấp bênh, giá cá sấu giảm hơn trước trong khi giá nguyên liệu thức ăn lại tăng nhanh. Điều này gây khó khăn cho người nuôi. Bên cạnh sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các đối thủ, các doanh nghiệp trong ngành còn gặp phải các rào cản nghiêm ngặt về chất lượng của các nước nhập khẩu. Vì thế, chỉ khi nào doanh nghiệp có đủ điều kiện xuất khẩu, có hướng đi đúng với xu hướng chung của thị trường và đúng theo quy định của ngành, nhất là quy định của CITES (Hiệp hội công ước quốc tế về mua bán động thực vật nguy cấp) thì mới tồn tại và phát triển được. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp lớn trong ngành kinh doanh cá sấu.
    Ngoài lĩnh vực kinh doanh cá sấu, ngành thương mại du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói đầy triển vọng hiện nay. Du lịch Việt Nam đang đứng trước một vận hội mới: vị thế Việt Nam đã được nâng lên, sân chơi đã rộng mở, luật chơi đã rõ ràng. Từ chỗ đứng vào nhóm các nước kém phát triển nhất, Việt Nam đã vươn lên hàng trung bình trong khu vực, vượt Philippines, chỉ còn sau 4 nước du lịch phát triển hàng đầu là Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia. Du khách đến Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo kết quả nghiên cứu được tiến hành bởi Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), phối hợp với Oxford Economic Forecasting (OEF) thì Việt Nam xếp hạng 6 trong top 10 các nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ 2007 đến 2016. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp dịch vụ. Trong giai đoạn hiện nay, có thể thấy rằng việc tham gia vào các tổ chức thế giới như gia nhập WTO, bước đầu thực hiện AFTA, hoạt động song phương Việt - Mỹ, chủ nhà của APEC 2006, tất cả sẽ tạo nên cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam.
    Đây là hai lĩnh vực đầy triển vọng và có thể phát triển mạnh trong tương lai. Nhìn chung, chúng tuy có sự khác biệt nhưng trên thực tế tại DNTN Đang thì vấn đề vẫn là khai thác tiềm năng từ cá sấu. Đây là lợi thế cạnh tranh mà DNTN Đang duy trì trong thời điểm hiện tại. Thế nhưng, lợi thế này chưa được khai thác triệt để, nếu doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế sẵn có của mình, lái nó theo hướng đúng thì doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển. Ngược lại, nếu đi sai hướng doanh nghiệp sẽ mất đi lợi thế đó.
    Những vấn đề trên vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, vai trò của quản trị chiến lược ngày càng được coi trọng vì nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:


    Giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình trong tương lai;
    Giúp doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội và giảm bớt nguy cơ;
    Giúp doanh nghiệp luôn chủ động trong cuộc chơi;
    Giúp cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    Như thế, để doanh nghiệp thành công trên các lĩnh vực của mình thì cần phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp với những thay đổi của thị trường, phải tạo cho mình lợi thế cạnh tranh nhất định. Bên cạnh những chiến lược kinh doanh đã có, gần đây, với năng lực và tiềm năng của mình, DNTN Đang có khuynh hướng phát triển thêm những lĩnh vực kinh doanh mới. Do đó, việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài để lựa chọn những chiến lược kinh doanh hợp lý là rất cần thiết. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Xây dựng chiến lược kinh doanh cho DNTN Đang - Trại Cá Sấu Long Xuyên trong giai đoạn 2008 – 2014” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Ngày nay môi trường kinh doanh không ngừng biến động, vì thế trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng chứa đựng những cơ hội và tiềm ẩn những mối đe dọa nhất định. Vấn đề là doanh nghiệp phải đánh giá đúng khả năng của mình để có hướng đi phù hợp và thích ứng với những biến đổi trên. Do đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
    - Xác định các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng nhất của DNTN Đang;
    - Xác định các cơ hội, đe dọa quan trọng nhất đối với DNTN Đang;
    - Xác định các chiến lược hợp lý nhất cho DNTN Đang giai đoạn 2008 – 2014;
    - Ước lượng hiệu quả của các chiến lược được chọn.
    1.3. Phạm vi nghiên cứu
    DNTN Đang hoạt động trên các lĩnh vực tương đối đặc biệt là: Thương mại du lịch và sản xuất kinh doanh cá sấu. Đây là hai loại hình kinh doanh có tính chất cạnh tranh tương đối khác biệt. Đề tài chỉ tập trung phân tích một số đối thủ cạnh tranh trong nước bên lĩnh vực kinh doanh cá sấu. Do giới hạn về thời gian và chi phí nên các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài (chủ yếu là Thái Lan) không được đưa vào phân tích, vì điều này đòi hỏi rất nhiều thông tin, dẫn tới cần có nhiều thời gian và chi phí để thu thập. Ngoài ra, do DNTN Đang vừa là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa là doanh nghiệp dịch vụ nên tác giả đi sâu phân tích khách hàng mà không phân tích đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch này.
    1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực đối với DNTN Đang trong giai đoạn hiện nay. Thông qua đây, tác giả có thể đóng góp cho DNTN Đang những lợi ích cụ thể như sau:
    (1) Giúp cho DNTN Đang có cái nhìn tổng quát về quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh, hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh.
    (2) Giúp cho DNTN Đang thấy được đâu là cơ hội, đâu là đe dọa gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ thấy được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần tránh né hay khắc phục.
    (3) Kết hợp những vấn đề trên đề tài này còn giúp cho DNTN Đang xác định hướng đi của mình trong hiện tại và tương lai. Cụ thể là cung cấp cho doanh nghiệp những phương án chiến lược và các giải pháp thực hiện trước những bối cảnh chung đó. Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích giúp cho DNTN Đang lựa chọn chính xác hơn các phương án kinh doanh của mình một cách phù hợp trong thời gian tới.
    1.5. Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu
    Chương 1. MỞ ĐẦU. Chương này trình bày các vấn đề như: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, lợi ích của việc thiết lập chiến lược kinh doanh, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và bố cục của đề tài.
    Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. Chương này trình bày những phần lý thuyết cơ bản nhất có liên quan đến đề tài. Sau cùng là mô hình nghiên cứu cụ thể cho đề tài “xây dựng chiến lược kinh doanh cho DNTN Đang giai đoạn 2008 - 2014”.
    Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Chương này chủ yếu nói về quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu đã thu được thông qua một số công cụ hỗ trợ cho quá trình hoạch định chiến lược.
    Chương 4. TỔNG QUAN VỀ DNTN ĐANG. Chương này tác giả sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin căn bản về DNTN Đang. Cụ thể là quá trình hình thành và phát triển của DNTN Đang, nắm được thị trường sản phẩm, loại hình kinh doanh nhằm giúp cho độc giả biết được khái quát về DNTN Đang.
    Chương 5. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DNTN ĐANG.
    Nội dung chính của chương này là tiến hành phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến doanh nghiệp. Việc phân tích các yếu tố này theo trình tự sau: (1) Phân tích sức mạnh của DNTN Đang để làm căn cứ xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ (ma trận IFE); (2) phân tích ảnh hưởng của các yếu trong môi trường vi mô hay môi trường tác nghiệp để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh; (3) phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường vĩ mô để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (ma trận EFE).
    Kết quả của của các quá trình này là đưa ra các CƠ HỘI và THÁCH THỨC đối với DNTN Đang trong từng lĩnh vực kinh doanh, đồng thời vạch ra được các ĐIỂM YẾU và ĐIỂM MẠNH của doanh nghiệp.
    Chương 6. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DNTN ĐANG. Trong chương này, tác giả sẽ đưa ra những căn cứ xây dựng mục tiêu và đề ra các mục tiêu từ tổng quát đến chi tiết. Tiếp theo đó, tác giả dùng một số công cụ để xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể như sau: dùng các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược bao gồm các ma trận IFE, EFE, IE, ma trận hình ảnh cạnh tranh; dùng các công cụ để xây dựng các chiến lược khả thi có thể chọn lựa đó là: ma trận SWOT, ma trận chiến lược chính. Cuối cùng là công cụ để lựa chọn chiến lược – ma trận QSPM để DNTN Đang có thể lựa chọn các chiến lược tốt nhất.
    Chương 7. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC. Với những chiến lược tốt nhất có thể lựa chọn từ ma trận QSPM, ở chương này tác giả sẽ đề xuất những giải pháp để thực hiện những chiến lược đưa ra một cách tốt nhất. Qua đây DNTN Đang sẽ nhìn vào những giải pháp này để xem xét và lựa chọn giải pháp nào thích hợp nhất, tối ưu nhất. Đồng thời ước lượng ngân sách để thực hiện các chiến lược, từ đó cho thấy hiệu quả của các chiến lược.
    Chương 8. KẾT LUẬN. Đây là chương cuối cùng của báo cáo nghiên cứu, đến đây tác giả sẽ trình bày những kết quả chính thu được từ đề tài, những hạn chế của nghiên cứu, cuối cùng có thể đề xuất hay kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện và phát triển đề tài ở mức độ cao hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...